Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 3)

 +Sắt (Fe) (tt)

 Fe2++ apoferitin  feritin (Fe3+)

 - Trong tuần hoàn máu, Fe lại kết hợp với βglobulin thành transferin vận chuyển (lúc này Fe2+ được oxy hóa thành Fe3+).

 - 80% Fe được chuyển đến tủy đỏ xương để tạo Hb của hồng cầu, phần còn lại (20%) được chuyển đến các gan, lách, thận và được dự trữ dưới dạng feritin

 -Tùy theo nhu cầu cơ thể, Fe được huy động đến các cơ quan chức năng để tạo ra những sắc tố cần thiết như Hb của hồng cầu, myoglobin của cơ bắp, cytocromoxydaza, peroxidaza trong hô hấp

 

ppt24 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chương 5 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG (P3)(Physiology in metabolism and energetics )Dr Võ Văn Toàn- Quynhon University	2.6. Trao đổi muối khoáng (tt)	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng	+Sắt (Fe)	-Sắt được hấp thu chủ yếu ở dạng kết hợp với chất hữu cơ trong thức ăn. Nhưng ở dạ dày, HCl trong dịch vị tách Fe hữu cơ thành Fe vô cơ hóa trị 3, sau đó chuyển thành hóa trị 2 rồi được hấp thụ (nhờ các chất khử như vitamin C, axit folic).	-Khi đi qua thành ruột, Fe kết hợp với apoferitin để thành feritin (dạng Fe3+), vào bên trong thành ruột Fe++ được tách ra khỏi feritin và được hấp thu vào máu, còn apoferitin được giải phóng để vận chuyển Fe khác.ực phẩm giàu sắt 	+Sắt (Fe) (tt)	 Fe2++ apoferitin  feritin (Fe3+) 	- Trong tuần hoàn máu, Fe lại kết hợp với βglobulin thành transferin vận chuyển (lúc này Fe2+ được oxy hóa thành Fe3+).	- 80% Fe được chuyển đến tủy đỏ xương để tạo Hb của hồng cầu, phần còn lại (20%) được chuyển đến các gan, lách, thậnvà được dự trữ dưới dạng feritin	-Tùy theo nhu cầu cơ thể, Fe được huy động đến các cơ quan chức năng để tạo ra những sắc tố cần thiết như Hb của hồng cầu, myoglobin của cơ bắp, cytocromoxydaza, peroxidaza trong hô hấp	+Sắt (Fe) (tt)	- Fe được bài tiết rất hạn chế, đặc biệt ở Lợn trong sữa lượng Fe rất thấp, do đó lợn con thường mắc bệnh thiếu máu vì thiếu Fe.	-Chức năng sinh lý của sắt: Fe tham gia tạo Hb của hồng cầu, myoglobin của tế bào cơ vân, các enzyn trong hô hấp tế bào. Cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn tới bệnh thiếu máu. Ở các loài gia súc (trừ lợn), gan dự trữ lượng Fe khá lớn nên sau khi đẻ dù lượng Fe trong sữa thấp nhưng con non vẫn đủ Fe. Ở phụ nữ, do một lượng lớn Fe mất đi do kinh nguyệt nên dễ bị thiếu máu khi sinh sản 	ổ sung sắt cho lợn con bằng cách cho uống Fe dưới dạng sunphat hoặc clorua, tốt nhất là tiêm dung dịch dextran có chứa một lượng lớn Fe (tiêm 1 lần/tuần).	-Ở người bổ sung bằng viên sắt.	2.6. Trao đổi muối khoáng (tt)	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng	+Đồng (Cu)	-Đồng có trong tất cả các cơ quan, nhiều nhất là ở gan. Ví dụ: Ở gan bê, cứ 100g chất khô có 15g đồng, gấp 10 lần so với gan bò. Trong khi đó ở não chỉ có 0,72mg%. 	-Phần lớn đồng nằm trong các hợp chất hữu cơ của thức ăn, khi đến dạ dày nhờ HCl của dịch vị làm tách ra và được hấp thu. 	-Cu được bài tiết theo đường ruột-mật, thận, sữa (sữa đầu nhiều Cu hơn sữa thường)	+Đồng (Cu) (tt)	-Chức năng sinh lý của Cu: Đồng thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng Fe để tạo Hb; Cu tham gia thành phần nhiều enzym hô hấp tế bào; Cu tham gia tạo sắc tố đen, thiếu Cu thì hàm lượng enzym tirosinaza giảm  melanin ít  da, lông mất màu. 	Gia súc thiếu Cu gây ra nhiều triệu chứng: Cừu non có triệu chứng thần kinh, cừu trưởng thành thì gầy yếu, cừu lấy lông thì chất lượng lông giảm sút; bò thiếu Cu sẽ bị bệnh liếm, cơ tim co rút. Cơ thể non rất cần Cu. 	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng	+Coban (Co)	-Coban được hấp thu từ ống tiêu hóa, sau đó được tích lũy ở tuyến tụy, gan, lách, thận và tuyến thượng thận. Ở bê, tuyến tụy có thể tích lũy 47% Co. Ở loài nhai lại, một lượng lớn Co được vi sinh vật hấp thu để tổng hợp vitamin B12 	-Co bài tiết qua đường nước tiểu, một phần đáng kể đi vào mật, xuống ruột và thải ra qua phân. Co cũng bài tiết qua sữa, sữa bò trung bình chứa 9mg/1kg vật chất khô. Ở loài nhai lại Co bài tiết rất thấp (nhỏ hơn 10%)		+Coban (Co) (tt)	-Chức năng sinh lý của Co: Co tham gia tổng hợp vitamin B12, kích thích sự tạo máu. Do đó thiếu Co  thiếu B12  thiếu máu  trao đổi chất và sinh trưởng của gia súc	Co làm tăng sản phẩm thịt và lông	Khi thiếu Co, gia súc bị thiếu máu ác tính, hết thèm ăn, suy nhược đến chết. Loài nhai lại mẫn cảm với sự thiếu Co, trâu bò thiếu Co sẽ uể oải, kém ăn, da bị tróc vỏ, sản lượng sữa giảm. Cừu thiếu Co thì rụng lông, lông ngắn và xấu.	