Bài giảng Môn Toán lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 62 bài 9: Nghiệm của đa thức một biến (tiếp)
GV hướng dẫn HS làm chứng minh:
Giả sử đa thức G(x) = x2+3 có nghiệm x=3 suy ra G(a) = a2+3 mà a2 0 nên a2+3 3 tức là không có giá trị nào của x để G(x) = 0 vậy đa thức G(x) = x2+3 vô nghiệm.
- Như vậy một đa thức có thể có bao nhiêu nghiệm?
- HS: trả lời
- HS nêu chú ý (SGK/47)
Phòng giáo dục & đào tạo krông pak Giáo viên: La VĂN Thuận đơn vị: pt dtnt krông pak Giáo án dự thi Tuần 30 - Tiết 62 Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến A. Mục tiêu: * Kiến thức - HS biết khái niệm nghiệm của đa thức. * Kĩ năng - Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không) - HS biết một đa thức khác 0 có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, ... hoặc không có nghiệm, Số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó. * Thái độ - Chính xác, cẩn thận. B. Chuẩn bị: *GV: - Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, đèn chiếu, máy tính ghi khái niệm nghiệm của đa thức; chú ý. *HS: - Ôn quy tắc chuyển vế. - Học bài cũ, xem trước bài mới, máy tính casio fx500. D. Tiến trình dạy học: 1/ ổn định: KTSS 2/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - GV: gọi 1HS lên bảng làm bài tập - đây là đa thức có mấy biến? - ? với giá trị nào của x thì đa thức bằng 0, khác 0? - HS trả lời: tại x=0 và x= 2 thì đa thức bằng 0; tại x=1 đa thức khác 0. - GV nhận xét bài của HS đưa ra kết luận: Trong bài toán trên, khi thay x= 0 và x = 2 ta có P(x) = 0, ta nói x = 0 và x = 2 là một nghiệm của đa thức P(x). Còn x = 1 không là nghiệm đa thức. ? Vậy Thế nào là nghiệm của đa thức. ? làm thế nào kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không? ta nghiên cứu bài học mới 1HS lên bảng: tính giá trị đa thức P(x) = x2 – 2x tại: x = 0; 1; 2 P(0) = ? P(1) = ? P(2) = ? - HS tính được: P(0) = 0 P(1) = -1 P(2) = 0 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: đưa bảng phụ ( hoặc đèn chiếu bài toán SGK/ 47 lên màn hình- 10 ph) - GV giới thiệu bài toán (SGK/47) Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là: C = (F-32) , Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F ? - HS theo dõi và ghi chép để hiểu được khái niệm nghiệm của đa thức. - Khi nào số a là một nghiệm của đa thức P(x)? - GV đưa k/n lên bảng phụ, nhấn mạnh để HS nhớ. - Trở lại phần kiểm tra đầu giờ: Tại sao ta nói x = 0 và x =2 là nghiệm của đa thức P(x)? -HS: Vì tại x = 0 và x= 2, đa thức P(x) có giá trị bằng 0. GV: cho HS hoạt đông nhóm để đưa ra nhận xét về số nghiệm của đa thức. Tiến hành: ( đưa đề bài lên màn hình- 15 phút) - GV: chia lớp thành 6 nhóm với nhiệm vụ như sau: Nhóm: 1 và 4 làm câu a/ Nhóm: 2 và 5 làm câu b/ Nhóm: 3 và 6 làm câu c/ - Trong ví dụ a và b ta có thể tìm được thêm nghiệm nào nữa của đa thức P(x); Q(x)? - HS: trả lời: P(x) có 1 nghiệm duy nhất; Q(x) có 2 nghiệm; Q(x) vô