Bài Giảng Mỹ Thuật - Tiết 6: Thường Thức Mĩ Thuật - Bài 6: Chạm Khắc Gỗ Đìng Làng Việt Nam

* I/ Khái quát về đình làng Việt Nam:

- Em hãy cho biết đình thường được xây dựng ở đâu?

+ ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng thường xây một ngôi đình riêng. Đình là nơi thờ Thành hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã.

_ Đình làng có kiến trúc như thế nào?

+ Kiến trúc đình làng thường kết hợp với trang trí. Đây là nghệ thuật của những người thợ là nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động.

_ Em hãy kể tên một số ngôi đình mà em biết?

+ Đình Bảng (Bắc Ninh), Phù Lão (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây), Hưng Lộc (Nam Định)

 

ppt8 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài Giảng Mỹ Thuật - Tiết 6: Thường Thức Mĩ Thuật - Bài 6: Chạm Khắc Gỗ Đìng Làng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tiết 6: thường thức mĩ thuậtBài 6: chạm khắc gỗ đìng làng việt nam* I/ Khái quát về đình làng Việt Nam: Em hãy cho biết đình thường được xây dựng ở đâu?+ ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng thường xây một ngôi đình riêng. Đình là nơi thờ Thành hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã._ Đình làng có kiến trúc như thế nào?+ Kiến trúc đình làng thường kết hợp với trang trí. Đây là nghệ thuật của những người thợ là nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động. _ Em hãy kể tên một số ngôi đình mà em biết?+ Đình Bảng (Bắc Ninh), Phù Lão (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây), Hưng Lộc (Nam Định) ?* Đình làng là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc, gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương. Những ngôi đình đẹp và nổi tiếng như: Đình Lỗ Hạnh, Phù Lão (Bắc Giang), Đình Tây Đăng, Chu Quyến (Hà Tây), Đình Bảng(Bắc Ninh). Là những công trình độc đáo của nền nghệ truyền thống Việt Nam. Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) Đình Tây Đằng (Hà Tây) Đình Phù Lão (Bắc Giang) Đình Bảng (Bắc Ninh)*II/ Vài nét về nghệ thuật chạm khắc đình làng:_ Các bức chạm khắc phản ánh nội dung, đề tài gì?+ Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân . Các bức chạm khắc thể hiện về đề tài sinh hoạt xã hội và các hình tượng trang trí thể hiện đầy sáng tạo của các nghệ nhân xưa như là Đấu vật, Đánh cờ, uống rượu, Chọi gà._ Cách thể hiện chạm khắc ở đình làng có đặc điểm gì?+ Khoẻ khoắn, mộc mạc, phóng thoáng nhưng rất ý nhị hóm hỉnh và tự do, thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình chính thống.?Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo nêncho chính họ, vì thế đối lập với chạm khắc cung đình, với những qui tắc nghiêm ngặt, mang tính tượng trưng và được chau chuốt nhằm phục vụ các tầng lớp vua quan phong kiến.Nội dung các bức chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Đó là cảnh sinh hoạt xã hội như gánh con, đánh cờ, uống rượu, đấu vật, các trò chơi dân gian như nam nữ vui đùa Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay đã tạo ra độ nông, sâu khác nhau khiến các bức phù điêu đạt tới mức phong phú về hình mảng và hiệu quả không gian. Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc. Sinh hoạt xã hội (Thổ Tang- VP) Chuốc rượu (Hoàng Xá-HT) Chạm lông (Phù Lão-BG)Trai,gáivui đùa (Hưng LộcNĐ)III/ Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam:_ Em hãy nêu đặc điểm nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng?+ Các bức chạm khắc đình làng chủ yếu phản ánh những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân dân.+ Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó.

File đính kèm:

  • pptcham_khac_go_dinh_lang_Viet_Nam.ppt