Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc hiểu: An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Nói đến truyền thuyết là nói đến những nhân vật lịch sử, nói đến những sự kiện lớn lao, gắn với lịch sử dân tộc; gắn với những quần thể di tích lịch sử.
Hỏi: Tt ADV và MC-TT được gắn với những di tích văn hoá, lịch sử nào?
+ Di tích lịch sử Cổ Loa , Đông Anh, Hà Nội.
+ Đền thờ ADV- đền Cuông và Lễ hội đền Cuông ở Diễn Châu
An.
ốt truyện tác phẩm tự sự - Tt. Tiết 2: Rèn luyện KN phân tích nhân vật Tt. Mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm: Giáo dục lòng cảm phục của thế hệ trẻ trước quan điểm dân tộc, dứt khoát, nghiêm khắc, nhưng vẫn thấu tình của nhân dân ta xưa; rút ra bài học giữ nước, bài học về quan hệ riêng – chung. + Phương tiện thực hiện: SGK; + Cách thức tiến hành: - Tiết 1: Tổ chức HS tóm tắt, đọc hiểu cốt truyện; phân tích hình tượng ADV - Tiết 2: Tổ chức HS phân tích hình tượng MC; TT; Rùa Vàng .Hỏi bài cũGiảng: Ở chương trình THCS, chúng ta đã được học 5 Tt: “Con Rồng cháu Tiên”, “ Bánh chưng bánh dầy”, “Thánh Gióng”, “ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” và “ Sự tích hồ Hoàn Kiếm”. Nay chúng ta cùng ôn lại Tt “Thánh Gióng” với các chi tiết, sự kiện sau: Hỏi: Từ các chi tiết đó, em hãy rút ra các đặc điểm cơ bản của truyện Tt ? CHI TIẾT- 3 tuổi cất tiếng nói cứu nước.- Lớn nhanh như thổi.- Ngựa sắt, nón, gậy sắt, THỂ HIỆN Công cuộc chống ngoại xâm- Người Anh hùng hi sinhQUAN ĐIỂM ND+ Ca ngợi người AH cứu nước+ Khát vọng về người AH cứu nướcDi tích Vhoá- LSử:+ Đền thờ Phù Đổng.+ Hội khoẻ Phù Đổng Cốt lõi là lịch sử dân tộc Chi tiết hiện thực và yếu tố kì ảoQuan điểm tư tưởng nhân dân Gắn với di tích văn hoá - Lịch sửVậy Tt ADV và MC – TT so với 5 Tt chúng ta đã học có gì đặc sắc? Thể hiện quan điểm tư tưởng gì của nhân dân ?I. Tiểu dẫn:Nói đến truyền thuyết là nói đến những nhân vật lịch sử, nói đến những sự kiện lớn lao, gắn với lịch sử dân tộc; gắn với những quần thể di tích lịch sử.Hỏi: Tt ADV và MC-TT được gắn với những di tích văn hoá, lịch sử nào?+ Di tích lịch sử Cổ Loa , Đông Anh, Hà Nội..+ Đền thờ ADV- đền Cuông và Lễ hội đền Cuông ở Diễn Châu, Nghệ An.Hỏi: Hai quần thể di tích đó đã làm nổi bật 2 nội dung lớn nào của Tt ADV và MC- TT? + An Dương Vương xây thành, dựng nước. + An Dương Vương để mất nước – Bi kịch đau thương.II. Đọc hiểu cốt truyện:Tt ADV và MC-TT là tác phẩm tự sự. Tóm tắt TP tự sự là bám vào nhân vật và các sự kiện được diễn biến theo thời gian, không giannhất định. Hỏi: Tt ADV và MC-TT có mấy nhân vật? Gồm mấy sự kiện lớn? Diễn tiến theo logic thời gian hay không gian? + Tt ADV và MC-TT có các nhân vật: ADV; M C; T T; Rùa Vàng. + Hai sự kiện lớn diễn biến theo thời gian lịch sử và không gian Đất nước.* Sự kiện 1: ADV xây Loa thành - dựng nước. - ADV dời Kinh đô từ miền núi( Phú Thọ) về đồng bằng (Đông Anh- Hà Nội) - Khi thành xây lại đổ, ADV lo lắng, lập đàn trai giới cầu bách thần. - ADV cùng RV đi diệt yêu quái – xây thành dựng nước. - ADV tìm kế sách giữ nước - Chế Nỏ Thần; Chiến thắng Triệu Đà.