nghiệm. - GV:Trong ví dụ của câu c; làm sao ta có thể chứng tỏ được đa thức G(x) vô nghiệm? - GV hướng dẫn HS làm chứng minh: Giả sử đa thức G(x) = x2+3 có nghiệm x=3 suy ra G(a) = a2+3 mà a2 0 nên a2+3 3 tức là không có giá trị nào của x để G(x) = 0 vậy đa thức G(x) = x2+3 vô nghiệm. - Như vậy một đa thức có thể có bao nhiêu nghiệm? - HS: trả lời - HS nêu chú ý (SGK/47) - GV: Đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm; Đa thức bậc hai có không quá 2 nghiệm. Hoạt động 4. Luyện tập - Củng cố (10 ph) * Cho HS làm BT 54 (SGK/48) - Ba HS lên bảng tính P() ; Q(1) ; Q(3) -Lớp NX chữa bài. - Gv: có thể hướng dẫn HS cách kiểm tra nghiệm bằng máy tính bỏ túi nếu có thời gian; chẳng hạn đối với đa thức bậc cao phức tạp như P(x) = 3x5+4x4+7x2 + 3; yêu cầu kiểm tra xem x= 7;…có là nghiệm của P(x) hay không? ( 5 phút) *GV cho HS chốt kiến thức: -Thế nào là nghiệm của đa thức. - Nêu cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không ? 1. Nghiệm của đa thức một biến. * Xét bài toán (SGK/47) C = (F-32) = 0 F = 32 Vậy nước đóng băng ở 320F *Thay F = x ta có đa thức (x-32) = x - *Đa thức P(x) = x - = 0 khi x = 32 ta nói x = 32 là một nghiệm của đa thức P(x) * Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó. 2.Ví dụ : a) Cho đa thức P(x) = 3.x + 1 x = - có là nghiệm của P(x) hay không? - HS đưa ra được đáp án: x= - là nghiệm của P(x) b) Cho đa thức Q(x) = x2- 4; với x=2 và x = -2 có là nghiệm của đa thức Q(x) hay không? - HS đưa ra được đáp án Q(2) = 22- 4 = 0 Q(-2) = (-2)2-4 = 0 Vậy x= 2 và x=-2 là nghiệm của Q(x) c) Với x =1, x=2 có là nghiêm của đa thức G(x) = x2+3 hay không? - HS đưa ra được đáp án: với x =1, x=2 không là nghiêm của đa thức G(x) vì G(1)=4; G(2)=7 * Chú ý (SGK/47) - Một đa thức (khác đa thức không)có thể có một nghiệm, hai nghiệm...hoặc không có nghiệm nào. - Người ta đã chứng minh được rằng số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. BT 54 (SGK/48) a) P() = 5. + =1 x = không là nghiệm của P(x) = 5x + b) Q(1) = 12-4.1+3 = 1 - 4 + 3 = 0 Q(3) = 32-4.3+3 = 9 - 12 + 3 = 0 Vậy: x = 1; x = 3 là các nghiệm của Q(x) =x2 -4x + 3 5/ Dặn dò: ( 1 phút) - Làm bài 55; 56 trang 48 SGK. - Bài tập 43; 44; 46 Trang 15; 16 SBT. - Chuẩn bị các ?1; ?2; Giờ sau học tiếp. Ngày soạn : Ngày giảng: tiết 63 Nghiệm của đa thức một biến (tiếp) A. Mục tiêu * Kiến thức - Tiếp tục củng cố cho HS khái niệm nghiệm của đa thức. * Kĩ năng - HS biết cách kiểm tra xem số a có phải nghiệm của đa thức hay không? * Thái độ: - Chính xác, cẩn thận. B. Chuẩn bị: *GV: Bảng phụ, đồ dùng dạy học. * HS:Dụng cụ học tập D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra (5ph): Thế nào là nghiệm của đa thức một biến ? Bài 43( SBT- 15) Cho đa thức f(x) = x2 - 4x - 5. Chứng tỏ x = -1; x = 5 là hai nghiệm của đa thức đó. