Bài Giảng Mỹ Thuật 8 - Phạm Hồng Thư - Bài 14: Một Số Tác Giả, Tác Phẩm Tiêu Biểu Của Mĩ Thuật Việt Nam Giai Đoạn 1954-1975

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 -Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về các thành tựu Mĩ thuật Việt nam giai đoạn từ 1954-1975 thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

 -Kỹ năng: Học sinh tìm hiểu tiểu sử của tác giả, phân tích được tác phẩm.

 -Thái độ : Thêm yêu thích và tự hào về nền mĩ thuật Việt nam.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 -Trực quan.

 -Vấn đáp.

 -Thuyết trình.

 -Phân nhóm.

C. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên:

 +Tư liệu liên quan đến bài dạy.

 +Sưu tầm tranh ảnh của các tác phẩm, tác giả trong bài

 +ĐDDH, tranh dạy học mĩ thuật 8.

 - Học sinh:

 +Xem trước nội dung bài học.

 +Sưu tầm tranh, ảnh được giới thiệu trong bài.

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc8 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài Giảng Mỹ Thuật 8 - Phạm Hồng Thư - Bài 14: Một Số Tác Giả, Tác Phẩm Tiêu Biểu Của Mĩ Thuật Việt Nam Giai Đoạn 1954-1975, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD-ĐT TỈNH QUẢNG TRỊ
GIÁO ÁN MĨ THUẬT
 BÀI 14: 
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM 
GIAI ĐOẠN 1954-1975 
 Người thực hiện: Phạm Hồng Thư
 Năm học: 2008-2009
Ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tiết:14 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Bài:14 MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
 CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975. 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 -Kiến thức: Học sinh hiểu biết thêm về các thành tựu Mĩ thuật Việt nam giai đoạn từ 1954-1975 thông qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
 -Kỹ năng: Học sinh tìm hiểu tiểu sử của tác giả, phân tích được tác phẩm.
 -Thái độ : Thêm yêu thích và tự hào về nền mĩ thuật Việt nam.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 -Trực quan.
 -Vấn đáp.
 -Thuyết trình.
 -Phân nhóm.
C. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên:
 +Tư liệu liên quan đến bài dạy.
 +Sưu tầm tranh ảnh của các tác phẩm, tác giả trong bài
 +ĐDDH, tranh dạy học mĩ thuật 8.
 - Học sinh: 
 +Xem trước nội dung bài học. 
 +Sưu tầm tranh, ảnh được giới thiệu trong bài.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
5
13
12
12
3
I. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài củ.
1. Nêu sơ lược đặc điểm của mĩ thuật Việt nam giai đoạn 1954-1975 ?
2. Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt nam giai đoạn 1954-1975 mà em biết?
III. Tìm hiểu bài mới.
1. Đặt vấn đề.
Giới thiệu bài mới.
Mĩ thuật Việt nam giai đoạn 1954-1975 có bước phát triển mạnh về chất lượng và số lượng.Các họa sĩ đã bám sát thực tế, hòa đồng cùng với quần chúng trong lao động và chiến đấu. điều đó đã thể hiện qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong bài học.
2. Triển khai bài mới .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
Hoạt động 1: 
Giới thiệu họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh Tát nước đồng chiêm.
 Học sinh đọc bài và thảo luận theo nhóm nội dung sgk, giáo viên phân công nhóm đặt câu hỏi, nhóm trả lời.
Giáo viên củng cố:
1. Một vài nét về thân thế, sự nghiệp:
-Giáo viên giới thiệu sơ lược về tiểu sử họa sĩ Trần Văn Cẩn :
+Ông sinh ngày 13-8-1910 tại Kiến An, Hải Phòng. 
+Khi còn đang học ở trường , ông đã nổi tiếng với bức tranh sơn mài “Trong vườn “ và nhiều bức tranh lụa khác. Ông đã có tranh tham dự triển lãm mĩ thuật trong nước và quốc tế .
+Những tác phẩm sau này càng khẳng định tài năng của ông: Em Thúy (sơn dầu , 1942), Hai thiếu nữ trước bình phong (lụa, 1944) Gội đầu (khắc gỗ màu,1943).....
+Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống thực dân Pháp, ông tham gia tích cực Hội văn hóa cứu quốc, làm việc ở chiến khu Việt Bắc: tham gia các chiến dịch, vẽ tranh cổ động phục vụ kháng chiến và sáng tác.Các tác phẩm: Một hai đi một hai (khắc gỗ màu,1948), Lò đúc lưỡi cày trong chiến khu (lụa,1952)và nhiều ký họa về vùng giải phóng hoặc trên đường chiến dịch,.....