* Sự kiện thứ 2:ADV giữ nước: Mất cảnh giác, sai lầm, bi kịch mất nước: - Gả con gái cho kẻ thù. - Mất cảnh giác để mất vũ khí linh diệu. - Ỉ vào vũ khí, chủ quan khinh địch.. Thất bại đau đớn: Nước mất, nhà tan - phải tự tay chém con.Hỏi: Từ cốt truyện đã cho ta thấy 2 nội dung lớn của Tt ADV và MC -TT. Đó là những nội dung nào?- Lịch sử, công lao dựng Nước của ADV.- Bi kịch mất Nước; bi kịch tình yêu; bài học giữ Nước.Hỏi: Em có nhận xét gì về khi so sánh nội dung được toát ra từ 2 cụm di tích văn hoá- lịch sử và từ cốt truyện trên?-Có nội dung giống nhauĐây là nét riêng đặc sác của truyền thuyếtHỏi: Qua cốt truyên của Tt ADV và MC-TT,em có thể rút ra đặc điểm gì về cốt truyện so với thần thoại, cổ tích ? - Cốt truyện của truyền thuyết có không gian, thời gian xác định: Gắn với lịch sử, địa lí dân tộc. - Nhân vật của truyền thuyết gắn với lịch sử trọng đại của dân tộc. III. PHÂN TÍCH.Hỏi: Trong truyện có một nhân vật có nhiều công lao, tài năng nhưng lại không có một di tích, đền thờ nào cả. Đó là nhân vật nào ? Em có thể giải thích như thế nào về hiện tượng đó ?( HS thảo luận tìm ra hình tượng nhân vật Rùa Vàng.)1. Hình tượng nhân vật Rùa Vàng.GV: Để lý giải ý thứ 2 của câu hỏi trên, ta phân tích hình tượng Rùa Vàng. Hỏi: RV xuất hiện giúp nhà vua lúc nào ? ( Có phải ngay từ đầu không ?)1. Hình tượng nhân vật Rùa Vàng.GV: Để lý giải ý thứ 2 của câu hỏi trên, ta phân tích hình tượng Rùa Vàng. Hỏi: RV xuất hiện giúp nhà vua lúc nào ? ( Có phải ngay từ đầu không ?)Nhà vua xây dựng thành trì, xây tới đâu đổ tới đó; vua lo âu lập đàn trai giới cầu đảo: giữ mình trong sạch, cầu xin Thể hiện sự lo lắng, toàn tâm với giang sơn xã tắc của vua. Lúc đó RV tới giúp.Hỏi: RV hiện lên với những tài năng, phẩm chất, hành động như thế nào ? - Thông tỏ việc trời đất, âm dương Hội tụ tài năng, trí tuệ. - Cùng An Dương Vương diệt yêu quái, xây dựng Loa thành. - Khuyên – cũng là lời dạy sâu sắc - về chân lý lịch sử đối với nhà vua. - Tháo vuốt - tức là vũ khí của mình – trao cho vua để chế tạo vũ khí linh diệu.Hỏi: Chi tiết RV tháo móng vuốt trao cho nhà vua chế Nỏ Thần, gợi lên những ý nghĩa gì ? - Sức mạnh kì diệu trong công cuộc chống ngoại xâm là sức mạnh của nhân dân. - ( Phải chăng đó là một hình ảnh phản ánh việc chế tác nên một loại vũ khí mới thời ấy. Kết quả khảo cổ gần đây ở Cổ Loa, tìm được rất nhiều mũi tên đồng)Hỏi: Từ chi tiết RV thét lớn: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc.” đã thể hiện quan điểm gì của nhân dân đối với Mị Châu ? * Thét : Kiên quyết, mạnh mẽ. * “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc”: Khẳng định dứt khoát, quan điểm rạch ròi, đặt quyền lợi giang sơn xã tắc lên trên hết. Mị Châu dù ngây thơ, vô tình, dù là công chúa – con gái quý của vua – thì phạm tội vẫn bị phán xử là giặc. Nhân dân đã tỏ thái độ căm thù, dứt khoát về bạn – thù, đặt quyên lợi giang sơn lên trên hết.Hỏi: Vì sao không có một đền thờ, miếu mạo nào cho nhân vật Rùa