Bài giảng Một số vấn đề tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học và phương pháp giáo dục

+ Đã hình thành khá rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nó được phát triển dần, từ nhu cầu tìm hiểu “đó là cái gì?” đến nhu cầu trả lời “tại sao?” và “như thế nào?”.

 + Được hình thành trong các hoạt động và sẽ phát triển thuận lợi khi trẻ đạt được những thành tích dù rất nhỏ, nhất là trong hoạt động học - chính nó sẽ tạo cho trẻ niềm vui và niềm tin vào năng lực của chính mình.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 13011 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Một số vấn đề tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học và phương pháp giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
* NỘI DUNG PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC II. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC IV. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC * PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LÝ LUẬN GIÁO DỤC II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH * TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Kế Hào (1992), Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục. Bùi Văn Huệ (2005), Tâm lý học tiểu học, Nxb Giáo dục.  Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2011), Tài liệu bồi dưỡng CBQL, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS và THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trần Thị Hương (2002), Một số vấn đề về lý luận giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Thế Ngữ (2001) Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. * PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC * 	TRAO ĐỔI 	Theo anh/chị lứa tuổi học sinh tiểu học có những đặc điểm tâm lý nổi bật nào mà nhà giáo dục cần phải quan tâm? * I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TIỂU HỌC 	1. Về thể chất 	2. Cuộc sống nhà trường tiểu học 	3. Dậy thì sớm 	 	 	 	 	 	 	 	 	 	 	 + Thể lực – phát triển tương đối êm ả, đồng đều. Xương đang ở giai đoạn cứng dần. + Hệ thần kinh – đang phát triển và dần hoàn thiện. + Hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Tim đập nhanh. Cần chú ý: - Quan tâm đến tư thế: đứng, ngồi, đi, chạy,… Không để trẻ mang xách những vật quá nặng,… - Hình thành khả năng tự kiềm chế, tính tự chủ, lòng kiên trì. - Tránh những tác động gây cho trẻ xúc động mạnh, tiêu cực + Hoạt động học - đây là hoạt động nghiêm túc, có kỷ cương với những yêu cầu nhất định. Kết quả sẽ mang lại cho trẻ những hiểu biết chưa hề có trước đó. + Là hoạt động chủ đạo - hoạt động học có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. 	Vì vậy, bằng phương pháp nhà trường “thầy tổ chức, trò hoạt động“, GV cần giúp cho trẻ tiếp thu, chiếm lĩnh những tri thức nhân loại thành năng lực riêng của các em bằng chính hoạt động của mình, trẻ phải tự làm ra các sản phẩm GD, phải làm hết sức nhưng không quá sức, từ đó mà cảm nhận niềm vui trong hoạt động học. + Dậy thì – là thời kỳ trưởng thành sinh dục, trẻ bắt đầu có sự trưởng thành các hooc môn sinh dục, hệ cơ quan sinh dục. Trong thời kỳ này trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý. + Về tâm lý: - Hs nữ: hốt hoảng, sợ hãi, xấu hổ, lo lắng,… có trường hợp bị trầm cảm. - Hs nam: dễ nổi cáu, hay gây gổ,… + Trẻ có thể gặp phải sự quấy rối tình dục của kẻ xấu, bên cạnh đó, do hiểu lệch lạc về tình dục trẻ có thể có những bắt chước không đúng nên sẽ có những hậu quả rất tai hại. Do vậy, GV cần: + Gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, đồng hành và tư vấn kịp thời có hiệu quả cho trẻ. + Chủ động tiếp cận, trao đổi với cha mẹ hs những vấn đề có liên quan đến sự dậy thì sớm, động viên họ quan tâm và có biện pháp ứng xử có hiệu quả. * * QUAN ĐIỂM DẠY HỌC * * II. