Bài giảng Môn tập đọc lớp : 5 tiết 28: Hạt gạo làng ta

- Cho HS(5) đọc tiếp -> khổ thơ cuối.

+ Hỏi : “tiền tuyến” là nơi nào ?

* Mời 5 HS đọc lại lần 3

* GV đọc mẩu lần 1.

* Chuyển : Để đọc diển cảm được tốt nội dung bài, thầy cùng các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay .

 

doc4 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 15503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn tập đọc lớp : 5 tiết 28: Hạt gạo làng ta, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC TIỂU HỌC
NĂM HỌC : 2010 - 2011
Môn : Tập đọc Lớp : 5 Tiết : 28
HẠT GẠO LÀNG TA 
I. MỤC TIÊU:
1/ Biết đọc diển cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm.
2/ Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tuyền tuyến trong những năm chiến tranh. 
(Trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc lòng được 2 -3 khổ thơ.)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1/ Hoạt động 1:
- Nhằm đạt được mục tiêu số: 1
- Hoạt động được lựa chọn : Đàm thoại , trực quan, thực hành luyện tập.
- Hình thức tổ chức : cá nhân , Hoạt động lớp.
Hoạt động của GV
Mong đợi ở HS
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “ Chuỗi ngọc lam “
Gọi HS đọc bài, Hỏi: 
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
- Cô bé mua tặng chị nhân ngày Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất .
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ?
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt …………….
+ Nêu nội dung qua câu chuyện ?
Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Thầy tuyên dương trước lớp.
Giới thiệu: 
- Bài học hôm nay chúng ta cùng học bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa . Bài thơ sẻ giúp các em hiểu rỏ hơn về cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta .
Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Thầy mời bạn ……và bạn ….(2 bạn) đọc nối tiếp toàn bài.
- 2 HS đọc nối tiếp
- Hỏi : Bài có mấy khổ thơ ?
- Bài thơ có 5 khổ thơ.
- Thầy mời các em đọc nối tiếp lại từng đoạn của bài nào .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
 (lần 1 -> 5 em )
- Gọi HS (1) đọc lần 2 -> khổ thơ 1, Hỏi:
- Cho Thầy biết sông Kinh thầy chảy qua tỉnh nào của nước ta ?
- HS đọc lần 2 -> khổ thơ 1
- Sông Kinh thầy là sông chia nước của tỉnh Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương.
* gv nêu : Bài thơ được viết vào những năm kháng chiến chống giặc ở miền Bắc của nước ta Kinh thầy là tên con sông chảy qua tỉnh Hải Dương.
- GV treo lược đồ Giới thiệu, Kết luận : sông Kinh thầy chảy qua tỉnh Hải Dương.
- Cho HS(2) đọc tiếp -> khổ thơ 2
- Cho HS(3) đọc tiếp -> khổ thơ 3, Hỏi:
- GV treo tranh (Hào giao thông) , Hỏi: 
+ Em hiểu Hào giao thông là thế nào ?
- HS đọc -> khổ thơ 2 
 -> khổ thơ 3
+ Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn.
- Cho HS(4) đọc tiếp -> khổ thơ 4
 -> khổ thơ 4
- GV treo tranh (SGK) , Hỏi:
+ Trành là vật dụng dùng để làm gì ?
- Còn gọi là Giành, xảo dụng cụ đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, có thành dùng để vận chuyển đất , đá, phân trâu bò ,…
- Cho HS(5) đọc tiếp -> khổ thơ cuối.
 -> khổ thơ 5
+ Hỏi : “tiền tuyến” là nơi nào ?
+ Nơi trực tiếp tác chiến với địch.
* Mời 5 HS đọc lại lần 3
+ 5 em đọc lại nối tiếp
* GV đọc mẩu lần 1.
* Chuyển : Để đọc diển cảm được tốt nội dung bài, thầy cùng các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay .
2/ Hoạt động 2 :
- Nhằm đạt được mục tiêu số: 2
- Hoạt động được lựa chọn : Thảo luận , đàm thoại, thực hành luyện tập.
- Hình thức tổ chức : nhóm, cá nhân 
* Tìm hiểu bài 
thảo luận nhóm đôi
Cô mời bạn ……đọc cho cô khổ thơ 1.
 -> đọc khổ thơ 1
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
Dự kiến: vị phù sa – hương sen thơm – công lao của cha mẹ – nỗi vất vả.
- Thầy mời bạn …đọc tiếp cho thầy khổ thơ 2
 -> đọc khổ thơ 2
+ Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Dự kiến: Giọt mồ hôi sa.
	 ……………..
	 Mẹ em xuống cấy.
 Hai dòng thơ cuối (thổ thơ 2) vẽ lên hình ảnh trái ngược nhau: cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát, còn mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy.
+ Em cho biết ý khổ thơ 1 và 2 nói gì ?
+ Hạt gạo có hương vị của quê hương, nổi vất vả của người nông dân .
- Mời bạn …đọc tiếp cho thầy khổ thơ 3,4
 -> đọc khổ thơ 3, 4
+ Câu hỏi 3 :Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
- Dự kiến : vất vả : tác nước , bắt sâu, gánh phân.
+ Em cho biết ý khổ thơ 3, 4 nói gì ?
+ Hạt gạo trong những năm đánh Mĩ gian khổ có công sức của các bạn nhỏ.
+ Câu hỏi 4 : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
- Hạt gạo được gọi là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý, được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi,công sức của bao người , góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc .
+ Vậy ý khổ thơ cuối nói gì ?
+ Hạt gạo quý như vàng
* Luyện đọc diễn cảm.
- Các em thử nêu cách đọc diển cảm bài thơ ?
- Giọng nhẹ nhành , tha thiết
- GV : chú ý nối liền các cặp câu trong bài thơ, vì chúng chứa nội dung thông báo 
GV đính nội dung khổ thơ 2 đọc mẫu diễn cảm.
 2 – 3 em đọc
* Luyện đọc diễn cảm thuộc lòng bài thơ ( 2 đến 3 khổ thơ ).
HS lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng khổ thơ, cả bài , theo nhóm .
- Thầy mời các nhóm cử đại diện của nhóm mình thi đọc thuộc lòng với nhóm bạn xem nhóm nào đọc hay hơn các em có thích không ?
4 em đại diện thi đọc diễn cảm.
- Các em nhận xét xem bạn ở nhóm nào đọc hay và diểm cảm hơn ?
- Kết luận : Thầy có lời khen các nhóm.
- Qua bài tập đọc giúp ta hiểu được điều gì?
* Nội dung chính : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
* Cũng cố:
- Các em vữa được học bài gì ?
- Đọc diển cảm lại toàn bài, nêu nội dung chính của bài ?
- Giáo dục : Các em đã thấy Hạt gạo rất quý vì phải đổ bao mồ hôi công sức mới có được, vì vậy mỗi chúng ta phải biết quý trọng lúa gạo cũng như những người đã làm ra hạt gạo nuôi sỗng cho đời các em nhé !
- Về nhà các em cần chuẩn bị bài sau “Buôn Chư Lênh đóng cô giáo”
- Thầy có lời khen cả lớp đã tích cực tham gia bài học 
* Tiết học hôm nay là hết rồi, chúc các em có những buổi học vui và bổ ích.
- Thầy chào các em.
III. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh Phóng to. Viết đoạn thơ rèn đọc diễn cảm.
+ HS: Bài soạn. SGK.
==========================================================================
Tân Phú 1, ngày 19 tháng 11 năm 2010
 Người soạn
 Hồ Vĩnh Tú

File đính kèm:

  • docTuan 14 - TAP DOC SOAN GIANG - VTu 2.doc