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập ?1; ?2 (SGK/48) (15ph) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiết trước thông qua bài tập cụ thể. Tiến hành; - Yêu cầu HS làm ?1 (SGK/48) - Muốn kiểm tra xem một số a có là nghiệm của đa thức không ta làm như thế nào? - HS: Thay x = a, kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không. - Yêu cầu HS lên bảng làm bài. - Lớp NX, chữa bài. - Yêu cầu HS làm ?2 (SGK/48) (đề bài trên bảng phụ) -Làm thế nào để biết trong các số đã cho số nào là là nghiệm của đa thức? -HS: a) Tính giá trị của P() ; P() ; P(-) KL. b) Làm tương tự. - Có cách nào khác không? + HS: Cho P(x) = 0, tìm x rồi đối chiếu KL. - Đa thức Q(x) còn nghiệm nào khác không? +HS: Đa thức Q(x) không còn nghiệm nào khác vì đa thức bậc 2 không quá 2 nghiệm. Hoạt động 2. Luyện tập ( 10 ph) Mục tiêu: Tiếp tục củng cố lí thuyết thông qua các bài tập. Tiến hành: - GV yêu cầu HS làm bài tập 55 SGK/48 - Yêu cầu HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở, NX bài làm của bạn. - Cho HS làm BT 56. HS suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời miệng. Cho VD chứng tỏ bạn Sơn đúng? ?1 (SGK/48) P(x) = x3 - 4x P(-2) = (-2)3 - 4.(-2) = 0 P(0) = 03 - 4.0 = 0 P(2) = 23 - 4.2 = 0 Vậy x = -2; x = 0; x = 2 là các nghiệm của P(x) ?2 (SGK/48) a) P(-) = 2.(-) + = 0 nên x = - là nghiệm của P(x) b) Q(3) = 32 - 2.3 -3 = 9 - 6 - 3 = 0 Q(-1) = (-1)2 - 2.(-1) -3 = 1+2-3= 0 Vậy x = 3; x = -1 là nghiệm của Q(x) = x2 - 2x -3 * Luyện tập: Bài 55( SGK- 48) a) P(y) = 3y + 6. Ta có 3y + 6 = 0 3y = -6 y = -2. Vậy nghiệm của P(y) = 3y + 6 là y = -2 b) Đa thức Q(y) không có nghiệm vì ta có y4 > 0 nên y4 + 2 > 0 , hay Q(y) khác 0 với mọi giá trị của y. Bài 56( SGK- 48) Bạn Sơn đúng. Ví dụ : P(x)= x - 1; G(x)= 2x2 - 2; N(x)= 3x-3… là các đa thức một biến có một nghiệm bằng 1. Hoạt động 3. "Trò chơi toán học" (10') Mục tiêu: Thông qua trò chơi tiếp tục củng cố lí thuyết. Tiến hành: - GV nêu luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội 5 HS, chỉ có 1 viên phấn truyền tay nhau viết lên bảng. + HS 1 đến HS 5 lần lượt làm các câu 1a; 1b; 2a; 2b; 2c. + HS sau được phép chữa bài HS làm liền trước. + Mỗi câu đúng 2 điểm. Thời gian tối đa là 3 phút. - Hai đội chơi xếp hàng để chuẩn bị chơi. - GV đưa bài trên 2 bảng phụ. - Hai đội làm bài (điền ngay vào KQ). Đề bài Kết quả 1. Cho đa thức P(x) = x2 - x Trong các số sau : -2; -1; 0; 1; 2 a) Hãy tìm một nghiệm của P(x) b) Tìm các nghiệm còn lại của P(x) 2. Tìm nghiệm của đa thức: a) A(x) = 2x - 6 b) B(x) = (x-3)(x+3) c) 2x2 + 1 - GV và HS trong lớp chấm thi. - GV công bố đội thắng cuộc. Cho điểm thưởng. Hoạt động 4. Củng cố. HDVN (5ph) - HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là nghiệm của đa thức một biến? + Làm cách kiểm tra xem số a có phải nghiệm của đa thức hay không? - Bài tập về nhà: Số 45; 47(SBT/16) - Làm các câu hỏi ôn tập chương IV và các bài tập 57; 58; 59 SGK/49. - Giờ sau ôn tập chương IV.
File đính kèm:
- tiet 62 63 Nghiem cua da thuc 1 bien.doc