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ 	1. Tri giác 	2. Tưởng tượng 	3. Tư duy 	4. Chú ý 	5. Trí nhớ 	 + Mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không ổn định. + Lớp 1,2: TG thường gắn với hành động thực tiễn. TG về không gian, thời gian, độ lớn còn gặp khó khăn. + Trẻ TG tốt những đối tượng: phù hợp với nhu cầu, thường gặp trong cuộc sống, có tính trực quan, màu sắc rực rỡ, sinh động,… + Nội dung còn tản mạn, chưa có tổ chức. Hình ảnh còn đơn giản, chưa bền vững. + Lớp 1,2: nhằm làm cho người khác chú ý và thích thú với câu chuyện của mình, trẻ hay kể một sự việc không có thật một cách không chủ định. + Lớp 4,5: TT tái tạo được hoàn thiện từng bước, dần trở nên hiện thực hơn. Các em có khả năng nhào nặn những hình tượng cũ để tạo ra những hình ảnh mới. + Đang chuyển dần từ trực quan cụ thể sang trừu tượng, khái quát. + Tư duy của các em thay đổi rất nhiều trong quá trình học. Sự phát triển của tư duy đã dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản quá trình nhận thức. + Lớp 1,2: Chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Trẻ thường bị lôi cuốn bởi những gì mới lạ, màu sắc rực rỡ, … + Lớp 4,5: chú ý có chủ định dần được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của động cơ học tập. + Trí nhớ trực quan - hình tượng chiếm ưu thế hơn so với trí nhớ từ ngữ - lôgic. Lớp 1,2 thường tiến hành ghi nhớ máy móc. Điều này dần được cải thiện ở các lớp cuối cấp. + Các em thường ghi nhớ nhanh và lâu hơn đối với những tài liệu mà trẻ biết nó cần trong thời gian tới. * * III. HOẠT ĐỘNG KHÁC 	1. Hoạt động vui chơi 	2. Hoạt động lao động	 	Các hoạt động trên đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho hs. Khi tổ chức các hoạt động cần chú ý đến: 	+ Tính giáo dục. 	+ Sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, điều kiện của nhà trường và địa phương. 	+ Tính tổ chức kỷ luật. 	+ Sự theo dõi và đánh giá. * IV. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH 	1. Tính cách 	+ Dễ bị kích động, hay bướng bỉnh, tính khí thất thường. Hồn nhiên trong các quan hệ, rất cả tin và còn mang nặng cảm tính. 	+ Hay bắt chước một cách cảm tính, chưa có khả năng phân biệt được tốt, xấu. 	+ Đã từng bước hình thành một số nét tính cách tốt như: tính ham hiểu biết, lòng vị tha, tính chân thực, lòng thương người, ham thích lao động,… * 2 . Nhu cầu nhận thức 	+ Đã hình thành khá rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nó được phát triển dần, từ nhu cầu tìm hiểu “đó là cái gì?” đến nhu cầu trả lời “tại sao?” và “như thế nào?”. 	+ Được hình thành trong các hoạt động và sẽ phát triển thuận lợi khi trẻ đạt được những thành tích dù rất nhỏ, nhất là trong hoạt động học - chính nó sẽ tạo cho trẻ niềm vui và niềm tin vào năng lực của chính mình. * * 3. Tình cảm + Xúc cảm, tình cảm thường gắn liền với các đặc điểm trực quan, sinh động, cụ thể. + Dễ xúc động, khó kiềm chế xúc cảm và chưa biết “kiểm tra” sự thể hiện ra bên ngoài. Thường bộc lộ một cách hồn nhiên, chân thật. + Chưa bền vững, chưa sâu sắc và ổn định. Việc giáo dục tình cảm cần khéo léo, tế nhị, “vừa thương, vừa nghiêm”. Phải dùng tình cảm để cảm hoá và tác động đến các em, tránh lý thuyết một cách cứng nhắc, áp đặt hoặc quá thô bạo. * “Hôm nay ngày... tháng... năm... Do tôi không còn tình cảm gì với bạn G là bạn gái của tôi trong lớp, tôi chuyển sang thích bạn M. Vì thế, tôi làm đơn xin 'ly dị' với bạn G chính thức từ ngày hôm nay. Bạn G không được phép nắm tay tôi nữa. Ký tên Đ.H”. * 4. Tư đánh giá và đánh giá + Khả năng tự đánh giá chưa cao, chưa biết dựa vào chuẩn để