Bài giảng môn Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 32 - Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Con tê tê

 Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.

 Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Tập làm văn Lớp 4 - Tuần 32 - Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Chu Thị Soa – Hải Châu- Đà Nẵng TẬP LÀM VĂN TUẦN 32Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.ÔN BÀI CŨBài văn miêu tả con vật thường có ba phần:1. Mở bài:Giới thiệu con vật sẽ tả.2. Thân bài:a) Tả hình dáng.b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vậtSGK/139Đọc bài văn sau: Con tê tê Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi.Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khoẻ. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất. Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ. Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó. Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ GiangCon tê tê Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi. Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi. Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khoẻ. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất. Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cần một cái que lùa theo phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ. Tê tê là loại thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó. Theo Vi Hồng, Hồ Thuỷ Giang - Hãy phân đoạn bài văn trên. - Bài văn trên gồm 6 đoạn: * Đoạn 1: từ “ con tê tê” đến “ thủng núi”. * Đoạn 2: từ “ Bộ vẩy” đến “ tận mút chỏm đuôi”. * Đoạn 3: từ “ Tê tê săn mồi” đến “ăn kì hết mới thôi”. * Đoạn 4: từ “Đặc biệt nhất” đến “ trong lòng đất”. * Đoạn 5: từ “Tuy vậy” đến “miệng lỗ”. * Đoạn 6: từ “Tê tê” đến “cần bảo vệ nó”. - Hãy xác định phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn tả con tê tê. Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5 Đoạn 6 Mở bàiThân bài Kết bài Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5 Đoạn 6 - Hãy nêu nội dung chính của từng đoạn. Mở bàiThân bài Kết bài Giới thiệu chung về con tê tê. Miêu tả bộ vẩy của con tê tê. Miêu tả miệng, hàm lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi. Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất. Miêu tả nhược điểm của tê tê. Ích lợi của tê tê và khuyên chúng ta cần phải bảo vệ tê tê. b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê? c) Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?Hình dáng bên ngoài của con tê têHoạt động của tê têTổ 1 + 2Tổ 3 + 4 Bộ vẩy b) Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?Hình dáng bên ngoài của con tê têĐen, nhạt, giống vẩy cá gáy, nhưng cứng và dày giống như bộ giáp sắt.Bộ vẩyBộ vẩy Bộ vẩy Miệng Hàm Lưỡi Bốn chânHình dáng bên ngoài của con tê têĐen, nhạt, giống vẩy cá gáy, cứng và dày giống như bộ giáp sắt.Nhỏ.Chỉ có lợi, không có răng.Dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh.Ngắn ngủn, móng cực sắc, khoẻ.Khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con vật ta cần chú ý tả những đặc điểm nào? Bắt kiến Đào đất c) Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?Hoạt động của tê têThè lưỡi dài, đục thủng tổ kiến, thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai. Dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình. Khi ấy dù có ba người lực lưỡng kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.Khi miêu tả hoạt động của con vật ta cần chú ý điều gì?Khi miêu tả hoạt động của con vật ta cần chú ý quan sát thật tỉ mỉ để chọn lọc được những đặc điểm lí thú về hoạt động của con vật đó.2. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.3. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.1. Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.2. Quan sát hoạt động của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật đó.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tap_lam_van_lop_4_tuan_32_bai_luyen_tap_xay_du.ppt