+Hòa bình lập lại trên miền Bắc (1954), họa sĩ Trần Văn Cẩn vừa sáng tác vừa là Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Hà Nội, là đại biểu Quốc hội , Tổng thư ký Hội Mĩ thuật Việt Nam trong một thời gian dài. Ông là họa sĩ luôn có mặt tại các tuyến đầu gian khổ và ác liệt của cuộc chiến tranh chống phá hoại của Mỹ như Quảng Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Linh... Năm 1975, ông là người họa sĩ đầu tiên vào thị xã Ban Mê Thuột ngay sau khi Tây Nguyên được giải phóng .
 Những tác phẩm: Tát nước đồng chiêm (sơn mài,1958), Nữ dân quân miền biển (sơn dầu,1960), Mùa đông sắp đến (sơn mài 1960), Nhà sàn của Bác (sơn dầu, 1974), Mưa mai trên sông Kiến (sơn mài ,1974)...
-Giáo viên kết luận:
2.Giới thiệu bức tranh Tát nước đồng chiêm (sơn mài)
-Học sinh quan sát và phân tích tranh.
+Nội dung bức tranh: Tranh vẽ về đề tài sản xuất nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống lao động của người nông dân bứơc vào làm ăn tập thể và phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng .
+Chất liệu sơn mài.
+Bố cục: Tất cả có 10 người đang tát nước gầu dây. Bố cục dàn thành một mảng chéo, từ góc phải tranh lên góc trái với 8 nhân vật . Khoảng trống bên phải là mô đất và bụi tre có gió thổi làm lật lá, con cò đang đập cánh tìm chổ đậu. Bên trái chỉ có 2 người đứng thành một nhóm tách ra nhưng đủ làm cân bằng với nhóm người đông đúc đối diện .
+Hình tượng: Các nhân vật với những dáng vẻ khác nhau đã diễn tả được các động tác tát nước, tạo nhịp điệu như múa , cánh đồng trở nên nhộn nhịp như một ngày hội.Tất cả các chi tiết đều bổ trợ cho ý tưởng của tác giả, cho nội dung chủ đề .
+Màu sắc: Mạnh mẽ và nổi bật trên nền đen sâu thẳm của chất liệu sơn mài.
-Giáo viên kết luận :
Hoạt động 2 :
Giới thiệu họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ.
-Học sinh xem phần 2 ở sgk và thảo luận hóm đặt ra các câu hỏi tìm hiểu và trả lời giữa các nhóm
1.Một vài nét về thân thế, sự nghiệp :
+Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại Mĩ Tho,Tiền Giang. Tốt nghiệp trường trung cấp Mĩ thuật Gia Định 
+Ông là người tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ “Thành đồng Tổ Quốc”, đã tham gia cướp chính quyền tại phủ Khâm Sai Hà Nội trong Cách Mạng tháng Tám năm 1945.
+Sau Cách Mạng Tháng Tám , ông hăng hái vẽ tranh tuyên truyền phục vụ chính quyền cách mạng non trẻ .Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng là người vẽ mẫu tiền đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và vẽ tranh tham gia triển lãm chào mừng ngày Quốc khánh 2-9-1946 .
+Kháng chiến toàn quốc bùng nổ , ông lên chiến khu Việt Bắc và đã tham gia các chiến dịch Biên Giới , Điện Biên Phủ ,...
+Họa sĩ vẽ nhiều tranh về đề tài bộ đội ,dân công và nông dân .Những bức tranh nổi tiếng như:Giặc đốt làng tôi (sơn dầu,1954),Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (sơn mài,1963),Chùa Tháp (sơn mài,1966),Thiếu nữ và hoa sen (sơn dầu,1972),Tình cảm họa sĩ (sơn dầu,1980).
+Họa sĩ Nguyễn Sáng có cách vẽ riêng, mạnh mẽ giản dị và đầy biểu cảm. Nghệ thuật của ông đã đạt đỉnh cao trong sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí.
-Giáo viên kết luận :
2.Giới thiệu bức tranh: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (tranh sơn mài)
-Học sinh xem tranh, chú ý phân tích:
+Nội dung bức tranh:
Là tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng, là bản anh hùng ca ca ngợi sự hy sinh cao cả và niềm tinh tất thắng của cả dân tộc thông qua hình tượng người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống kẻ thù xâm lược.
Bức tranh diễn tả những chiến sĩ bị thương giữa 2 trận đánh, được kết nạp vào Đảng - lý tưởng cao đẹp nhất của người Cách mạng, họ lại có được sinh lực mới để trở lại chiến hào. Họa sĩ đã thể hiện được cốt lõi của sức mạnh của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+Bố cục: Các hình mảng, đường nét của khung cảnh và nhân vật hết sức khúc chiết với cách diễn tả hình khối chắc khỏe được đơn giản tới mức cô đọng mà không rơi vào sơ lược, tất cả được hòa quyện nhịp nhàng theo một cách sắp xếp hiện đại.
+Hình tượng: chắt lọc từ tin thần người chiến sĩ yêu nước, căm thù quân xâm lược.
+Màu sắc: đơn giản mà hiệu quả. Gam màu chủ đạo là nâu đen, nâu vàng nhưng vẫn thấy được vẽ đẹp của chất liệu sơn mài.
-Giáo viên đưa ra kết luận:
Hoạt động 3:
Giới thiệu họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 -1988)với các bức tranh về Phố cổ Hà Nội.