đánh giá. Trẻ thường tự đánh giá mình cao hơn cái mình thực có. + Trẻ thường đánh giá người khác theo suy nghĩ chủ quan mang nặng cảm tính và thường dựa vào cảm xúc của mình. * * I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN GIÁO DỤC 	1. Khái niệm về quá trình giáo dục 	2. Bản chất và đặc điểm của quá trình GD 	3. Lôgic của quá trình giáo dục 	4. Các nguyên tắc giáo dục II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH 	1. Khái niệm về phương pháp giáo dục 	2. Hệ thống các phương pháp giáo dục 	3. Vấn đề giáo dục học sinh có hành vi chưa phù hợp/cá biệt * I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN GIÁO DUC 1. Khái niệm về quá trình GD 	Là một quá trình trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được GD tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. * SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC - Thế giới quan khoa học - Những phẩm chất nhân cách Tự giác, tích cực, tự giáo dục * 2. Bản chất và đặc điểm của QTGD 	2.1. Bản chất 	2.2. Đặc điểm 	 	Là quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực những yêu cầu của các chuẩn mực XH thành nhận thức, thái độ, hành vi và thói quen tương ứng của HS dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục. a. Là hoạt động chịu nhiều tác động đa dạng, đa chiều, phức tạp. b. Là quá trình lâu dài và liên tục. c. Có tính cá biệt. d. Thống nhất với quá trình dạy học. * NGD: chủ đạo Chuẩn mực xã hội Hành vi, thói quen TÓM LẠI * QUÁ TRÌNH GD LÀ TỔ HỢP CỦA CÁC QUÁ TRÌNH BỘ PHẬN * 	CHIA SẺ 	Thực trạng về đạo đức cho học sinh tiểu học hiện nay và nguyên nhân của vấn đề này. 	 * 3. Lôgic của quá trình giáo dục 	Tổ chức, điều khiển học sinh: (1) Nắm vững những tri thức về các chuẩn mực XH đã được qui định. (2) Hình thành tình cảm và niềm tin đối với các chuẩn mực XH. (3) Rèn luyện hành vi và thói quen hành vi phù hợp với những chuẩn mực XH. * Niềm tin xuất phát từ đâu? * Cho dù tôi cố gắng đến đâu tôi cũng học kém! . Hãy bắt đầu sự thành công bằng việc thay đổi niềm tin của bạn! * MỐI QUAN HỆ GIỮA 3 KHÂU Mỗi khâu đều có một ý nghĩa và chức năng nhất định nhưng có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết với nhau: Khâu thứ nhất: nhận thức là tiền đề, là kim chỉ nam cho hành động, là sự chuyển hóa những chuẩn mực xã hội (cái bên ngoài) thành ý thức (cái bên trong) của mỗi người. Đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Khâu thứ hai: tình cảm là chất men kích thích, là động lực, sức mạnh bên trong thúc đẩy hành động. Khâu thứ ba: hành động vừa là kết quả, mục đích của hai khâu kia, vừa là điều kiện củng cố hai khâu kia. Hành động là sự thể hiện ý thức tình cảm bên trong ra bên ngoài bằng hành vi. * LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ HÀNH VI * 4. Các nguyên tắc giáo dục 	4.1. Tính mục đích 	4.2. GD gắn với cuộc sống, với lao động 	4.3. GD trong tập thể 	4.4. Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu hợp lý 	4.5. Tính vừa sức và tính cá biệt. 	4.6. Sự kết hợp tổ chức SP của nhà GD với việc phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh. * KẾT LUẬN * Tình huoáng 	Sang laø moät hoïc sinh caù bieät noåi tieáng cuûa tröôøng. GVCN vaø haàu heát GVBM ñeàu khoâng coù thieän caûm vôùi Sang. Duø vaãn ñöôïc leân lôùp, nhöng nhöõng haønh vi leäch chuaån cuûa caùc naêm hoïc tröôùc vaãn khoâng ñöôïc khaéc phuïc (khoâng thuoäc baøi, hay boû hoïc, coäc caèn thoâ loã vôùi baïn beø, thieáu leã pheùp vôùi giaùo vieân…). Maëc duø GVCN ñaõ söû duïng heát moïi quyeàn löïc cuûa mình (nhaéc nhôû, pheâ bình, môøi PH, vieát kieåm ñieåm…) nhöng khoâng thay ñoåi ñöôïc haønh vi cuûa Sang. 	