Bài giảng Môn Tập đọc lớp 4: Ông Trạng thả diều

Tìm hiểu bài:

Luyện đọc theo nhóm đôi

Lắng nghe cô đọc mẫu để rút ra giọng đọc chung toàn bài

Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 15116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Tập đọc lớp 4: Ông Trạng thả diều, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tập đọc Ông Trạng thả diều Tiếng Việt 4 Giáo viên: Nguyễn Thị Cẩm Tú Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2014Tập đọc Tranh minh hoạ chủ điểm vẽ những gì? Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2014Tập đọc Tranh minh hoạ chủ điểm vẽ: Một chú bé chăn trâu đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài. Những em bé đội mưa gió đi học. Những em bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu. Tên chủ điểm nói lên những con người có nghị lực, ý chí sẽ đạt được thành công. Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu với các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Bức tranh vẽ gì? Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2014Tập đọc Ông Trạng Thả Diều Theo Trinh Đường Ông Trạng thả diều - Là câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta. Luyện đọc:Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài : Đoạn 1: Vào đời vua… làm lấy diều để chơi.Đoạn 2: Lên sáu tuổi… chơi diều.Đoạn 3: Sau vì… học trò của thầy.Đoạn 4: Thế rồi… nước Nam ta. Luyện đọc: thả diều kinh ngạc mảnh gạch vỡ vi vút chữ tốt văn hay Luyện đọc từ khó: Luyện đọc:Giải thích nghĩa các từ: Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa. Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ Tìm hiểu bài: Luyện đọc theo nhóm đôi Lắng nghe cô đọc mẫu để rút ra giọng đọc chung toàn bài Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái. Tìm hiểu bài: Đọc đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 1) Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó,trí nhớ lạ thường;có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. Tìm hiểu bài: Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà nghèo , Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 2) Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? Tìm hiểu bài: Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm lên 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều . Đọc đoạn 4 và trả lời: 3) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? Tìm hiểu bài: Cả lớp suy nghĩ, thảo luận theo nhóm đôi để tìm đáp án cho câu 4: 4) Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên: a. Tuổi trẻ tài cao b. Có chí thì nên c. Công thành danh toại Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền “tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại”, nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là “có chí thì nên”. Câu tục ngữ “có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện. Nội dung chính toàn bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Tìm hiểu bài: Luyện đọc diễn cảm: Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.  Sau vì nhà nghèo quá , chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Củng cố: Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. Nguyễn Hiền rất có chí. Ông không được đi học, thiếu cả bút, giấy nhưng nhờ quyết tâm vượt khó đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Em được bố mẹ chiều chuộng, không thiếu thứ gì nhưng em học chưa giỏi vì chưa chăm chỉ bằng một phần nhỏ của ông Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo… Dặn dò: Xem lại bài học “Ông trạng thả diều” Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ: “Nếu chúng mình có phép lạ” Buổi học đến đây là kết thúc 

File đính kèm:

  • ppttap doc.ppt