Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh

 Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng những vật liệu tranh, tre, nứa, lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và có ngăn buồng.ở hai đầu là hai cầu thang. Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam Á nhất là núi và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ, bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Câu 1: Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì? A.Bình luận về sự vật, hiện tượng. B. Kể về sự vật, hiện tượng. C. Nói rõ về sự vật, hiện tượng. D. Ca ngợi sự vật, hiện tượng.Câu 2: Nguyên tắc của việc vận dụng, phối hợp và lựa chọn các phương pháp thuyết minh là gì? A. Làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu. B. Không xa rời mục đích thuyết minh. C. Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật hiện tượng. D. Cả A, B và C.Kiểm tra bài cũ:Lựa chọn đáp án đúng cho những câu sau:TóM TắT VĂN BảN THUYếT MINH Bài mới:Lý thuyết: I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minhThế nào là văn bản thuyết minh? vì sao phải tóm tắt? - Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong đời sống. Nó giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, một công việc, một tác giả, tác phẩm.... - Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan. Phương pháp biểu đạt là giới thiệu, giải thích. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu. - Để dễ nhớ, dễ sử dụng chúng ta phải tóm tắt văn bản thuyết minh.? Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh	- Mục đích: Hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản. - Yêu cầu: Bản tóm tắt cần ngắn gọn, rõ ràng, sát đúng với nội dung của văn bản gốc. II. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh. 1. Ngữ liệu và khảo sát ngữ liệu.* Văn bản ( sgk –trang 69).- Đối tượng thuyết minh: một kiểu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi. ?Đại ý của văn bản là gì?văn bản giới thiệu nguồn gốc, kiến trúc, giá trị sử dụng của nhà sàn.?Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? ý chính mỗi đoạn ?	+ Mở bài: từ đầu đến “ văn hoá cộng đồng”: 	 nêu định nghĩa và mục đích sử dụng nhà sàn.chia làm 3 đoạn:?Văn bản thuyết minh về đối tượng nào?- Đại ý:- Bố cục của văn bản:	+ Thân bài: từ “Toàn bộ nhà sàn...cũng phải là nhà sàn”: 	 nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.+ Kết bài: từ “Nhà sàn của các dân tộc... trong nước và thế giới” :	 đánh giá, ca ngợi vẻ đẹp của nhà sàn.Viết tóm tắt văn bản nhà sàn (độ dài khoảng 10 câu)	Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng những vật liệu tranh, tre, nứa, lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và có ngăn buồng.ở hai đầu là hai cầu thang. Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam á nhất là núi và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ, bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh:- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh.- Bước 2: Đọc kỹ văn bản gốc để nắm được số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng thuyết minh.- Bước 3: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.- Bước 4: Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.3. So sánh việc tóm tắt văn bản tự sự với việc tóm tắt văn bản thuyết minh. - Khác nhau:Tóm tắt văn bản tự sựTóm tắt văn bản thuyết minhMục đích: Hiểu được đối tượngNhận thức đối tượngCách thức: Dựa vào sự vật chính, nhân vật chínhCách tóm tắt: 4 bước có nội dung khác tóm tắt văn bản thuyết minh.Dựa vào số liệu, nhận định, định nghĩa4 bước có nội dung khác với tóm tắt văn bản tự sự- Giống nhau:đều là hình thức rút gọn văn bản. III. Ghi nhớ (Sgk- trang 70) Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và nắm được những nội dung chính của văn bản đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc. Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm được đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.B. Luyện tậpa. Đối tượng thuyết minh:1. Bài tập 1:- Tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Masuô Basô và những đặc điểm của thể thơ Hai – cư.- Đoạn 1:b. Bố cục của văn bản:	?Xác định đối tượng thuyết minh của văn bảnTừ đầu đến “M-Siki (1867 – 1902)”: tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Basô.- Đoạn 2:Từ “So với các thể loại thơ khác... kho tàng văn hoá nhân loại”: thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Hai – cư.	c. Viết đoạn văn tóm tắt:2. Bài tập 2: - Văn bản thuyết minh về một thắng cảnh. - Đối tượng thuyết minh: là một thắng cảnh. - Sự khác biệt của văn bản thuyết minh này với các văn bản thuyết minh khác (văn bản thuyết minh về một công trình kiến trúc, một tác giả thơ, một tác phẩm): + Tác giả tập trung vào nội dung của thắng cảnh. Đó là những đặc điểm về kiến trúc, về vẻ đẹp của đền Ngọc Sơn. +Từ đó tác giả bày tỏ niềm tự hào, tình yêu tha thiết với những thắng cảnh nổi tiếng của đất nước.- Tóm tắt đoạn thuyết minh về Tháp Bút - Đài Nghiên:	Đến đền Ngọc Sơn, gây ấn tượng nhất với mọi người là công trình kiến trúc Tháp Bút - Đài Nghiên. Tháp bút đứng uy nghi trên núi Ngọc Bội. Ba chữ tả thanh thiên (viết lên trời xanh) nổi trên mình tháp. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiên (cái đài đỡ nghiên mực) tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa. Phía sau đài nghiên là cầu Thê Húc (nơi đọng ánh sáng ban mai) nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.3. Bài tập 3:	 Hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:	“Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc”.	Có thể xem đây là đoạn văn tóm tắt văn bản thuyết minh về Nguyễn Trãi (ngữ văn 10, trang 9), vì sao?	A. Vì nó cô đọng và sát với nội dung văn bản về Nguyễn Trãi. 	 B. Vì nó là đoạn văn viết bằng lời của người tóm tắt.	C. Vì nó hàm súc và nói được tầm vóc lớn lao của Nguyễn Trãi.	D. Vì nó ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ. 1. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh 2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh. Dặn dò: 1. Làm các bài tập còn lại trong sgk. 2. Chuẩn bị bài “ Hồi trống Cổ Thành”Củng cố:

File đính kèm:

  • pptlam_van.ppt