Vàng ? RV chính là nhân dân – nhân dân không cần xây đền thờ dể tôn vinh chính mình.GV giảng: Hình tượng Rùa Vàng đã được trở lại trong truyền thuyết Sự tích hồ Hoàn Kiếm. Hành động RV thu lại kiếm thần sau khi đã đánh đuổi được kẻ thù, đất nước đã thanh bình thể hiện quan điểm, khát vọng hoà bình của nhân dân. Hết tiết 12. Hình tượng nhân vật An Dương Vương.2.1 ADV xây thành dựng Nước:Hỏi: Từ những hành động trong việc xây thành, dựng Nước đã nêu ở cốt truyện, em hãy phân tích công lao, tầm thế, tài năng của ADV? + ADV kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, đưa Kinh đô từ miền núi về miền đồng bằng, xây thành luỹ kiên cố.GV bình: Sự kiện này thể hiện một bước ngoặt phát triển mới, một quyết định sáng suốt, một bản lĩnh và khát vọng xây dựng Đất nước hùng mạnh của ADV. + Khi thành xây xong lại đổ ADV lo lắng, lập đàn trai giới, cầu đảo thần linh: Thể hiện tấm lòng toàn tâm, toàn ý trong công cuộc xây dựng giang sơn xã tắc.+ Vua trực tiếp cùng Rùa Vàng đi diệt yêu quái.: Đây là hành động dũng cảm mà không phải bậc quân vương nào cũng có được+ Xây dựng thành công Loa thành.Là ông vua có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng Đất NướcHỏi: Vua lo lắng, xin Rùa Vàng móng vuốt , chế Nỏ thầnÝ nghĩa của chi tiết ?Thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao của nhà vua trong công cuọc chống ngoại xâm, bảo vệ Đất Nước.2.2. ADV mất cảnh giác – bi kịch mất Nước.2.2. ADV mất cảnh giác – bi kịch mất nước.Hỏi: Sau khi chiến thắng Triệu Đà, ADV đã mắc những sai lầm nào trong công cuộc dựng nước ? + Gả con gái cho Trọng Thuỷ, bắt tay với kẻ thù mà không hề cảnh giác trước những âm mưu thâm hiểm của kẻ thù. + Để bí mật quốc gia lọt vào tay kẻ thù. + Mất cảnh giác, chủ quan khinh địch, ỉ vào vũ khí. Giang sơn xã tắc bị mất..Nhà tan: ADV phải tự tay giết con.Đây là bi kịch vô cùng đau thương.Hỏi: Sự kiện ADV chạy cùng đường, giặc đuổi sau lưng, ADV cầu cứu RV “ Sứ Thanh Giang cứu ta mau” gợi ý nghĩa gì?GV: Chỗ dựa cuối cùng của vua là nhân dân. Đây là lới cảnh báo, lời nhắc nhở muôn đời, là chân lí vĩnh hằng của nhân dân muốn gửi tới các bậc quân vương - những người mang trên mình trọng trách Đất nước.Hỏi: Phân tích hành động của ADV chém Mị Châu khi biết “kẻ ngồi sau lưng là giặc” Đây là hành động dữ dội, dứt khoát, đứng trên lập trường của giang sơn xã tắc để hành sự.( GV bình: Đây là đặc điểm nổi bật của nhân vật truyền thuyết: hành động theo ý chí, quan điểm của cộng đồng, dân tộc.)Hỏi: Hành động ADV cầm sừng tê bảy tấc, rẽ nước đi xuống biển thể hiện quan điểm, thái độ gì của nhân dân?Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân.( GV bình: Nhân dân ta đã mở trái tim thương yêu, trân trọng đón ADV vào cõi vĩnh hằng. Bởi, dù có mắc sai lầm, nhưng ADV vẫn là vị vua có công xây dựng Đất nước, vẫn đặt quyền lợi giang sơn xã tắc lên trên hết.)3. Hình tượng nhân vật Mị Châu - Trọng Thuỷ.3.1. Hình tượng nhân vật Mị Châu.Hỏi: Hành động MC đưa Nỏ Thần cho TT xem dẫn đến bi kịch mất nước, ( Chia lớp lảm 2 nhóm: + Nhóm 1: Em hãy làm “trạng sư” bào chữa cho MC về hành động trên? + Nhóm 2: Em hãy đứng về phía Rùa Vàng để phê phán hành động trên?GV gợi ý: Muốn đánh giá một hành động, lời nóiphải xác định lập trường, chỗ đứng để đánh giá.