Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 5)

 *Chức năng sinh lý của vitamin B1:

 -VitB1 tham gia cấu tạo enzym thiamin pyrophotphat (TPP) và lipothiamin pyrophotphat (LTPP), các enzym này tách gốc COO của axit pyruvic để tạo thành axetylCoA, đây là chất quan trọng trong trao đổi đường.

 -Thiếu VitB1  axit pyruvic tạo ra nhiều không đi vào chu trình Krep sẽ làm cho máu toan kích thích vào đầu mút thần kinh gây đau nhức. Gia súc non và gia cầm thiếu VitB1 sẽ bị viêm dây thần kinh, đi đứng xiêu vẹo.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học - Chương 5: Trao đổi chất và năng lương (phần 5), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chương 5 TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG (P5)(Physiology in metabolism and energetics )Dr Võ Văn Toàn- Quynhon Universityvovantoan@qnu.edu.vn  Trao đổi Vitamin 2.7.2. Vitamin tan trong nước2.7.2.1.Vitamin B1 (Thiamine)vovantoan@qnu.edu.vn  2.7.2.1. Vitamin B1 (tt) -VitB1 có tên là thiamine, có nhiều ở men bia, cám gạo, cám ngô. -VitB1 được hấp thu từ ruột vào máu và chuyển nhanh trong cơ thể. Nó được tích trữ rất ít, và chỉ sau 2-3 giờ nó đã bài tiết ra ngoài (trừ lợn, có dự trữ trong cơ bắp lượng vitamin B1 khá lớn).vovantoan@qnu.edu.vn 	*Chức năng sinh lý của vitamin B1: 	-VitB1 tham gia cấu tạo enzym thiamin pyrophotphat (TPP) và lipothiamin pyrophotphat (LTPP), các enzym này tách gốc COO của axit pyruvic để tạo thành axetylCoA, đây là chất quan trọng trong trao đổi đường. 	-Thiếu VitB1  axit pyruvic tạo ra nhiều không đi vào chu trình Krep sẽ làm cho máu toan kích thích vào đầu mút thần kinh gây đau nhức. Gia súc non và gia cầm thiếu VitB1 sẽ bị viêm dây thần kinh, đi đứng xiêu vẹo.vovantoan@qnu.edu.vn  chứng “Beri Beri” ở ngườivovantoan@qnu.edu.vn 	*Chức năng sinh lý của vitamin B1 (tt): 	-Vitamin B1 tham gia trao đổi axit amin nên thiếu B1 sẽ rối loạn trao đổi protit. 	-Vitamin B1 ức chế men phân hủy axetylcholin, thiếu B1 sẽ làm sự tổng hợp axetylcholin ở xinap thần kinh khó khăn  chậm dẫn truyền qua xinap  cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém.	-Lợn và gia cầm dễ bị thiếu B1, động vật nhai lại ít hơn vì vi sinh vật tổng hợp được viatmin này. Có một số chất kháng vitamin B1 vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.2.Vitamin B2 (Riboflavin)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.2. Vitamin B2 (tt) -Vitamin B2 còn có tên là riboflavin, lactoflaxin. Vitamin B2 có màu vàng da cam. Nó có nhiều trong thực vật và bị phá hủy nhanh chóng bởi tia tử ngoại. -Trong cơ thể động vật, vitamin B2 ở trạng thái tự do hoặc tạo phức chất với protit. Trong thịt động vật thì 50% vitamin B2 ở dạng liên kết với protit.	vovantoan@qnu.edu.vn 	*Chức năng sinh lý của Vitamin B2: 	-Vitamin B2 tham gia cấu tạo các enzym hô hấp tế bào, do đó thiếu nó hô hấp tế bào bị sút kém  trao đổi chất rối loạn, sinh trưởng chậm. 	-B2 bảo vệ da và các bộ phận phụ của da. Thiếu B2viêm da, rụng lông, viêm giác mạc..	-Thiếu vitamin B2 cũng dẫn đến thiếu máu, cơ suy yếu, tần số hô hấp giảm, con vật suy yếu và có thể chết 	*Có một số chất kháng vitamin B2 đó là: Dicloribitilisoaloxazin, Dinitrophenazin	 Izoriboflavinvovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.3.Vitamin B6 (pyridoxin)vovantoan@qnu.edu.vn  2.7.2.3.Vitamin B6 -Vitamin B6 còn có tên hóa học là piridoxin. -B6 có nhiều trong nấm men, ngũ cốc, gan, trứng -Trong các mô, vitamin B6 thường liên kết với protit.	vovantoan@qnu.edu.vn 	*Chức năng sinh lý của Vitamin B6: 	-Vitamin B6 thúc đẩy protit tham gia vào các phản ứng chuyển NH2 và tách nhóm COO của axit amin. Dẫn xuất của B6 là coenzym của decacboxylaza.	