Bài giảng Ngữ văn 10 - Các biện pháp tu từ từ vựng
* Định nghĩa: Là biện pháp tu từ đối chiếu hai đối tượng A, B vốn có một sự tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật A.
Tác dụng:
+Đem lại những hiểu biết về đối tượng được so sánh (nhận thức).
Tăng thêm tính hình tượng, tính hàm súc, tính truyền cảm cho câu văn.
* Cách phân tích: phải căn cứ vào đặc điểm (x) đã biết của B để tìm hiểu đặc điểm của A, từ đó tìm hiểu ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của so sánh.
Trường THPT Dân lập Yên Hưngtiếng việt Thế nào là trường nghĩa ? Hãy cho biết các từ ngữ sau đây có thuộc cùng một trường nghĩa không: nhà, lều, cao ốc, gạch, cửa, ngói, nhà sàn, vũ trụ, xi-măng, nhà cao cửa rộng, đau đớn, ruộng, nhà rông. BàiCác biện pháp tu từ từ vựng Ví dụ: Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nội dung của câu ca dao trên là gì ? Những từ ngữ nào được dùng để diễn tả nội dung ấy ?Bản thân các từ ngữ này, nếu tách ra khỏi câu ca dao có mang nghĩa như vậy không ? BàiCác biện pháp tu từ từ vựngA-Biện pháp tu từ từ vựng: - Là biện pháp sử dụng từ, ngữ cố định một cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật (làm tăng hiệu quả diễn đạt của từ ngữ). B-Các biện pháp tu từ từ vựng:I-So sánh và ẩn dụ: 1- So sánh:Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành (chưa biết) A (đã biết) B(x)từ so sánh * Định nghĩa: Là biện pháp tu từ đối chiếu hai đối tượng A, B vốn có một sự tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật A. * Cách phân tích: phải căn cứ vào đặc điểm (x) đã biết của B để tìm hiểu đặc điểm của A, từ đó tìm hiểu ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của so sánh. * Tác dụng: +Đem lại những hiểu biết về đối tượng được so sánh (nhận thức).I-So sánh và ẩn dụ: 1- So sánh:+Tăng thêm tính hình tượng, tính hàm súc, tính truyền cảm cho câu văn.Luyện tập:Bài tập 1: Những phương án nào trong những phương án sau không thể sử dụng làm cái dùng để so sánh (B) được ? Tại sao ? Da nó trắng như (a) như gỗ mun. (b) như trứng gà bóc. (c) như cột nhà cháy.Bài tập 2; Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu. (Nguyễn Trãi) Hãy xác định A (cái chưa biết) và B (cái đã biết ). Hiệu quả, giá trị nghệ thuật của so sánh trên là gì ?Bài tập 3: Hãy phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau:Thân em như giếng giữa đàng,Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. 2- ẩn dụ: Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) B (cái đã biết) = mặt trời có đặc điểm: đỏ, rực rỡ, vĩ đại, A (cái chưa biết, bị rút gọn) = Bác Hồ với những phẩm chất cách mạng vĩ đại, sáng ngời, Từ so sánh: bị rút gọn. ẩn dụ là so sánh rút gọn , so sánh ngầm (từ cái B đã biết, suy ra cái A)2-ẩn dụ: * Định nghĩa: Là biện pháp dùng từ hay cụm từ vốn dùng để chỉ sự vật B để chỉ sự vật A, vì giữa A và B có sự tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật A. * Hai loại ẩn dụ: + ẩn dụ tu từ: Không cố định, mang tính chất sáng tạo của mỗi cá nhân. * Một số loại ẩn dụ thường gặp: + ẩn dụ từ vựng: Cố định, mọi người sử dụng. Ví dụ 1: Mặt trời lặn, mặt trời không gọi Mặt trời đi, mặt trời không chờ (Tiễn dặn người yêu)+ Nhân hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, của người gán cho vật. Ví dụ 2: Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. ( Nguyễn Du) + Vật hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, của vật gán cho người. Ví dụ 3: Này lắng nghe em khúc nhạc thơm (Xuân Diệu)+ Chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.* Một số loại ẩn dụ thường gặp: + Nhân hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, của người gán cho vật. + Vật hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, của vật gán cho người. + Chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.* Tác dụng và cách phân tích tu từ ẩn dụ: Như biện pháp tu từ so sánh. Luyện tậpXác định A, B và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ ẩn dụ sau:Bài tập 2: Trận Bồ Đằng, sấm vang chớp giật, Miền Trà Lân, trúc chẻ tro bay. (Nguyễn Trãi)Bài tập 1: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Trần Tế Xương)
File đính kèm:
- Cac bien phap tu tu tu vung.ppt