Bài giảng môn Sinh học - Ngành giun tròn (nemathelminthes) và các ngành động vật có xoang giả (Pseudocoelum)


I. Đặc điểm chung
II. Ngành giun tròn (nemataoda): cấu tạo và hoạt động sống. Phát triển. Phân loại và tầm quan trọng thục tế.
III. Giới thiệu các ngành động vật có thể xoang giả (pseudocoelum):Ngành Giun cước (gordiacea hoặc nematomorpha), ngành Giun bụng lông (gastrotricha), Kinorhyncha, Priapulida, Loricifera, Trùng bánh xe (Rotatoria), Giun đầu gai (acanthocephala).
IV. Giun sán kí sinh và phòng chóng bệnh giun sán.
V. Nguồn gốc và tiến hóa.

pptx42 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Sinh học - Ngành giun tròn (nemathelminthes) và các ngành động vật có xoang giả (Pseudocoelum), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kính chào cô và các bạn!Chương IX: Ngành giun tròn (nemathelminthes) và các ngành động vật có xoang giả (Pseudocoelum)Thành viên nhóm 5:Đỗ Chí LànhĐỗ Thị Kiều NgaNgô Thị LànhLê Thị Trúc LinhNguyễn Thị MaiI. Đặc điểm chungII. Ngành giun tròn (nemataoda): cấu tạo và hoạt động sống. Phát triển. Phân loại và tầm quan trọng thục tế.III. Giới thiệu các ngành động vật có thể xoang giả (pseudocoelum):Ngành Giun cước (gordiacea hoặc nematomorpha), ngành Giun bụng lông (gastrotricha), Kinorhyncha, Priapulida, Loricifera, Trùng bánh xe (Rotatoria), Giun đầu gai (acanthocephala).IV. Giun sán kí sinh và phòng chóng bệnh giun sán. V. Nguồn gốc và tiến hóa. I. Đặc điểm chung: - Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. - Phân tính . Ấu trùng giống trưởng thành. - Ta có thể gặp giun tròn khắp nơi, trong nền đái nông của các thủy vực nước mặn hay nước ngọt, trong thảm mục đang phân giải, trong đất ẩm và trong cơ thể thực vật và động vật.II. Ngành giun trònCấu tạo và hoạt động sống: - Cơ thể hình thoi dài, hai đầu nhọn, thiết diện ngang tròn. Miệng ở tận cùng phần đầu, huyệt ở cuối mặt bụng. Trên mặt bụng có lỗ bài tiết nằm ngang sau miệng.MiệngTuyến tinhMôiHàmGiác bámLỗ sinh dục cáiỐng dẫn trứngTuyến trứngGai giao cấuHậu mônXòe đuôiMiệngCau tao co the giun tron - Về mức độ tổ chức của cơ thể, giun tròn là nhóm động vật có 3 lá phôi và có khoang trống giữa thành ruột. - Cơ thể giun tròn có đối xứng hai bên tuy vẫn còn rõ nền đối xứng tỏa tròn của tổ tiên, thể hiện trên cấu trúc của hệ thần kinh. - Trứng của một số loài giun tròn, phân cắt theo kiểu phân cắt xoắn ốc (đối xứng qua một trục) ở giai đoạn đầu, trước khi chuyển sang đối xứng hai bên ở giai đoạn sau.Dây thần kinhỐng bài tiếtTB Cơ dọcTầng cuticunRuộtBuồngTrứngXoang cơ thểSơ đồ lát cắt ngang của giun tròn cái - Về mức độ tổ chức quan, cũng như giun giẹp, giun tròn chưa có hệ tuần hoàn và hô hấp chuyên hóa. Cơ quan tiêu hóa đã có dạng ống, hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn bậc tám hoặc biến dạng của nó. - Phần lớn giun tròn đơn tính. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, dạng ống. - Đáng chú ý là giun tròn có tầng cuticun bao ngoài, có mô bì hợp bào và bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc. - Tầng cuticun bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học và hóa học của môi trường. -Tầng cuticun của giun tròn cho nước và khí thấm qua, còn là màng thấm chọn lọc cho một số hợp chất hữu cơ và ion, điều hòa trao đổi của các chất này giữa môi trường trong và ngoài cơ thể. Phần lớn giun tròn sống trong nước trong đất ẩm hoặc trong tế bào của vật chủ. - Lớp mô bì nằm dưới tầng cuticun và nổi vào phía trong thành 4 gờ. Trong mỗi gờ đều chứa dây thần kinh, riêng trong hai gờ bên còn chứa ống bài tiết. Cách di chuyển của giun tròn: - Giun tròn có kiểu di chuyển riêng biệt. Trên nền cứng chúng uốn mình hình sin trên mặt phẳng lưng bụng để lách về phía trước. Đặc điểm của các hệ cơ quan: - Hệ tiêu hóa, lổ miệng ở phía trước cơ thể, có 3 môi bao quanh: 1 môi lưng và 2 môi bụng. - Ruột là ống thẳng từ lỗ miệng xuống hậu môn. Hầu có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, thường được phân thành 2 phần: khoang miệng và thực quản.