Bài giảng môn Sinh học - Bài 18: Tuần hoàn máu

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. KIẾN THỨC:

Sau khi học xong tiết này học sinh cần nắm được những kiến thức sau

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn

- Trình bày được các đặc điểm như đường của máu, áp lực máu, tốc độ máu chảy trong hệ mạch.

- Nêu được một vài đại diện động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép.

- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở, tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 18: Tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 17/ 10/2013
Ngày dạy: 25/10/2013
Tiết ppct 18 	BÀI 18 TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KIẾN THỨC:
Sau khi học xong tiết này học sinh cần nắm được những kiến thức sau
- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
- Nêu được các dạng hệ tuần hoàn
- Trình bày được các đặc điểm như đường của máu, áp lực máu, tốc độ máu chảy trong hệ mạch.
- Nêu được một vài đại diện động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép.
- Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở, tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn.
2. KỸ NĂNG:
- Rèn kỹ năng tư duy suy luận, làm việc theo nhóm và cá nhân. 
3. THÁI ĐỘ: 
- Biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế để tự chăm sóc sức khỏe về hệ tim mạch và người thân. Từ đó thêm yêu mến môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Máy chiếu
- Tranh về hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kín (Hình 18.1 và 18.2 SGK trang 78). 
- Tranh về hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép (Hình 18.A và 18.B SGK trang 79).
- Một số hình ảnh có liên quan. 
- Các ô chữ ghép đường đi của máu.
- Phiếu học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: PHÂN BIỆT HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN
Đặc điểm
1. Hệ tuần hoàn hở
2. Hệ tuần hoàn kín
Đường đi của máu
Trao đổi chất giữa tế bào và máu
Áp lực, tốc độ máu
III. PHƯƠNG PHÁP:
-Vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI MỚI:
1. KIỂM TRA SĨ SỐ: ghi sổ đầu bài.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Tiêu hóa là gì? Hô hấp ngoài là gì?
3. BÀI CŨ:
Mở bài: Các chất dinh dưỡng của quá trình tiêu hóa và ôxi của hô hấp có phải nằm tại chỗ không? Học sinh trả lời rồi giáo viên tiếp: Các chất dinh dưỡng và ôxi không nằm một chỗ mà chúng cần cung cấp cho các tế bào nên phải nhờ cơ quan chuyên trách vận chuyển cơ quan đó là hệ tuần hoàn. Đó là nội dung bài học hôm nay .
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Chiếu slide 2 yêu cầu học sinh quan sát kết hợp SGK cho biết các bộ phận của hệ tuần hoàn? 
Tim hoạt động liên tục suốt đời như một cái máy bơm hút, đẩy máu chảy trong hệ mạch. Vì thế phải ăn uống, thể dục thể thao hợp lí để có một trái tim khỏe mạnh. 
Em cho biết hệ tuần hoàn có chức năng gì?
Chiếu slide 3: Con người chúng ta đã dựa vào hoạt động của hệ tuần hoàn để áp dụng trong y học như truyền dịch, tiêm thuốc vào tĩnh mạch để các chất nhanh chóng đến tận các tế bào.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh hoàn thiện kiến thức vào vở.
I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. CẤU TẠO CHUNG
Gồm 3 bộ phận: 
+ Dịch tuần hoàn
+ Tim
+ Hệ thống mạch máu.
2. CHỨC NĂNG CHỦ YẾU CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
* Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Chiếu slide 4: 
Em hãy cho biết nhóm động vật nào có hệ tuần hoàn, nhóm nào không có?
Nhóm động vật không có hệ tuần hoàn vậy chúng trao đổi chất với môi trường bằng cách nào?
Em hãy nhắc lại chức năng của hệ tuần hoàn?
Giáo viên chốt ý
Nhóm động vật trên hình có hệ tuần hoàn thì chúng có dạng hệ tuần hoàn nào?
Giáo viên chốt ý các dạng hệ tuần hoàn.
Dựa vào đâu để phân biệt tuần hoàn kín hay hở?
Em hãy cho biết đại diện động vật có hệ tuần hoàn hở và động vật có hệ tuần hoàn kín?
Sau đó phát phiếu học tập để các em tìm các đặc điểm khác.
Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập rồi chiếu slide 5 lên để học sinh so sánh kết quả thảo luận.
Em hãy cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
Vì sao máu trong hệ tuần hoàn chỉ chảy theo một chiều?
Chiếu slide 6,7 cho học sinh quan sát đường đi của máu rồi tiến hành trò chơi ghép ô chữ.
Mời hai nhóm (hai dãy) mỗi nhóm 5 em lên xếp ô chữ mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép (3 phút)