( HS :Thảo luận.) Phải đứng trên lập trường vì quyền lợi tối cao của giang sơn xã tắc để đánh giá.. Nỏ Thần là bí mật quân sự, là tài sản quốc gia. Rõ ràng MC đã vi phạm nguyên tắc tối cao đối với giang son đất nước- du nàng vô tình, nhưng đã để lộ bí mật quốc gia.. Chúng ta không bỏ qua tình cảm, nghĩa vợ chồng, nhưng nó phải đặt sau quyền lợi giang sơn xã tắc. “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, Trái tim lầm chỗ để trên đầu. Nỏ Thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu. Tố HữuHỏi: Theo em, MC nghĩ gì khi nàng quỳ xuống, không phải để xin vua cha tha chết, mà mà quỳ khấn: “Chết biến thành hạt ngọc” + Nàng vô cùng đau xót, đến lúc này, nàng mới nhận ra mình bị lừa dối. + Nàng ý thức rõ tội lỗi của mình, xin chịu tội + Nàng “ Xin hoá thành hạt ngọc để rửa mối nhục thù” – GV nêu thêm dị bản: “Xin hoá thành hạt ngọc để tỏ dạ trắng trong”Hỏi: Hình ảnh ‘Ngọc trai - giếng nước” thể hiện thái độ, tình cảm gì của nhân dân ta đối với Mị Châu ?+ Thương nàng, nàng có tội, dám nhận tội.+ Thấu hiểu, thương xót, chia sẻ cho tấm lòng ngây thơ, trong trắng của nàng. “ Ngọc trong quặn xé lòng trai, Cho long nỗi đau dài ngàn năm.” ( Lê Thanh Nga)Hình ảnh Ngọc trai giếng nước là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt tác biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông của nhân dân ta đối với bi kịch của Mị Châu, đối với tâm hồn ngây thơ, trong trắng của nàng.3.2. Nhân vật Trọng Thuỷ.Hỏi: Theo em, trong các hành động của Trọng Thuỷ, hành động nào là hành động nghĩa vụ - hành động nào là hành động của một tên gián điệp ? Trọng Thuỷ có tình cảm vợ chồng ( thực sự) không ?Gợi ý: + Hành động nghĩa vụ: lúc đầu lấy Mị Châu, ăn cắp Nỏ Thần.+ Hành động biểu hiện tình cảm vợ chồng: hỏi MC có cách gì để tìm nàng nếu xẩy ra chiến tranh loạn lạc. Trọng Thuỷ đi tìm MC, đau buồn khi MC chết. Trọng Thuỷ tự tử.GV bình: Hình ảnh Ngọc trai giếng nước không phải là hình ảnh của tình yêu chung thuỷ mà là hình ảnh hoá giải cho tấm lòng trong trắng của MC và phải chăng cũng một phần nào đó cho Trọng Thuỷ. MC chết, Trọng Thuỷ dằn vặt, đau khổIV. TỔNG KẾT.Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm suy nghĩ 1 câu hỏi, cử 1 đại diện trình bày.Nhóm 1: Câu hỏi: Dù khoác chiếc áo kì ảo, nhưng truyền thuyết có cốt lõi lịch sử. Vậy cốt lõi lịch sử cử truyền thuyết ADV và MC-TT là gì?Nhóm 2: Câu hỏi: Từ cốt truyện đến nhân vật, truyền thuyết khác thần thoại, cổ tích ở những điểm nào?Yêu cầu: + ADV xây dựng thành Cổ Loa dựng nước: công lao của ADV. + ADV để mất nước Âu Lạc.Yêu cầu:+ Không gian thời gian trong truyền thuyết là không gian , thời gian xác định. + Những không gian, thời gian, nhân vật đó còn để lại di tích văn hoá, lịch sử: thành quách, đền đài, lễ hội dân gian. Bởi vậy, cột truyện, nhân vật, sự kiện của truyền thuyết có sức mạnh tạo nên “niềm tin có thật” cho người đọc.. Đó là nét đặc sắc, nét đẹp riêng của truyền thuyết.V. BÀI TẬP RÈN LUYỆN- NÂNG CAO.Hỏi: Tìm hiểu nét đặc sắc riêng trong nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết ADV và MC-TT so với truyền thuyết khác ?