- Thực quản có thành cơ khỏe, có khi phình thành bầu thực quản, có khoang hình hoa thị, có lát cuticun và có tuyến tiêu hóa. - Ruột của một số giun tròn có thể tiêu giảm ở nhiều mức độ. Thực quản của một số giun tròn chỉ là một ống xuyên qua một dãy tế bào lớn. - Giun tròn sống tự do có thể ăn thịt hoặc hoại sinh. Cấu tạo ruột trước của giun tròn1. Khoang miệng 2.trụ thực quản 3. tiền thực quản 4,7 bầu thực quản 5,18 istimus 6. vòng thần kinh 8. ruột giữa 9. kim hút 10,11 ống dẫn của tuyến thực quản 12. khoang miệng 13. thực quản 14,15,16 kim hút 17. cơ co kim hút 19. răng - Giun tròn ký sinh thực vật ăn mô thực vật theo kiểu tiêu hóa ngoài ruột. Chúng tiết enzym tiêu hóa vào mô thực vật, biến đổi mô thành thức ăn rồi hút trở lại ruột. - Hệ thần kinh có vòng não bao quanh phần trước thực quản từ đấy có dây thần kinh hướng về phía trước và phía sau.- Hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn. - Điều đáng chú ý là dây thần kinh không phát nhánh tới tế bào cơ, phần chất nguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ và cài vào dây thần kinh lưng và dây thần kinh bụng. - Giác quan của giun tròn khá đa dạng, nhất là ở nhóm sống tự do, cơ quan cảm giác hóa học là các amphid ở phần đầu và phasmid ở phần đuôi. - Cơ quan cảm giác hóa học là các nhú và các lông, thường tập trung ở phần đầu và quanh lỗ sinh dục đực. Các cơ quan này giúp giun tròn nhận biết đồng loại và tìm đến vật chủ thích hợp để ký sinh, nhất là giun tròn thực vật.Con đựcCon cáiCấu tạo giun đũa - Giun tròn chưa có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chuyên hóa. Hệ sinh dục phân tính, đực thường bé hơn cái và có gai giao phối, một số loài còn có xòe đuôi. Hệ sinh dục dạng ống nằm trong xoang cơ thể, chứa tế bào sinh dục ở nhiều giai đoạn phát triển. Tinh trùng không có đuôi, dạng amip.2. Phát triển: - Phần lớn giun tròn đẻ trứng, số ít đẻ con. Trứng phân cắt xác định, đối xứng hai bên, hoàn toàn và gần như không đều. Mầm sinh dục phân hóa rất sớm. - Phôi vị của giun tròn hình thành bằng cách lõm vào với ít nhiều biến đổi. - Phát triển hậu phôi của giun tròn nói chung qua 4 lần lột xác, ấu trùng có hình dạng chung giống trưởng thành, được hình thành sau lần lột xác thứ 4. ấu trùng có thể lột xác ngay khi còn trong trứng. - Giun tròn ký sinh có thể phát triển trực tiếp hay gián tiếp.Phát triển trực tiếp: Ở giun tròn kí sinh thực vật đẻ trứng vào đất hay vào cây chủ, phát triển trực tiếp ở đó. Ví dụ: giun rễ lúaKhi vào ống tiêu hoá của cơ thể vật chủ, ấu trùng có thể hình thành ngay con trưởng thành ở đó hay qua vòng di chuyển phức tạp qua gan, phổi, tim, rồi trở về nơi kí sinh là ống tiêu hoá. Ví dụ: Giun đũaVòng đời của giun đũaPhát triển gián tiếp:Phát triển qua vật chủ trung gian là động vật không xương sống như côn trùng, giun đất, ốc, giáp xác Trong cơ thể vật chủ trung gian, ấu trùng phát triển một thời gian trước khi vào vật chủ chính. Một số giun tròn phát triển gián tiếp không qua môi trường ngoài mà vào thẳng vật chủ trung gian như muỗi truyền bệnh giun chỉ.NGÀNHGIUN TRÒN ( NEMATODA)LỚP ADENOPHOREA( Aphasmidia )LỚP SECERNENTEA( Phasmidia )3. PHÂN LOẠI GIUN TRÒN ( NEMATODA )1. LỚP ADENOPHOREA ( Aphasmidia )- Gồm những giun tròn sống tự do ở biển, nước ngọt và trong đất.