Bài giảng môn Sinh học - Bài 18: Tuần hoàn máu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm:

 - Nêu được các hệ thống tuần hoàn ở giới động vật.

 - Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.

 - Nêu được ưu thế của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

 - Nêu được sự khác nhau về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:

 - Phân biệt được hệ tuàn hoàn hở và hệ tuàn hoàn kín.

 - Phân biệt được tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

3. Thái độ: Học sinh học nghiêm túc, tự giác.

4. Phương pháp dạy học:

- Trực quan, vấn đáp

- Hoạt động nhóm (nhóm đôi ban, nhóm lơn theo phiếu học tập, trò chơi bốc thăm, trò chơi ô chữ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 18: Tuần hoàn máu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TUẦN: 9 TIẾT: 17
Ngày soạn: 02 / 10 /2013
BÀI 18: 
TUẦN HOÀN MÁU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm:
 	- Nêu được các hệ thống tuần hoàn ở giới động vật.
 	- Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.
 	- Nêu được ưu thế của tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.
 	- Nêu được sự khác nhau về tuần hoàn máu của lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng:
 	- Phân biệt được hệ tuàn hoàn hở và hệ tuàn hoàn kín.
 	- Phân biệt được tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
3. Thái độ: Học sinh học nghiêm túc, tự giác.
4. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, vấn đáp
- Hoạt động nhóm (nhóm đôi ban, nhóm lơn theo phiếu học tập, trò chơi bốc thăm, trò chơi ô chữ)
II. CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: 
- Đoạn phim1: về bệnh suy Tim
- Các hình vẽ 18.1, 18.2, 18.3 SGK
- Đoạn phim 2: về bệnh Tim để giáo dục cho học sinh.
 	- Máy chiếu
	- Phiếu học tập
Phiếu học tập
Nhóm 1,3
Hệ tuần hoàn hở
Đại diện:
Hệ mạch:
Đường đi của máu:
Vận tốc, áp lực:
Nhóm 2,4,5
Hệ tuần hoàn kín
Đại diện:
Hệ mạch:
Đường đi của máu:
Vận tốc, áp lực:
Bài tập
Nối cột A tương ứng với cột B phù hợp 
A
B
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
1. Tim bơm máu à ĐM phổi à MM phổi (trao đổi khí) à TM à tim; Tim à ĐM à MM (trao đổi chất) à TM à tim 
2. Có 1 vòng tuần hoàn (VD: cá) 
3. Tim có 2 ngăn 
4. Có 2 vòng tuần hoàn (VD: lưỡng cư, bò sát, chim và thú) 
5. Áp lực cao, vận tốc nhanh.
6. Tim bơm máu à ĐM à MM mang (trao đổi khí)à ĐM lưng à MM (trao đổi chất) à TM à Tim
7.Áp lực thấp, vận tốc chậm 
8. Tim có 3 hoặc 4 ngăn 
2. Học sinh: 
- Đọc kỹ SGK, quan sát các hình vẽ SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Ổn định lớp: (1 phút)
 	2. Kiểm tra bài cũ: Động vật có những hình thức hô hấp nào? Hô hấp của động vật dưới nước được thực hiện như thế nào ? (3 phút)
 	3. Tiến trình bài mới: 
Hướng HS xem đoạn phim 1: về bệnh suy Tim.
Đoạn video vừa xem nói về bệnh gì ở người và hệ cơ quan nào trong cơ thể.
Đó là hệ tuần hoàn à đây là nội dung của bài học. Bài 18: Tuần hoàn máu
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Hướng HS quan sát hệ tuần hoàn ở người, đưa ra câu hỏi: hệ tuần hoàn (HTH) có cấu tạo và chức năng như thế nào?
Hoạt động 1: tìm hiểu cấu tạo và chức năng của HTH (12 phút)
GV : Sử dụng hình câm về HTH của người 
Em hãy nêu tên các bộ phận tương ứng theo thứ tự trên hình vẽ ?
Hướng dẫn HS lập đôi bạn cùng học (hai bạn ngồi gần nhau trao đổi nhóm trình bày tên các bộ phận theo thứ tự trên hình vẽ)
HS : Trao đổi nhóm hai bạn với nhau để đưa ra nội dung
GV : Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm các bộ phận nào ? 
HS : Dựa vào sơ đồ hệ tuần hoàn kép ở người chỉ ra  Tim, hệ thống mạch máu và dịch tuần hoàn.