( HS thảo luận)Nét đặc sắc của truyền thuyết ADV và MC-TT:Nội dung: + Các truyền thuyết khác thường kết thúc thắng lợi, êm đẹp Còn truyền thuyết này là những bi kịch đau đớn: nước mất nhà tan, bi kịch tình yêu.+ Các truyền thuyết khác dừng ở thể hiện quan điểm, thái độ, khát vọng của nhân dân, truyền thuyết ADV và MC-TT còn thêm bài học sâu sắc.2. Nghệ thuật:Truyền thuyết ADV và MC-TT có nhiều chi tiết, hình tượng gợi nhiều tầng nghĩa: Rùa Vàng, Nỏ thần, ngọc trai giếng nước, Vì vậy, truyện ADV nói chung, mối tình MC-TT, hình ảnh ngọc trai giếng nước nói riêng đã trở thành hình ảnh gợi lên bao cảm xúc, suy nghĩ khác nhau của bao nhà thơ, trở thành đề tài của nhiều bài thơ đặc sắc.VI. BÀI TẬP VỀ NHÀ.1. So sánh kết thúc truyền thuyết Thánh Gióng và truyền thuyết ADV và MC-TT đẻ rút ra nét giống và khác nhau trong thái độ của nhân dân đối với Thánh Gióng và ADV. Lí giải điều đó ?+ Kết thúc truyền thuyết ADV và MC-TT “ADV cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển” – cũng là đi vào cõi vĩnh hằng của nhân dân. Nhưng rõ ràng, thái độ tôn vinh, trân trọng cao quya nhất, nhân dân đã giành cho người Anh hùng dân tộc Thánh Gióng. ****************************************+ Kết thúc truyền thuyết Thánh Gióng: Người Anh hùng dân tộc Thánh Gióng bỏ lại áo giáp sắt, nón sắt, chỉ cưỡi ngựa bay thẳng lên trời. Cốt lõi lịch sử: Có thể ngiười Anh hùng TG đã hi sinh oanh liệt sau khi chiến thắng kẻ thù. Nhưng trong lòng nhân dân ta: “TG bay thẳng lên trời”. Tạo nên hình tượng kì vĩ, tuyệt đẹp. Kết thúc đó, thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn vinh cao nhất của nhân dân ta trước sự hi sinh cao cả ,vô tư, không mảy may đòi hỏi một quyền lợi gì cho riêng mình của người Anh hùng dân tộc Thánh Gióng.TIẾNG ĐÀN GHI TACỦA LOR - CA Thanh ThảoTrang giành riêng cho GV.Mục tiêu cần đạt * MT tri thức: + Qua sự ngưỡng mộ, đồng cảm, tiếc thương của tác giả : Thể hiện vẻ đẹp của Lor ca: - Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài hoa, biểu tượng cho khát vọng tự do, khát vọng cách tân. - Vẻ đẹp của một nghệ sĩ - chiến sĩ, một nhân cách cao đẹp hi sinh cho lí tưởng nghệ thuật của dân tộc Tây Ban Nha. - Vẻ đẹp của sức sống bất tử của nghệ thuật chân chính trước bạo tàn. + Hiểu những đặc sắc nghệ thuật cách tân, hiện đại: - Lối cấu trúc, kết cấu mới. – Giàu nhạc tính. – Hình ảnh tượng trung, đậm chất siêu thực.* Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu thơ hiện đại.