-Thiếu Vitamin B6 thì trao đổi protit bị giảm do đồng hóa protit kém, ngừng sinh trưởng.	-Lợn con thiếu B6 thì lượng protit tích lũy giảm, lượng Hb cũng giảm nên con vật thiếu máu.	-Thiếu vitamin B6 còn gây tổn thương da và thần kinh. Chó, mèo, lợn, gà thiếu B6 sẽ bị co giật, động kinh. Các chất kháng B6: desoxypyridoxin và metoxypyridoxin.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.4.Vitamin B12 (Xianocobalamin)vovantoan@qnu.edu.vn  2.7.2.4.Vitamin B12 -Vitamin B12 còn có tên hóa học là xyanocobalamin. B12 chứa khoảng 4,5% Coban -B12 có nhiều trong sản phẩm động vật như thịt, gan, trứng, cá và thực vật -Ở loài nhai lại, các vi sinh vật có thể tổng hợp được B12 nhờ Co trong thức ăn. Thiếu Co sẽ dẫn đến thiếu B12vovantoan@qnu.edu.vn 	*Chức năng sinh lý của Vitamin B12: 	-Vitamin B12 tham gia tổng hợp Hb và hình thành hồng cầu, do đó chống bệnh thiếu máu.	-Thiếu B12  thiếu Hb và các sắc tố hô hấp tế bào  quá trình oxy hóa sinh học bị rối loạn  con vật sinh trưởng kém và rối loạn thần kinh.	-Thiếu B12  rối loạn chuyển hóa gluxit vì không đưa được axit propionic vào chu trình Krep	-B12 liên quan đến quá trình tổng hợp ADN 	-B12 liên quan đến trao đổi protit. Do đó, thiếu nó con vật ngừng sinh trưởng, tỷ lệ đẻ và ấp nở ở gia cầm giảm sút, lợn thiếu B12 thì trao đổi chất bị rối loạn, bị thiếu máu ác tính, da viêm, tế bào hoại tử, cơ thể suy yếu.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.5.Vitamin PP (B3, axit nicotinic)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.5. Vitamin PP (tt)	-Vitamin PP có tên là axit nicotinic, có nhiều ở gan, thận, cơ. Loài nhai lại có thể tổng hợp được 	 -Gần đây người ta đã xác định lợn, chó, gà, vịt có thể tổng hợp được vitamin PP từ tryptophan. Nuôi lợn bằng ngô thì lợn hay mắc bệnh Pellagra vì trong ngô thiếu Tryptophan 	*Chức năng sinh lý của Vitamin PP: 	-VitPP tham gia chuyển hóa gluxit và lipit vì vitaminPP nằm trong thành phần NAD của các enzym trong phức hệ I,II,III của chuỗi vận chuyển điện tử.	-Thiếu PP thì da sần sùi, ngứa, sau đó khô và tróc đi. Niêm mạc miệng và lưỡi đỏ loét. Bệnh này ở chó gọi là bệnh Pellagra (bệnh lưỡi đen). Cung cấp đủ PP thì hết bệnh.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.6.Vitamin B4 (H, Biotin)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.6. Vitamin B4 (tt)	-Vitamin B4 có tên là biotin, có nhiều ở gan và lòng đỏ trứng. Trong các mô nó thường liên kết với protit. 	 -Thiếu vitamin B4 xuất hiện triệu chứng viêm da, rụng lông ở gia súc, gia cầm; da đóng vảy và bài tiết nhiều chất mỡ bã	-Bệnh thiếu vitamin B4 xuất hiện ở vật nuôi ăn khi cho ăn thức ăn có nhiều lòng trắng trứng chưa chín. Do trong lòng trắng có chất avidin, chất này kết hợp nhanh chóng với biotin thành một phức chất không hòa tan.	-Biotin cũng liên quan đến chuyển hóa gluxxit, chuyển hóa mỡ và cholesterin trong gan. vovantoan@qnu.edu.vn  phức giữa biotin và avidinvovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.7.Vitamin B5 (Axit panthotenic)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.7. Vitamin B5 (tt)	-Vitamin B5 có tên là axit pantoneic, có nhiều ở nấm men, lòng đỏ, thịt, cám gạo, khoai lang, rau. 	 -Thiếu vitamin B5 con vật phát sinh bệnh viêm da, viêm giác mạc, rụng lông, lông vũ mất màu, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu. Thiếu nhiều có thể ảnh hưởng đến tuyến thượng thận và hệ thần kinh. Bệnh hay phát sinh ở gia súc non	-Do vitamin B5 là thành phần của CoenzymA nên nó có ảnh hưởng đến trao đổi gluxit, lipit và protit. Qua CoA, nó chuyển axit lactic và colin thành axetylcholin, một hợp chất dẫn truyền thần kinh quan trọng và cần thiết cho nhu động ruột. Ngoài ra, nó có thể hình thành sterin và steroit để tổng hợp các hormon vỏ thượng thận và sinh dục.