Bài giảng Môn Toán lớp 6 - Tiết 24 - Ước và bội (tiếp theo)

Ví dụ: Tìm tập hợp các ước của 12?

Để tìm các ước của 12 ta lấy 12 chia lần lượt với các số 1; 2; 3; ;12 số nào 12 chia hết thì số đó là ước của 12.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Môn Toán lớp 6 - Tiết 24 - Ước và bội (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
a) Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9? Lấy ví dụ minh họa? Kiểm tra bài cũ b) Trong các số: 1235; 375; 2646 số nào chia hết cho 3, chia hết cho 9? Tiết 24 - ƯỚC VÀ BỘI 1. Ước và bội Khi nào thì số a được gọi là bội của số b hoặc số b được gọi là ước của số a ? Ví dụ: ta có 30 chia hết cho 3 nên ta nói 30 là bội của 3, hay 3 là ước của 30 Khi có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a gọi là bội của b, còn b gọi là ước của a 2.Cách tìm ước và bội *Tập hợp các bội của a là: B(a). *Tập hợp các ước của a là: Ư(a). ?1a) 18 là bội của 3 vì 18 chia hết cho 3 18 không là bội của 4 vì 18 không chia hết cho 4. ?1b) 4 là ước của 12 vì 12 chia hết cho 4. 4 không là ước của 15 vì 15 không chia hết cho4. ?1/sgk. a)Số 18 có là bội của 3 không? Có là bội của 4 không ? b)Số 4 có là ước của 12 không? Có là ước của 15 không ? Tiết 24 - ƯỚC VÀ BỘI 2.Cách tìm ước và bội *Tập hợp các bội của a là: B(a). *Tập hợp các ước của a là: Ư(a). Ví dụ: Tìm các bội của 5 nhỏ hơn 22? Ta có: số 0 gấp số 5 …. lần số 5 gấp số 5 …. lần số 10 gấp số 5 …. lần số 15 gấp số 5 …. lần số 20 gấp số 5 …. lần … 0 1 2 3 4 Vậy các bội của 5 nhỏ hơn 22 là: 0;5;10;15;20 (vì bội tiếp theo của 5 là 25 lớn hơn 22) Tiết 24 - ƯỚC VÀ BỘI Muốn tìm bội của 5 ta làm như thế nào? Để tìm các bội của 5 ta lấy 5 nhân lần lượt với các số 0; 1; 2; 3; … Tiết 24 - ƯỚC VÀ BỘI Muốn tìm bội của một số ta làm như thế nào? Để tìm bội của một số khác 0 ta nhân số đó lần lượt với các số 0; 1; 2; 3; … ?2 SGK. Tìm các số tự nhiên x mà x € B(8) và x 1 ta làm như thế nào? Để tìm ước của một số a>1 bằng cách lần lượt chia a cho các số từ 1 đến a nếu a chia hết những số nào thì các số đó là ước của a. ?4/sgk. Tìm các ước của 1 và tìm một vài bội của 1 Lưu ý: *Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0. *Số 0 không là ước của bất kì số nào. *Số 1 là ước của mọi số tự nhiên. *Số 1 chỉ có một ước là chính nó Bài 1 :Điền các từ “bội” hay “ước”thích hợp vào chỗ trống * Một lớp có 36 em chia đều vào các tổ, thì số tổ là ……của 36. * Số học sinh của khối 6 xếp theo hàng 2, hàng 5, hàng 7 đều vừa đủ , thì số học sinh của khối 6 là……của 2, ……của 5, và là ….. của 7 . ước bội bội bội Luyện tập: *Bài 113( SGK) trang 45: Tìm x sao cho: x   24; 36; 48 } b) x chia hết cho 15 và 0 8. x  10; 20 } a) x  B(12) và 20  x  50 Luật chơi: *Mỗi nhóm được cho trước 5 điểm *Tìm đúng số theo yêu cầu được 2 điểm. *Tìm sai số theo yêu cầu bị trừ 1 điểm. Mời các em tham gia vào trò chơi Cho vòng tròn chứa các số sau: 54 3 136 45 15 78 144 6 18 92 30 12 67 443 39 248 2 99 1002 81 (N1,2)Hãy tìm các số  B(9) (N3,4)Hãy tìm các số  Ư (30) Cho vòng tròn chứa các số sau: 54 3 136 45 15 78 144 6 18 92 30 12 67 443 39 248 2 99 1002 81 (N1,2)Hãy tìm các số  B(9) (N3,4)Hãy tìm các số  Ư (30) Nội dung cần nhớ : Cách tìm bội của số b≠0 Cách tìm ước của số a>1 *Lấy số b nhân lần lượt với các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; … *Kết quả mỗi phép nhân là bội của b. *Lấy số a chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 1 đến a . *Nếu a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a . Học thuộc: 	 Khái niệm bội và ước 	 Cách tìm bội và ước của một số 	 Bài tập về nhà BTVN: 112 (SGK) 142, 144, 145, 146, 147 (SBT– 20) CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI! 

File đính kèm:

  • pptuoc va boi.ppt
Bài giảng liên quan