* Bồi dưỡng tình yêu đối với nhà thơ lớn của nhân dân Tây Ban Nha; tình cảm ngưỡng mộ đối với những nghệ sĩ có nhân cách cao đẹp.Cách thức tiến hành. Hướng dẫn HS đọc hiểu theo cấu trúc bài thơ.II. TIỂU DẪN 1. Tác giả Thanh Thảo:I. VÀO BÀI MỚIĐể bày tỏ tình cảm của mình, nghệ sĩ có thể hướng về bức tranh hiện thực cuộc sống; nghệ sĩ có thể thổ lộ nỗi niềm mình thao thức về một nghệ sĩ mà mình ngưỡng mộ. Nguyễn Tuân viết về Cao Bá Quát, Tố Hữu hướng về Đại thi hào Nguyễn Du, Và, trong công cuộc đổi mới văn học đầy cam go,Thanh Thảo kí thác nỗi niềm, lí tưởng gì – khi hướng sự ngưỡng mộ, đồng cảm, tiếc thương của mình tới một nhà thơ lớn của dân tộc Tây Ban Nha xa xôi qua bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor – ca.” ?Hỏi: Qua Tiểu dẫn, em hãy rút ra nét nổi bật của thơ Thanh Thảo?* Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. * Thanh Thảo được coi là một trong những cây bút tiêu biểu cho sự đổi mới cách tân trong văn học, đặc biệt là đổi mơí trong thi ca.2. Bài thơ “Tiếng đàn ghi ta của Lor – ca”: Viết về cái chết của Fê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor ca - nhà lớn của nhân dân Tây Ban Nha. Cái chết của Lor ca là sự kiện gây chấn động lớn, không chỉ ở TBN mà với toàn thế giới, và còn âm vang đến nhiều năm sau. Thanh Thảo thể hiện thái độ đau xót, ngưỡng mộ, xây dựng hình tượng Lor- ca qua hình ảnh :đàn ghi ta.III. Đọc - hiểu cấu tứ bài thơ.Hỏi: Qua phần giới thiệu, qua cảm nhận ban đầu, em hãy nêu cấu tứ, bố cục bài thơ ? * Bài thơ là sự đồng cảm, tiếc thươngcủa Thanh Thảo trước bi kịch đau thương và tài hoa, nhân cách cao đẹp của Lor ca – nhà thơ lớn của TBN.Bố cục: - Hình ảnh Lor ca một nghệ sĩ tự do, cách tân , nhưng cô đơn.( khổ 1) - Cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác; Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân ( khổ: 2, 3) - Một trái tim, một tâm hồn bất tử. ( khổ 4, 5, 6) Bài thơ làm sống lại một huyền thoại về một nghệ sĩ.Hỏi( giành cho HS giỏi): Phát hiện nét mới của cấu tứ bài thơ so với thơ trung đại, thơ ca lãng mạn ( thời kì thơ mới)* Sự khác biệt rõ nhất ở sự biểu hiện vai trò của “ cái tôi”: - Thơ trung đại xoay quanh cái “ta”- nếu có “tôi” là “tôi” công dân; - Thơ Lãng mạn, “tôi” được coi là yếu tố trung tâm, khơi nguồn sáng tạo; - Đến đây, cái “tôi” đã mất vị trí độc tôn, bị lu mờ và bội phân để thành cái tôi đa ngã; cao hơn,thơ tượng trưng và siêu thực, còn muốn thể hiện cái tôi chưa biết. Nói ngắn gọn đó là “cái tôi” đa ngã, cái tôi chưa biết.GV giảng thêm: Về cấu trúc, nếu thơ trung đại coi trọng đối ngẫu, song song; Thơ mới coi trọng tuyến tínhThì thơ tượng trưng, siêu thực rời bỏ hình thức thẳng, chuyển sang hình thức nổi, hình thức âm thanh, đi vào cấu trúc không gian, không vần, đảo lộn ngữ pháp cổ điển, phân câu theo một trật tự mới, sáng lập ngôn ngữ cách tânIV. Đọc - hiểu chi tiết.1. Lor ca – hình ảnh của một nghệ sĩ tự do, cách tân nhưng đơn độc.Hỏi: Chữ mở đầu( cũng như các dòng) đều không viết hoa, gợi ý nghĩa gì?Phải chăng, đây không phải là dòng mở đầu, nó là sự nối tiếp; là một tiếng đàn dân dã, giữa đời thường.Hỏi: Nói đến thơ tượng trưng là nói đến hình ảnh giàu sức ám ảnh, đồng thời cũng giàu ý nghĩa tượng trưng. Khổ 1, theo em có những hình