Anh/chò haõy phaùc thaûo keá hoaïch giaùo duïc Sang maø anh/chò tin laø coù hieäu quaû. Giaûi thích. * TRAO ĐỔI Hãy nêu những phương pháp mà anh/chị đã sử dụng để giáo dục học sinh. * II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1. Khái niệm 2. Hệ thống các phương pháp GD 2.1. Nhóm các pp thuyết phục nhằm hình thành ý thức 2.2. Nhóm các pp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử 2.3. Nhóm các pp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi a. PP giảng giải b. PP đàm thoại c. PP kể chuyện d. PP nêu gương a. PP giao công việc b. PP tập luyện c. PP rèn luyện a. PP khen thưởng b. PP trách phạt * Tóm lại 	Các PPGD có mối quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. 	Những căn cứ để lựa chọn và phối hợp các PPGD là: Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục cụ thể Nội dung giáo dục cụ thể Đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt của đối tượng giáo dục Tình huống giáo dục, môi trường giáo dục và những điều kiện thực tế Khả năng, trình độ của nhà giáo dục 	 * - Học sinh có hành vi chưa phù hợp là những em có sự bất thường về tính cách, tâm lý không ổn định. - Học sinh cá biệt là những em có hành vi chưa phù hợp ở mức độ trầm trọng và có tính hệ thống. 3. Vấn đề giáo dục học sinh có hành vi chưa phù hợp/cá biệt * 3.1. Tìm hiểu nguyên nhân, mục đích của những hành vi chưa phù hợp/cá biệt, quan tâm đúng mức đến những khó khăn của học sinh 	a. Nguyên nhân của hành vi chưa phù 	hợp 	b. Mục đích của hành vi chưa phù hợp 	- Muốn thu hút sự chú ý của người 	khác bằng hành vi khác thường 	- Muốn thể hiện quyền lực 	- Trả đũa 	- Thể hiện sự không thích hợp * 3.2. Các nội dung cần giáo dục 	Nhà GD cần làm cho HS: 	- Nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm 	yếu của bản thân 	- Nhận thức được những định hướng giá 	trị đúng đắn đối với bản thân 	- Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình 	để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử 	một cách tích cực 	- Nhận thức được hậu quả của những hành vi 	tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành 	vi cũ 	- Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi 	hành động * 3.3. Các biện pháp tác động của giáo viên chủ nhiệm 3.3.1. Các PP tiếp cận 	a. Tiếp cận cá nhân 	b. Tiếp cận tích cực 	Tiếp cận cá nhân và tích cực đối với học sinh có hành vi chưa phù hợp thường còn được thể hiện ở việc sử dụng một cách khoa học hai phương pháp giáo dục đặc thù: Khen thưởng và trách phạt. Các yêu cầu tâm lý khi khen thưởng Các yêu cầu tâm lý khi trách phạt 3.3.2. Sử dụng phương pháp “bùng nổ sư phạm” trong những hoàn cảnh thích hợp. * 3.3.3. Đáp ứng các nhu cầu chính đáng của HS trong mọi hoạt động giáo dục 	GVCN và tập thể lớp cần làm cho HS có hành vi chưa phù hợp/cá biệt: Thấy được sự an toàn Thấy được sự yêu thương Thấy được sự thông cảm Thấy được sự tôn trọng Có điều kiện tự khẳng định mình 3.3.4. Bình tĩnh, thận trọng, đặt mình vào vị trí của HS khi xử lý các tình huống xuất hiện hành vi chưa phù hợp của các em * 3.3.5. Tác động song song 3.3.6. Áp dụng linh hoạt, khéo léo các hình thức GD, các PPGD và các biện pháp GD để tạo nên tính đa dạng trong các tác động GD. 3.3.7. Tác động của nhân cách người giáo viên chủ nhiệm. * TRAO ĐỔI - Xác định nguyên nhân chưa thành công của bản thân /đồng nghiệp trong việc giáo dục học sinh cá biệt/học sinh có hành vi lệch chuẩn - Đề ra kế hoạch và biện pháp giáo dục cụ thể những học sinh này. * Tìm cho được một con đường để đi đến với trái tim học sinh Giáo dục bằng cảm hóa Lấy chính mình ra để làm gương * CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE VÀ CHIA SẺ CỦA QUÝ THẦY CÔ * ĐỊA CHỈ EMAIL: kimloancbqlgd@gmail.com * 

File đính kèm:

  • pptchuyen de gvcn(1).ppt