Vậy Tim, hệ thống mạch máu và dịch tuần hoàn có chức ngăng gì trong HTH ?
HS : 
Động mạch : máu từ tim đưa đến các cơ quan
Tĩnh mạch : máu từ các mao mạch về tim
Mao mạch các mạch máu rất nhỏ nối giữa động mạch và tỉnh mạch 
GV : Chức năng của HTH ?
HS : Nghiên cứu SGK trả lời
GV: Cho HS xem các hình ảnh về amip, thủy tức, châu chấu và cá. Động vật nào có Hệ tuần hoàn, động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
HS: Xem hình và trả lời
Vậy động vật có các dạng HTH nào?
Hoạt động 2: tìm hiểu các dạng HTH (23 phút)
GV: Động vật đơn bào (amip) và đa bào bậc thấp (thủy tức) trao đổi chất bằng cách nào?
HS: Nghiên cứu SGK trả lời được qua bề mặt cơ thể.
GV: Động vật đa bào bậc cao như châu chấu, cá  trao đổi chất như thế nào?
HS: Nghiên cứu hệ tuần hoàn SGK trả lời được qua HTH
GV: ĐV có HTH gồm có những loại nào?
HS: Nghiên cứu trả lời (HTH hở và kín)
GV nêu VD HTH hở của châu chấu và HTH kín của cá 
GV: Khái quát các hệ tuần hoàn
Động vật đơn bào à ruột khoang là chưa có HTH, ĐV từ giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp có HTH hở, ĐV có xương sống có HTH kín.
GV: Quan sát các HTH của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú cho biết các dạng HTH này có đặc điểm gì?
HS: Quan sát và nêu được ở Cá là HTH đơn, lương cư, bò sát, chim và thú là HTH kép
Vậy HTH hở và kín có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu cả hai hệ tuần hoàn qua hoạt động nhóm như sau:
GV chia lớp làm 5 nhóm:
+ Nhóm 1,2: quan sát hình Tìm hiểu về hệ tuần hoàn hở
+ Nhóm 3,4,5: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn kín
(Cứ hai bàn quay lại nhau làm thành 1 nhóm, GV chia nhóm từ 1 à 5) hướng dẫn HS hoạt động
HS: Nhận phiếu học tập từ GV và hoạt động nhóm theo nội dung
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- GV chỉnh sửa và đi đến kiến thức
GV: Sau khi khái quát kiến thức HTH hở và HTH kín, GV đưa ra câu hỏi để khẳng định kiến thức
Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở ?
Vai trò của Tim trong tuần hoàn máu?
HS: Trả lời, GV bổ sung.
Tim có vai trò rất quan trọng trong hệ tuần hoàn máu. Vậy làm thế nào để tránh bệnh tim mạch? 
GV: Hướng HS xem 1 đoạn phim về “ai cũng có thể mắc bệnh Tim”
HS: Xem phim, thảo luận và trả lời câu hỏi
(GV hướng dẫn cho HS phân biệt HTH đơn và HTH kín, để về nhà làm)
GV: Trong HTH kín có hai lại HTH là HTH đơn và HTH kép. Hướng HS quan sát hình vẽ 18.3 SGK
Đưa hình câm về hai hệ tuần hoàn, hướng dẫn HS chơi trò chơi “bốc thăm trúng thưởng” 
GV: Cho HS chơi trò chơi nhỏ, bốc thăm các thành phần cấu tạo của HTH đơn và kép, tương ứng với cấu tạo đó là vị trí số mấy trên hình (chuẩn bị 1 cái ly hoặc hộp có chứa tên các bộ phận tương ứng với phần quà nhỏ cho HS bốc thăm)
HS: bốc thăm và trả lời theo số thứ tự trên hình
GV: Khi HS trả lời đúng thì tương ứng với phần bốc thăm là phần quà, HS trả lời sai thì chuyển phần quà đó cho bạn trả lời đúng
GV: Sau khi hoạt động xong, giáo viên vấn đáp dựa trên hình ảnh.
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của Cá ? 
HS: Lên bảng dựa vào hình ảnh trả lời
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của Thú ? 
GV: Vậy đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn và kép có đặc điểm gì ? GV hướng HS hoàn thành bài tập, yêu cầu HS nối cột A tương ứng cột B phù hợp với cấu tạo và chức năng của HTH đơn và HTH kép
Mỗi HS nhận 1 bài tập và nối theo hướng dẫn 
GV: Nhận xét và đưa ra kiến thức
Tùy thời gian và sức học của HS giáo viên có thể cho HS phân biệt nhanh HTH đơn và kép