ảnh tượng trưng nào? Ý nghĩa tượng trưng ?những tiếng đàn bọt nước, Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt*Lor ca- nghệ sĩ sống giữa dân gian, con người của dân gian. * Gợi đấu trường đấu bò tót- một nét đặc trưng của văn hoá TBNĐặt nhà thơ trên nền không gian phong tục, văn hoá Tây Ban NhaĐi lang thang về miền đơn độc, với vầng trăng chếnh choáng. trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngaoGợi: một nghệ sĩ, ca sĩ, kĩ sĩ đơn độc, lang thang - nghệ sĩ của dân gianGợi: một tâm hồn lãng mạn, tài hoa; khát khao tự do trong lối sống, trong sáng tạo nghệ thuật.2. Nỗi xót xa bi phẫn về cái chết oan khuất; nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor ca bị điệu về bãi bắn tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảyHỏi: tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để thể hiện giờ phút bi phẫn của Lor ca ?* Vừa sử dụng những chi tiết của hiện thực tàn nhẫn, xót thương. * Vừa sử dụng nhiều hình ảnh có sức ám ảnh, giàu ý nghĩa tượng trưng: là tình yêu, sức sống bất diệt; đặc biệt là những hình ảnh chuyển đổi cảm giác: “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan; tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy Tiếng đàn ghi ta- âm nhạc - đã hoá thân thành thân phận, linh hồn, tượng trưng cho nghệ thuật – trái tim của Lor- ca3. Lor ca : một trái tim - một sức sống bất diệt.Hỏi: theo anh, chị niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn được thể hiện xúc động nhất ở những hình ảnh nào ?không ai chôn cất tiếng đàn.Một hiện thực phũ phàng, nhức nhối.Tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếngCái đẹp, nghệ thuật không thể bị huỷ diệt. Nó có sức sống bình dị mà kiên cường như cỏ dại; long lanh, trong sáng như vầng trăng, giọt nước Và nêu gắn với lời trăng trối của Lor ca “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”, bộc lộ một tình yêu say đắm, sống chết cùng nghệ thuật của Lor ca.Hỏi: Có ý kiến cho rằng; “ Hành động “ném lá bùa” “vào xoáy nước”, “Ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt”: có ý nghĩa tượng trưng cho một cuộc dã từ, một lựa chọn, một sự tự giải thoátÝ kiến của anh, chị ?* Hình ảnh tượng trưng bao giờ cũng có “độ mở” rất rộng: gợi lên nhiều cách hiểu. Tuy nhiên, nếu đặt khổ thơ đó trong sự liên kết với khổ thơ trên “Dòng sông rộng vô cùng/ Lor ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc”Thì những hình ảnh đó đã gợi lên: Nhà thơ đành chấp nhận số phận phũ phàng.Ném trái tim vào thế giới lặng im- là ném vào cõi chết.V .TỔNG KẾT1. Bài thơ là sự ngưỡng mộ, xót thương, cảm phục của Thanh Thảo đối với Lor ca một nghệ sĩ: .. Anh chị hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thích hợp, ngắn gọn nhất điền vào khoảng còn . ?* tài hoa; khát vọng tự do; khát khao cách tân; nhân cách cao đẹp; sống chết cùng đất nước Tây Ban Nha; bất tử cùng đất nước. 2. Bài thơ có nhiều thành công về nghệ thuật - nhất là nghệ thuật cách tân. Theo anh, ch
File đính kèm:
- An_Duong_Vuong_va_Mi_ChauTrong_Thuy.ppt