Bài giảng Môn tập đọc tuần 6: Sự sụp đổ của chế độ a-Pác-thai

4. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?

Vì những người yêu chuộng hoà bình và công lí không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.

Vì chế độ a-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh, cần phải xoá bỏ để mọi người thuộc mọi màu da đều được hưởng quyền bình đẳng.

Vì mọi người sinh ra dù màu da khác nhau đều là con người. Không thể có màu da cao quý và màu da thấp hèn, không thể có dân tộc thống trị và dân tộc đáng bị thống trị, bị khinh miệt.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn tập đọc tuần 6: Sự sụp đổ của chế độ a-Pác-thai, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Kiểm tra bài cũ: - Bài thơ muốn nói lên điều gì? Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bài văn gồm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “… tên gọi a-pác-thai”. + Đoạn 2: Tiếp đến “… tự do, dân chủ nào”. + Đoạn 3: Còn lại. LUYỆN ĐỌC TÌM HIỂU BÀI Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 1. Hãy nêu những hiểu biết của em về đất nước Nam Phi. Nam Phi là quốc gia ở cực nam châu Phi, diện tích 1219000km2, dân số 43 triệu người, thủ đô là Prê-tô-ri-a, nổi tiếng nhiều vàng và kim cương nhưng cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 2. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 3. Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi. 4. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? - Vì những người yêu chuộng hoà bình và công lí không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai. - Vì chế độ a-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh, cần phải xoá bỏ để mọi người thuộc mọi màu da đều được hưởng quyền bình đẳng. - Vì mọi người sinh ra dù màu da khác nhau đều là con người. Không thể có màu da cao quý và màu da thấp hèn, không thể có dân tộc thống trị và dân tộc đáng bị thống trị, bị khinh miệt. Nêu nội dung bài ? Nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. Hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: + Đọc giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen ở Nam Phi; thể hiện sự bất bình với chế độ a-pác-thai. + Đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh bền bỉ, dũng cảm của người da đen. Luyện đọc diễn cảm Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 17- 6- 1991, chính quyền Nam Phi buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27- 4- 1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức. Luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, được bầu làm Tổng thống. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt trước khi nhân loại bước vào thế kỉ XXI. Em hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới. Nen-xơn Man-đê-la Nen-xơn Man-đê-la vào khoảng năm 1937 N. Man-đê-la và Tổng thống Hoa Kỳ năm 1993 Nen-xơn Man-đê-la năm 2008 Anh hùng giải phóng Nam Phi trên con tem kỉ niệm của Liên Xô năm 1988 Tượng N. Man-đê-la tại Quảng trường Nghị viện Luân Đôn 

File đính kèm:

  • pptTuan 6 Su sup do cua che do apacthai.ppt