Bài giảng môn Sinh học - Bài 35: Hoocmôn thực vật

 - Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

ppt20 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Sinh học - Bài 35: Hoocmôn thực vật, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 35. HOOCMÔN THỰC VẬT I/ Khái niệm: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Đặc điểm chung:+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. + Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. - Hoocmôn thực vật được chia thành 2 loại: Hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế.II. Hoocmôn kích thích:  1. Auxin: - Dạng tự nhiên phổ biến: axit inđôl axêtic (AIA), dạng nhân tạo: ANA, AIB,... - Sản sinh ở đỉnh của thân và cành, di chuyển xuống gốc. - Phân bố nhiều ở chồi, hạt đang nẩy mầm, lá đang sinh trưởng, mô phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa. Tác động sinh lí:  + Ở mức độ tế bào: Kích thích nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.  + Ở mức độ cơ thể: Tham gia hướng động, ứng động; kích thích nẩy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh. - Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. (Không dùng auxin nhân tạo với nông phẩm làm thức ăn trực tiếp). 2. Gibêrelin (GA): - Sản sinh chủ yếu ở lá và rễ. - Phân bố nhiều ở lá, hạt, củ, chồi đang nẩy mầm, hạt và quả đang hình thành, các lóng thân, cành đang sinh trưởng. - Tác động sinh lí: + Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào. + Ở mức độ cơ thể: Kích thích nẩy mầm của hạt, chồi; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột. - Ứng dụng: Kích thích nẩy mầm cho khoai tây; kích thích sinh trưởng chiều cao của cây lấy sợi, tạo quả nho không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống.3. Xitôkinin: - Có 2 dạng: dạng tự nhiên (VD: Zeatin), dạng nhân tạo (VD: Kinetin). - Sản sinh chủ yếu ở rễ, vận chuyển hướng lên ngọn. - Phân bố nhiều ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh. - Tác động sinh lí: + Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của bào. + Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi, hình thành cơ quan mới. - Ứng dụng: Phối hợp kinetin với auxin kích thích tạo rễ hoặc chồi trong nuôi cấy tế bào và mô thực vật. III. Hoocmôn ức chế:  1. Êtilen: - Sản sinh ở lá già, hoa già, quả chín, mô bị tổn thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi.  - Phân bố nhiều ở cơ quan hóa già, chín. - Tác động sinh lí: Kích thích rụng lá, thúc quả chín. - Ứng dụng: Thúc quả chín sớm, tạo quả trái vụ ở cây dứa.2. Axit abxixic (AAB):  - Sản sinh ở lá và chóp rễ.  - Tích lũy nhiều ở các cơ quan đang hoá già.  - Tác động sinh lí: liên quan đến sự chín và trạng thái ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con. - Ứng dụng: Phối hợp với GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt, loại bỏ sinh con ở cây đước IV. Tương quan Hoocmôn thực vật: - Tương quan của hoocmôn kích thích/hoocmôn ức chế sinh trưởng. VD: GA/ABB điều tiết trạng thái ngủ và nẩy mầm của hạt và chồi. - Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau. VD: Auxin/xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô callus (mô sẹo).

File đính kèm:

  • pptSinh_11_bai_35_co_ban.ppt