-Học sinh đọc hoặc thảo luận theo nhóm phần 3 sgk trang 120.
1. Một vài nét về thân thế, sự nghiệp.
-Giáo viên giới thiệu sơ qua về tiểu sử:
+Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ngày 1-9-1920 tại Quốc Oai, Hà Tây, Trong một gia đình nho học. 
+Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội sau đó lên chiến khu Việt Bắc.
+Hòa bình lập lại ông giãng dạy ở trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt nam, Sau đó ông dành thời gian cho sáng tác và minh họa sách, báo. Ông được tặng rất nhiều giải thưởng: Triển lãm Mĩ thuật toàn quốc 1046, 1980, Giải thưởng Mĩ thuật thủ đô 1969, 1981, 1983, 1984. Các tác phẩm tiêu biểu: Phố Nguyên Bình (sơn dầu) Trong phân xưởng nhuộm (màu bột), Phong cảnh sông Đà (sơn dầu), và nhiều tranh Phố cổ Hà Nội.
+Họa sĩ Bùi Xuân Phái rất trăn trở với nghệ thuật và vẽ rất nhiều.Tranh của ông tạo được sắc thái riêng và giàu chất sáng tạo, được nhiều người yêu thích học tập.
-Giáo viên đưa ra kết luận:
2. Giới thiệu mảng tranh phố cổ Hà nội.
-Họa sĩ Bùi Xuân Phái dành rất nhiều tâm sức để vẽ về Phố cổ Hà nội.
-Phố cổ Hà Nội rất đẹp trong đời thường và trong nghệ thuật. họa sĩ Bùi Xuân Phái phát hịên ra nó nên đã say mê, sáng tạo, khám phá mảng đề tài này trong gần nữa thế kỉ. Danh từ Phố Phái được người yêu mến nghệ thuật dành riêng cho ông.
-Hs xem tranh và chú ý những đặc điểm sau:
+Những khung cảnh phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong.
+Màu trong tranh đơn giản nhưng đằm thắm, sâu lắng.
+Đường nét được sử dụng không đơn thuần là những đường chu vi mà khi đậm chắc, khi run rẩy theo tình cảm của họa sĩ.
+Gợi cho người xem tình cảm mến yêu đối với Hà Nội cổ kính.
-Giáo viên phân tích tranh thông qua những đặc điểm nêu trên, sau đó đưa ra kết luận.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập .
-Học sinh trả lời nhanh câu hỏi trong phần Học Vui-Vui học.
-Giáo viên đặt câu hỏi về 3 họa sĩ.
-Thông qua các câu trả lời của học sinh giáo viên tóm tắt để cũng cố bài:
+Tiểu sử.
+Các tác phẩm.
NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh Tát nước đồng chiêm.
*Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 -1994) sinh tại Kiến An, Hải Phòng.
-Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương khóa 1931-1936;
-Trong kháng chiến và sau ngày hoà bình lập lại ông đã có nhiều đóng góp cho mĩ thuật cách mạng Việt Nam.
-Nhà nước đã tặng ông nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có giải thưởng Hồ chí Minh về Văn học- nghệ thuật.
*Bức tranh Tát nước đồng chiêm như một bài thơ ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân, sau ngày hoà bình lập lại.
2. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ.
-Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) sinh tại Mĩ Tho, Tiền Giang
-Tốt nghiệp CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945 .
-Là người tiêu biểu cho nghệ sĩ “ Thành đồng Tổ Quốc”
-Ông được nhà nước đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
*Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ: diễn tả lễ kết nạp Đảng ngay trong chiến hào ngoài mặt trận. Với hình khối đơn giản, sự chắc khoẻ của hình dáng, nét mặt của người chiến sĩ và gam màu nâu vàng của chất liệu sơn mài, bức tranh đã diễn tả được chất hào hùng và lý tưởng cao đẹp của người đảng viên. 
3. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với các bức tranh về Phố cổ Hà Nội.
*Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920- 1988) sinh tại Quốc Oai, Hà Tây.
-Tốt nghiệp Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương Khóa 1941-1945
-Là họa sĩ nổi tiếng chuyên vẽ về phố cổ Hà Nội...
-Với công lao và đóng góp cho nền Mĩ thuật hiện đại Việt Nam, Nhà nước đã tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT
*Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được Bùi Xuân Phái say mê khám phá, sáng tạo. Ông đã thể hiện cho người xem tìm 	thấy
vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội qua những thăng trầm lịch sử.
IV. DẶN DÒ.
-Học sinh đọc lại bài và xem tranh minh họa ở sgk
-Chuẩn bị bài mới:
+Xem trước bài 15.
+Sưu tầm một số tranh ảnh trang trí mặt nạ.
+Chuẩn bị ĐDDH cho phân môn trang trí.
 Người thực hiện: Phạm Hồng Thư

File đính kèm:

  • doc14.8 day.doc
Bài giảng liên quan