- Một số ít ký sinh trong cơ thể động vật, thực vật.- Tơ xúc giác và amphid phát triển ở hai bên đầu .- Tuyến cổ dạng khối có ống tiết ngắn. Dọc cơ thể có tuyến hạ bì đơn. Cuối có tuyến đuôi tiết chất dính bám vào giá thể. Con đực không bao giờ có xòe đuôi .LỚP ADENOPHOREA ( Aphasmidia )Họ LongidoridaeHọ TrichodoridaeHọ dorylaimidaeBộ enoplidaGIUN TÓC GIUN XOẮN LỚP SECERNENTEA ( Phasmidia ) 	Gồm giun tròn sống hoại sinh trong đất, nước ngoạt và ký sinh trong cơ thể động vật và thực vật. 	Cơ quan xúc giác là nhú chỉ có ở phần đầu. Amphid bé thường dịch về phía trước trên môi. 	Tuyến cổ có ống chia nhánh trong gờ hạ bì. 	Có tuyến phasmid là cơ quan cảm giác ở hai bên đuôi. 	Không có tuyến hạ bì dọc cơ thể và tuyến đuôi.. Con đực có xoè đuôi. 	Các loài gây hại trầm trọng ở người, gia súc và cây trồng tập trung ở lớp này .Bộ RhabditidaBộ Tylenchida Bộ SpiruridaLớp secernenteaBộ RhabditidaBao gồm các nhóm hoại sinh và ký sinhGIUN LƯƠN- Tập trung lớn các loài ký sinh gây hại đáng kể ở thực vật. - Ngoài ra có số ít ký sinh ở động vật và ăn thịt.- Hiện nay phát hiện khoảng: 250 loài giun tròn hại cây, trong số đó có 65 loài hại lúa , 33 loài hại ngô, 39 loài hại chè, 31 loài hại mía và 23 loài hại dứa.Bộ TylenchidaKÝ SINH TRONG RỄ CÂYGIUN ĐŨABộ Spirurida- Gồm các giun tròn ký sinh ở động vật và người.- Được sắp xếp thành các phân bộ: sipirurata, cucullamata.Giun đũaTầm quan trọng thực tiễn : - Đại diện của lớp adenophore: plectidae sống ở đất, trong môi trường hoại sinh, ăn sản phẩm ngoại sinh và vi khuẩn, có loại ăn mô rễ cây thoái rữa hoặc thậm chí chui vào sống trong mô rễ. -Lớp secernentea: có các loại gây hại trầm trọng ở người và gia súcIII. Các ngành động vật có thể xoang giả (pseudocoelum):ngànhMôi trường sốngCơ quan di chuyểncuticunLột xácSinh dục p,lNguyên đơn thậnPhần đầu (hoặc vòi)B, nnkstmcơnematodaTất cả+-dkeo+p--nematommorphaNn, b+-dkeo+p-+ (l)Gastrotrichann, b-+d, v+??l+-kinorrhynchab--?kitin+p++ (i)priapulidab--d, vkitin+p++ (i)Loriciferab--?kitin+p?+ (I, l)rotatoriann, b++d, vprotein-p++ (i)acanthocephalann, b+-d, vprotein-p++ (i)phânNgànhcơcuticunLột xácSinh duc p,lNguyên đơn thận b, nnkstmCơ quan di chuyểnMôi trường sốngcơPhần đầu IV. Giun sán kí sinh và phòng chống 1. Giun sán kí sinh: - Giun sán kí sinh là mối đe dọa thường xuyên sức khỏe của người và động vật, làm giảm năng suất của vật nuôi và cây trồng. - Mỗi loài giun sán là tác nhân gây một bệnh kí sinh. - Tác hại của giun sán tuy ngấm ngầm nhưng rất đáng kể do gây thương tổn tại chỗ, tiết độc tố, làm suy nhược cơ thể, mở đường cho các bệnh khác xâm nhập. 2. Phòng chống giun sán: - Phòng trừ bệnh giun sán do đó phải là hoạt động có tính xã hội nhằm chữa bệnh và hạn chế mầm bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển và cải thiện điều kiện vệ sinh nhân y và thú y để ngăn chặn trùng kí sinh xâm nhập vào vật chủ. - Muốn thế cần hiểu biết về thành phần, vòng đời, tập tính của từng loài giun sán kí sinh và đặc điểm (khí hậu, địa hình, nhân văn, động vật và thực vật) của từng vùng để trên cơ sở đó xây dựng biện pháp tổng hợp trong phòng chống giun sáng.V. Nguồn gốc và tiến hóa của giun tròn: - Giun tròn với cơ thể đối xứng hai bên - Xuất hiện lá phôi thứ ba và số cơ quan phong phú hơn nhưng chưa có thể xoang. - Trứng của giun tròn phân cắt hoàn toàn. - Phát triển lột xác, không xen kẽ thế hệ. - Giun tròn kí sinh có thể phát triển qua hoặc không qua vật chủ trung gian.

File đính kèm:

  • pptxnganh_giun_dua.pptx