Chiếu slide 8: Sau khi học sinh ghép xong thì cho học sinh quan sát lại đường đi của máu rồi chốt ý.
Em hãy cho biết động vật đại diện có hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép?
Cho biết áp lực và tốc độ máu chảy trong hệ mạch ở hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép?
Giáo viên chốt ý 
Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn?
Cho biết chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn?
Vậy tuần hoàn kín ưu điểm hơn tuần hoàn hở, tuần hoàn kép ưu điểm hơn tuần hoàn đơn.
Hệ tuần hoàn tiến hóa từ hệ tuần hoàn hở đến tuần hoàn kín, từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép. Tuy nhiên đối với mỗi dạng hệ tuần hoàn thì thích nghi với một cấu tạo cơ thể cụ thể. 
Chiếu slide 9 cho học sinh quan sát một số bệnh liên quan đến tim mạch. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu là thay đổi đường kính mạch máu và độ đàn hồi mạch máu.
Do vậy ăn uống tránh các chất có nhiều colesteron, thể dục thường xuyên để tránh các bệnh về tim mạch.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh hoàn thiện kiến thức
Học sinh trả lời
Học sinh hoàn thiện kiến thức
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận 3 phút
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Hai nhóm lên bảng thực hiện trò chơi 
Cho các học sinh khác nhận xét.
Học sinh hoàn thành kiến thức vào vở.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh hoàn thiện kiến thức vào vở.
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và lắng nghe
II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
- Ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. 
- Giun đốt, các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ, cung cấp chất chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào, đồng thời nhận các chất thải các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. 
Hệ tuần hoàn gồm: 
- Hệ tuần hoàn hở
- Hệ tuần hoàn kín:
 + Hệ tuần hoàn đơn
 + Hệ tuần hoàn kép
* Phân biệt tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.
Đặc điểm
1. Hệ tuần hoàn hở
2. Hệ tuần hoàn kín
Đại diện
Chân khớp, than mềm.
Giun đốt, 
Nội dung phiếu học tập
* Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Đặc điểm
2.1.Hệ tuần hoàn đơn
2.2.Hệ tuần hoàn kép
Đường đi của máu
Đại diện
cá
LC,BS,ĐVXS
Áp lực
Trung bình
Cao 
Vận tốc máu
Trung bình
Cao, đi được xa
Ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn là máu sau khi được lấy ôxi xong thì quay về tim mới được tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn.
4. CỦNG CỐ:
Slide 10: Câu 1. Quan sát hình ảnh hãy sắp xếp hệ tuần hoàn theo chiều hướng tiến hóa
Trùng đế giày→ châu chấu → tắc kè → chim → người
Châu chấu → tắc kè → trùng đế giày → ếch → người
Trùng đế giày→ châu chấu → tắc kè → ếch → người
Châu chấu→ cá → ếch → tắc kè → chim
Slide 11: Câu 2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
A. Điều khiển mọi hoạt động sống diễn ra trong cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
Slide 12:Câu 3. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra theo trật tự nào?
A. Tim → động mạch→ tĩnh mạch → khoang cơ thể → tim. 
B. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.
C. Tim → khoang cơ thể → tĩnh mạch → động mạch → tim.
D. Tim → tĩnh mạch → động mạch → khoang cơ thể → tim
Slide 13: Câu 4: Vì sao tiêm thuốc người ta thường tiêm vào tĩnh mạch?
5. DẶN DÒ:
Slide 14: 
* Học bài cũ và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 80 và đọc phần em có biết “cách tự vệ độc đáo của thằn lằn đẻ con”
* Câu hỏi chuẩn bị bài mới
1. Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động của tim.
2. Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất
3. Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.
4. Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: ĐÁP ÁN VỀ PHÂN BIỆT HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN
Đặc điểm
1. Hệ tuần hoàn hở
2. Hệ tuần hoàn kín
Đường đi của máu
Tim→ ĐM 
 ↑ ↓
 TM ←Khoang cơ thể
Tim→ ĐM 
 ↑ ↓
 TM ← MM
Trao đổi chất giữa tế bào và máu
Trực tiếp với tế bào 
Qua thành mao mạch
Áp lực, tốc độ máu
Thấp, máu chảy chậm
Cao hoặc trung bình nên tốc độ nhanh hơn.
Cam Lâm, ngày 20 tháng 10 năm 2013
Duyệt của BGH	Duyệt của nhóm trưởng 	Người soạn

File đính kèm:

  • docTHM.doc
Bài giảng liên quan