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.8.Vitamin Bc (Axit folic, B9)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.8. Vitamin Bc (tt)	-Vitamin Bc có tên là axit folic, vì lần đầu tiên được chiết xuất từ cây rau dền (Mitchell, 1941); có trong nấm men, mô thực vật và sản phẩm động vật. 	 -Gia súc và gia cầm khi thiếu Bc thường mắc bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu, Hb và cả bạch cầu; cơ thể ngừng lớn. 	-Bc tham gia điều hòa tạo máu và tạo ra các nucleoproteit của nhân tế bào. Bc cũng tham gia điều hòa chuyển hóa protit, tham gia tổng hợp và chuyển nhóm metyl, 	-Ngoài ra, nó còn ngăn cản sự phát triển của bệnh tăng bạch cầu đa nhân và kích thích chức năng của tuyến sinh dục, làm giảm cholesteron trong máu	-Tuy nhiên, ở gia súc và người ít thấy mắc bệnh thiếu vitamin này. vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.9. Para-amino axit benzoic (PABA)vovantoan@qnu.edu.vn  2.7.2.9. Para-amino axit benzoic (PABA) (tt) -PABA phân bố rộng rãi ở thực vật và động vật. Nó ở trong thức ăn dưới dạng tự do và kết hợp. -PABA là nhân tố giúp vi sinh vật sinh trưởng. Gia cầm rất cần vitamin này để thúc đẩy sinh trưởng và hình thành sắc tố da và lông.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.10. Colin (choline)vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.10. Colin (choline) (tt)	-Colin là thành phần cấu tạo của Lơxitin và Axetylcolin.	-Colin có tác dụng ngăn ngừa sự mỡ hóa ở gan, chống lại bệnh gan nhiều mỡ, do đó người ta xếp nó vào nhóm vitamin. 	 -Thiếu colin gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, thoái hóa thận, các quá trình thần kinh bị rối loạn vì thiều colin sẽ không tổng hợp được axetylcholin, đây là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. 	-Cho colin vào thức ăn, gia cầm sẽ tăng sản lượng trứng.vovantoan@qnu.edu.vn  Vitamin tan trong nước (tt)2.7.2.11. Vitamin C (Axit Ascorbic)C6H6O6vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.11. Vitamin C (Axit Ascorbic) (tt)	-Vitamin C có nhiều trong thực vật, đặc biệt là cam, chanh và các quả chua khác. Thức ăn ủ xanh tốt có thể giữ được gần toàn bộ vitamin C. Nó cũng có nhiều trong các sản phẩm động vật (gan, lách, sữa, thịt ). Nhiều gia súc và gia cầm có khả năng tổng hợp được vitamin từ gluxit này nên ít khi thiếu. 	-Trong cơ thể, Vitamin C nằm dưới hai dạng: khử và oxy hóa. Dạng khử hoạt động mạnh gấp 20 lần dạng oxy hóa. Nó là chất khử mạnh, khử các độc tố của vi khuẩn. Nó có thể bị oxy hóa thành axit dehydroascorbic. Axit này cùng với VitC tạo thành một cặp oxy hóa khử, xúc tác cho quá trình hô hấp tế bào với vai đó cho và nhận hydro.vovantoan@qnu.edu.vn 	2.7.2.11. Vitamin C (Axit Ascorbic) (tt)	-Vitamin C có vai trò quan trọng trong sự hàn gắn vết thương, duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức gian bào, điều hòa trạng thái thể keo, làm bền vững các vili huyết quản. Thiếu C hay chảy máu răng, máu lợi, máu cam.	-Vitamin C có tác dụng đến hoạt động nội tiết, thúc đẩy sự bài tiết hormon, đặc biệt là hormon vỏ thượng thận (glucocorticoic).	-VitC còn có tác dụng như thần kinh phó giao cảm, làm tăng nhu động ruột và giảm hoạt động của tim. 	-Lợn, khỉ, chuột lang, người không có khả năng tổng hợp được vitamin C nên phải bổ sung thường xuyên qua thức ăn.vovantoan@qnu.edu.vn   endvovantoan@qnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pptTRAO_DOI_CHAT_VA_NANG_LUONG_P5.ppt
Bài giảng liên quan