Bài giảng môn Sinh học - Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :

- Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động

- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất

-Giải thích được tại sao nhịp tim các loài thú khác nhau

- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch

- Mô tả sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nguyên nhân của sự biến động đó

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ :

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào việc bảo vệ sức khỏe con người .

II. Chuẩn bị tiết dạy :

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tuần : 10 	Ngày soạn:15/10/2013
Tiết : 19 	 Ngày dạy : 22/10/2013
Bài 19 : TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :
- Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động 
- Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất 
-Giải thích được tại sao nhịp tim các loài thú khác nhau 
- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch 
- Mô tả sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nguyên nhân của sự biến động đó 
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ :
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào việc bảo vệ sức khỏe con người .
II. Chuẩn bị tiết dạy :
Máy chiếu 
Phiếu học tập 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 Mô tả đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kép của thú ?
3. Bài mới: ( 32 phút )
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
16’
9 ‘
7 ‘
16’
3’
9’
5’
-GV: Mô tả thí nghiệm 
Cắt tim ếch và cơ ếch ra khỏi cơ thể và cho vào cốc thủy tinh chứa dung dịch sinh lí .
H : Em có nhận xét gì về hoạt động của tim ếch và cơ ếch ở TN trên ? 
H : Tính tự động của tim là gì ? 
-GV :Cho HS thảo luận nhóm 
 Qs hình 19.1 giải thích kết quả thí nghiệm trên 
+ Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim 
+ Mô tả cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim 
-GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
H : Tính tự động của tim có ý nghĩa gì ? 
GV : Cho HS quan sát hình sơ đồ chu kì hoạt động của tim 
H : Chu kì tim là gì ?
H : Mỗi chu kì tim gồm mấy pha? Thời gian họat động của mỗi pha ? 
H: Vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi ? 
GV : Cho HS quan sát bảng nhịp tim các loài thú , yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lệnh tang 82 
- Cho biết liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể 
 - Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài ĐV ? 
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV : Cho Hs quan sát hình cấu trúc cảu hệ mạch 
H : Nêu cấu trúc của hệ mạch ? 
 H : Huyết áp là gì ? 
Gv: Cho HS thảo luận nhóm 
+ Tại sao có 2 trị số huyết áp : HA tâm thu và HA tâm trương ?
+ Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 trả lời câu hỏi
+Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ?
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
H: HA trong hệ mạch có thể thay đổi do những tác nhân nào .
▼Y/cầu Hs trả lời 2 câu lệnh trang 83/sgk
H: Vận tốc máu là gi? 
 GV : Yêu cầu Cho HS quan sát hình 19.4,trả lời các câu hỏi câu lệnh (▼) trang 84/sgk
GV : nhận xét à kết luận 
HS : Qs thí nghiệm 
HS : Tim ếch vẫn đập , cơ không hoạt động 
HS : Nêu Khái niệm 
- Hs : Hoạt động nhóm → trả lời câu hỏi.
Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
Hs : giúp tim đập tự động à cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi ta ngủ 
HS : Là 1 lần co và giãn của tim 
HS : gồm 3 pha: 
 + Pha co tâm nhĩ : 0,1s
 + pha co tâm thất : 0,3s
 +pha giãn chung.: 0,4s 
HS : Vì tâm nhĩ co hết 0,1s và dãn nghĩ 0,7s . Khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co, tâm thất co 0,3 s và dãn nghĩ 0,5 s à Thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghĩ ngơi vì vậy tim có thể đập liên tục trong thời gian dài . Nếu chung hoạt động cả tâm nhĩ và tâm thất thì thời gian co là 0,4 s và thời gian dãn nghỉ chung là 0,4s à có chu kì hợp lí 
HS:
- ĐV càng nhỏ nhịp tim tim đập càng nhanh và ngược lại 
-ĐV càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn à nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều , chuyển hóa tăng lên , tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi cho quá trình chuyển hóa 
HS : Trả lời 
HS : là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
HS: +HA tâm thu : tim co
+HA tâm trương: tim giãn 
-Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
HS : lực co tim, khối lượng máu , sự đàn hồi của mạch máu ..
HS : - Là tốc độ máu chảy trong một giây
Hs : trả lời 
III. Hoạt động của tim.
1. Tính tự động của tim:
- Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim 
- Nhờ hệ dẫn truyền tim, gồm : nút xoang nhĩ ( tự phát xung điện – tâm nhĩ co ) à nút nhĩ thất à bó His à mạng Puoockin ( tâm thất co ) 
2. Chu kì hoạt động của tim:
- Là 1 lần co và giãn của tim 
- Gồm 3 pha: 
+ Pha co tâm nhĩ : 0,1s
 + pha co tâm thất : 0,3s
 +pha giãn chung.: 0,4s 
=> chu kì tim 0,8s -> nhịp tim 75 lần / phút 
IV. Hoạt động của hệ mạch:
1. Cấu trúc của hệ mạch:
- gồm hệ thống động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Huyết áp:
- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
-Có 2 trị số huyết áp : 
+HA tâm thu : tim co
+HA tâm trương: tim giãn 
-Huyết áp giảm dần từ : ĐMàMMàTM
- HA có thể thay đổi do lực co tim, khối lượng máu , sự đàn hồi của mạch máu, nhịp tim,độ quánh cảu máu 
3. Vận tốc máu:
- Là tốc độ máu chảy trong một giây
- Liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
4. Củng cố( 5’): 	- Cũng cồ kiến thức bằng sơ đồ tư duy 	
- Làm bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là nhờ
Hệ dẫn truyền tim
Cấu tạo của tim hoàn thiện
Tính đàn hồi của thành mạch máu
Các van tim
Câu 2 : Huyết áp là gì ?
Là áp lực dòng máu khi tâm thất co 
Là áp lực dòng máu khi tâm thất co
Là áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
Do sự ma sát giữa máu và thành mạch 
Câu 3: Chứng cao huyết áp biểu hiện khi HA cực đại lớn quá 
130mmHg và kéo dài 
140mmHg và kéo dài
150mmHg và kéo dài
160mmHg và kéo dài
Câu 4: Ở người già khi HA cao dễ bị xuất huyết não ,do các mạch đặc biệt là các mạch ở não 
Bị xơ cứng nên không co bóp được , làm vỡ mạch 
Bị xơ cứng, tính đàn hồi kém , làm vỡ mạch
Bị xơ cứng ,máu bị ứ động,làm vỡ mạch
Thành mạch bị dày lên ,tính đàn hồi kém , làm vỡ mạch
Câu 5: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn động mạch ?
Vì áp lực co bóp ở tim giảm 
Vì mao mạch thường xa ở tim 
Vì số lượng mao mạch lớn hơn 
Vì tổng diện của mao mạch lớn
5. Hướng dẫn về nhà(2’):
- Học bài , trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 20 “ Cân bằng nội môi”

File đính kèm:

  • docga 11.doc
Bài giảng liên quan