Bổ sung Co dưới dạng CoCl2 , có thể bón phân Co lên bãi chăn gia súc. 	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng (tt)	+Iốt (I)	-Iốt sau khi được hấp thu vào máu, nó khuếch tán nhanh vào khoảng gian bào, đồng thời phần lớn I trong huyết tương được đưa đến tuyến giáp (80%), phần nhỏ được dự trữ ở gan, thận, tim. 	 -I tham gia vào thành phần cấu tạo hormon tyroxin. Do đó thiếu I  thiếu tyroxin  rối loạn trao đổi chất  sinh trưởng, phát triển chậm. Lợn mẹ thiếu I, con sinh ra không có lông. Ngựa cái thiếu I, con sinh ra yếu ớt. Bò sữa thiếu I giảm sản lượng sữa. Gà mái thiếu I thì ngừng đẻ trứng	-Người thiếu I  bướu cổ, chậm phát triển.  tảo biển chứa nhiều iotệnh thiếu Iot	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng (tt)	+Mangan (Mn)	-Mn được hấp thu chủ yếu ở đoạn tá tràng ruột non. Tỷ lệ hấp thu Mn thấp, gia súc non 15%, gia súc trưởng thành 0,5-5%. Sau khi hấp thu, Mn nhanh chóng phân bố khắp các mô bào, cả lông và cánh. Phần lớn Mn tập trung ở cơ vân, ở lông, cánh. Mn được dự trữ nhiều ở gan. Từ gan, Mn được cung cấp cho cơ vân, xương và các cơ quan. Một lượng lớn Mn đi vào bào thai	 -Mn được bài tiết từ tuyến mật ruột  ra ngoài theo phân, một phần theo đường nước tiểu và sữa. Mn còn bài tiết theo mồ hôi và tinh dịch  (Mn)	+Mangan (Mn) (tt)	-Chức năng sinh lý của Mn: 	Mn là chất hoạt hóa nhiều hệ men trong cơ thể. Mn có tác dụng đối với hệ sinh sản. Ở cừu, dê, bò, lợn; thiếu Mn giảm triệu chứng động dục, thay đổi tỷ lệ đực cái (đực>cái), tỷ lệ mang thai	Thiếu Mn ảnh hưởng đến da, lông gia súc	Mn còn ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi Ca và P trong kiến tạo xương. Thiếu Mn, xương dễ bị biến hình (lợn và gà con), sinh trưởng xương rối loạn. Thiếu Mn còn gây rối loạn thần kinh như bại liệt (lợn) và co giật (lợn và dê con) 	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng (tt)	+Kẽm (Zn)	-Zn được hấp thu chủ yếu ở ruột non và dạ múi khế, ở gia cầm là dạ dày cơ. 	 -Zn được vận chuyển trong cơ thể rất chậm. Zn được tích lũy trong gan, cơ, lách, đảo tụy, tuyến tiền liệt, tế bào ống thận nhỏ, hồng cầu	-Zn được bài tiết theo dịch tụy, dịch ruột rồi xuống ruột theo phân ra ngoài. Ở loài nhai lại, Zn được bài tiết qua thành dạ cỏ và đoạn trên ruột non. Sau khi bài tiết, một phần Zn được tái hấp thu ở ruột non. Zn cũng được bài tiết qua sữa nhưng rất ít. ẽm (Zn)	+Kẽm (Zn) (tt)	-Chức năng sinh lý của Zn: 	Zn là thành phần của anhydraza- cacbonic, nên là nhân tố quan trong trong hô hấp tế bào. Ở hồng cầu, tế bào ống thận nhỏ, tế bào vách dạ dày, Zn được hấp thu nhanh để tổng hợp men này. 	Zn còn là thành phần của photphataza, nên có ảnh hưởng đến sự tạo xương, vỏ trứng.	Zn còn ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, tuyến sinh dục, tuyến yên, tuyến tụy. Do đó thiếu Zn con vật sinh trưởng chậm, da bị sẫn sùi (lợn). Trâu bò thì viêm mắt và móng, chi co ngắn và dày lên. 	Thiếu kẽm gây rối loạn trao đổi đường vì Zn hoạt hóa men glucagon-insulin-tranhydrogenaza, men này tham gia phân giải insulin. 	2.6.2. Các nguyên tố vi lượng (tt)	+Fluo và Brom (F và Br)	-F tham gia cấu tạo mô răng,nhât là men răng, F còn bảo vệ răng. Trong nước uống có chứa một ít F sẽ tốt đối với sự bền vững của răng.Nhưng nếu hàm lượng F cao sẽ làm cho răng và xương biến dạng nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng đi khập khiểng. Ngoài ra F còn ức chế một số enzym nên ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất	 -Br có vai trò trong việc điều hòa quá trình hưng phấn trên vỏ não. Nên Br được dùng để điều chế thuốc an thần  end

File đính kèm:

  • pptTRAO_DOI_CHAT_VA_NANG_LUONG_P3.ppt
Bài giảng liên quan