GV: Ở lưỡng cư tim có 3 ngăn, ở bò sát tim có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Ở chim và thú tim có 4 ngăn hoàn chinrn nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn (HTH)
1. cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ các bộ phận:
+ Tim: như một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
+ Hệ thống mạch máu: Gồm hệ thống động mạch (ĐM), tĩnh mạch (TM) và mao mạch (MM)
+ Dịch tuần hoàn: Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể
II. Các dạng tuần hoàn ở động vật
- Động vật đơn bào và đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể 
- Động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn có hệ tuần hoàn
Gồm HTH hở và HTH kín 
HTH kín: gồm HTH đơn và HTH kép
1. Hệ tuần hoàn hở:
- Đại diện: Thân mềm, chân khớp
- Hệ mạch: có động mạch, tĩnh mạch, không có mao mạch
- Đường đi của máu: Máu được Tim à động mạch à xoang cơ thể (trao đổi chất) à tĩnh mạch à Tim
 - Vận tốc, áp lực: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
2. Hệ tuần hoàn kín:
- Đại diện:Giun đốt, mực ống, ĐV có xương sống  
- Hệ mạch: có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Đường đi của máu: Máu được tim à động mạch à mao mạch(trao đổi chất) à tĩnh mạch à tim
- Vận tốc, áp lực: Máu chảy trong động mạch với áp lực cao, tốc độ chảy nhanh.
* Hệ tuần hoàn đơn
- Có 1 vòng tuần hoàn (VD: cá)
- Tim có 2 ngăn 
- Tim bơm máu à ĐM à MM mang (trao đổi khí)à ĐM lưng à MM (trao đổi chất) à TM à Tim
- Áp lực thấp, vận tốc chậm 
* Hệ tuần hoàn kép
- Có 2 vòng tuần hoàn (VD: lưỡng cư, bò sát, chim và thú) 
- Tim có 3 hoặc 4 ngăn 
- Tim bơm máu à ĐM phổi à MM phổi (trao đổi khí) à TM à tim; Tim à ĐM à MM (trao đổi chất) à TM à tim 
- Áp lực cao, vận tốc nhanh.
4. Củng cố: Trò chơi ô chữ (5 phút)
Ô chữ số 1: có 8 chữ cái (Đây là hình thức hô hấp ở ĐV đơn bào và đa bào bậc thấp)
Ô chữ số 2: có 6 chữ cái ( máu đi nuôi cơ thể ở lưỡng cư và bò sát là máu như thế nào?)
Ô chữ số 3: có 7 chữ cái (Trong HTH kín máu trao đổi chất với tế bào qua hệ thống này)
Ô chữ số 4: có 6 chữ cái (Ở thú máu đi nuôi cơ thể là máu gì?)
Ô chữ số 5: có 8 chữ cái (Máu từ tim đi nôi cơ thể chảy trong mạch nào?)
Từ khóa : QỦA TIM
5. Dặn dò: (1 phút)
-Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
- Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
- Học theo câu hỏi SGK
- Xem tiếp bài “ Tuần hoàn máu” cho tiết sau
IV. KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập 
Nhóm 1,3
Hệ tuần hoàn hở
- Đại diện: Thân mềm, chân khớp
- Hệ mạch: có động mạch, tính mạch, không có mao mạch
- Đường đi của máu: Máu được Tim à động mạch à xoang cơ thể (trao đổi chất) à tĩnh mạch à Tim
 - Vận tốc, áp lực: Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Nhóm 2,4 và 5
Hệ tuần hoàn kín
- Đại diện:Giun đốt, mực ống, ĐV có xương sống  
- Hệ mạch: có động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Đường đi của máu: Máu được tim à động mạch à mao mạch(trao đổi chất) à tĩnh mạch à tim
- Vận tốc, áp lực: Máu chảy trong động mạch với áp lực cao, tốc độ chảy nhanh.
Đáp án Bài tập
Nối cột A tương ứng với cột B phù hợp 
A
B
Hệ tuần hoàn đơn
- Có 1 vòng tuần hoàn (VD: cá)
- Tim có 2 ngăn 
- Tim bơm máu à ĐM à MM mang (trao đổi khí)à ĐM lưng à MM (trao đổi chất) à TM à Tim
- Áp lực thấp, vận tốc chậm
Hệ tuần hoàn kép
- Có 2 vòng tuần hoàn (VD: lưỡng cư, bò sát, chim và thú) 
- Tim có 3 hoặc 4 ngăn 
- Tim bơm máu à ĐM phổi à MM phổi (trao đổi khí) à TM à tim; Tim à ĐM à MM (trao đổi chất) à TM à tim 
- Áp lực cao, vận tốc nhanh. 

File đính kèm:

  • docBai 18-Tuan Hoan Mau.doc
Bài giảng liên quan