Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc tiểu thanh ký (độc tiểu thanh ký) (tt)

b. Hai câu thực:

Phiên âm:

 Chi phấn hữu thần liên tử hậu

 Văn chương vô mệnh lụy phần dư

Dịch thơ:

 Son phấn có thần chôn vẫn hận

 Văn chương không mệnh đốt còn vương.

 

 

Em hiểu hình ảnh son phấn và văn chương trong câu thơ trên như thế nào?

 

ppt27 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc tiểu thanh ký (độc tiểu thanh ký) (tt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ĐỌC TIỂU THANH KÝ(Độc Tiểu Thanh Ký)	Nguyễn DuA- Mục tiêu bài học:1. Kiến Thức Giúp học sinh có kiến thức về một nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII đã quan tâm đến số phận người phụ nữ. Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại. Quan niệm con người trong sáng tác của Nguyễn Du không chỉ cần những điều kiện về vật chất mà còn cần có cả những giá trị về tinh thần, vì vậy cần tôn vinh những chủ nhân làm nên giá trị văn hóa tinh thần đó.2. Kỹ năng: Có kỹ năng cảm thụ thơ: thất ngôn bát cú đường luật, hiểu được ngữ nghĩa và các biện pháp nghệ thuật.3. Thái độ: - Bồi dưỡng tư tưởng nhân đạo, biết cảm thương với những số phận bất hạnh và thương chính bản thân mình.B. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, TLTK. - Học sinh: SGK, SBT, vở sọan - Hình thức tiến hành sử dụng giáo án điện tử.C. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp đàm thọai, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình.D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ:KIỂM TRA BÀI CŨHãy cho biết những nội dung dưới đây, nội dung nào không biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại?1. Cảm thương sâu sắc về số phận những tầng lớp thấp hèn trong xã hội. Đề cao những khát vọng chân chính của con người, khát vọng hạnh phúc, tự do, công lý.2. Đấu tranh đòi quyền sống cho con người.3. Đấu tranh giành lại ngôi vị của các vua chúa phong kiến.4. Nói lên nỗi niềm thương cảm chính bàn thân mình?ĐỌC TIỂU THANH KÝ(Độc Tiểu Thanh Ký)	Nguyễn DuI. Giới thiệu chung:Vài nét về tác giả Nguyễn Du: Hãy nhớ lại kiến thức học ở Ngữ Văn 9, cho biết những nét chính về tác giả Nguyễn Du? Kể tên những tác phẩm mà em biết? Nguyễn Du (1765-1820). Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền -Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Thơ ông thể hiện sự xót thương với những số phận phụ nữ tài hoa bạc mệnh.Những tác phẩm chính:Tác phẩm chữ Nôm: - Truyện Kiều. - Văn chiêu hồn.Tập thơ chữ Hán: - Thanh Hiên thi tập. - Bắc hành tạp lục. - Nam trung tạp ngâm.2. Vài nét về tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ nằm ở cuối tập Thanh Hiên thi tập. b. Cuộc đời nàng Tiểu Thanh:Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc đời nàng Tiểu Thanh?+ Tiểu Thanh quê ở Phủ Thái Thú - Quảng Lăng - Trung Quốc, sống vào đầu thời Minh. Là người con gái có sắc đẹp, tài hoa. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ công tử họ Phùng, một người giàu có ở Tây Hồ - Hàng Châu. Bị vợ cả ghen ghét bị đày ra ở núi Cô Sơn bên hồ Tây Tử. Trong những ngày tháng sống buồn tủi này, Nàng đã làm thơ giải sầu với những vần thơ ai oán: Oán sầu kết lệ thành thơ Cửa son chốn cũ bao giờ gặp nhau Tà dương một cánh hoa đào Ấy hồn mỹ nữ hoà vào hồn thơ.C Nhan đề bài thơ: Đọc những ghi chép về nàng Tiểu Thanh.II- ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:ĐỌC - Yêu cầu đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ bản 1.. 2. KẾT CẤU BÀI THƠ: Theo bố cục bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có kết cấu theo trình tự ĐỀ - THỰC - LUẬN - KẾT.3. CẢM THỤ BÀI THƠ:Hai câu đề: Phiên âm: Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thưDịch thơ: Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang Thổn thức bên song mảnh giấy tàn Em thấy cảnh thiên nhiên thay đổi như thế nào trong câu thơ đầu?Qua sự đổi thay của cảnh vật gợi cho em cảm giác gì?Tạo cho người đọc một cảm giác hụt hẫng, mất mát, đượm buồn.Những từ ngữ nào thể hiện rõ Tâm trạng của tác giả trong câu thơ thứ hai?Độc điếu: Một mình đứng viếng- Nhất chỉ thư: Một tập sách còn sót lại.>Câu thơ thể hiện tâm trạng xót thương của Nguyễn Du khi đứng viếng nàng Tiểu Thanh.Cảnh Tây HồXưa: là cảnh vườn hoa, nơi hội tụ những vẻ đẹp.Nay: là gò hoang, nơi hoang tàn, đổ nát.b. Hai câu thực:Phiên âm: Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dưDịch thơ: Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương.Em hiểu hình ảnh son phấn và văn chương trong câu thơ trên như thế nào?Son phấn: đồ trang điểm của người phụ nữ Hữu thần: thần thái, thần sắc => sắc đẹp người con gái Văn chương Biểu trưng cho tài năng của người con gái Vô mệnh: Văn chương không phải là sinh mệnh sống mà vẫn bị liên đới bị đốt thành tro.Câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Nội dung câu hỏi:Các phương ánCác đáp án,lí giảiNêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thực?A.So sánhB. Ẩn dụ C. Hoán dụD. Đối xứng......PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Nội dung câu hỏi:Các phương ánCác đáp án,lí giảiNêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thực?A.So sánhB. Ẩn dụ C. Hoán dụD. Đối xứngC. Hoán dụHoán dụ: Son phấn, văn chương chỉ người con gái tài sắc.D.Đối xứng: Đối thanh, đối từ ngữ. Biện pháp nghệ thuật:Hoán dụĐối xứng=> Tiểu Thanh là người con gái có sắc đẹp, đầy tài hoa vậy mà bị cuộc đời vùi dập.c. Hai câu luận:Phiên âm: Cổ kim hận sự thiên nan vấn Phong vận kỳ oan ngã tự cư.Dịch thơ:Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏiCái án phong lưu khách tự mang.Em hay so sánh nghĩa của bản dịch nghĩa và dịch thơ của hai câu thơ trên qua bảng so sánh sau?Từ cần so sánhDịch nghĩaDịch thơSự thay đổiHận sựmối hận: Niềm uất ức oán giận.Hờn: Nỗi buồn tủi?Phong vậnngười có tư thái tốt đẹp,tài năng văn chươngPhong lưu: người có cuộc sống khá giả?Kỳ oanNgười không có tội mà lại phải chịu tội oan nghiệt lạ lùngCái án: khi vi phạm bị xét sử.?Ngã tự cưTa tự thấy mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoaKhách tự mang:người khác tự cho mình mắc nỗi oan ?PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Bảng so sánh dịch nghĩa và dịch thơ trong câu luậnTừ cần so sánhDịch nghĩaDịch thơSự thay đổiHậnmối hận: Niem uat uc oan gian.Hờn:Noi buon tuiSắc thái biểu cảmPhong vậnngười có tư thái tốt đẹp tài năng văn chươngPhong lưu: nguoi co cuäc song kha giaChưa thoát được hết nghĩaKỳ oanNguoi khong co toi ma lai phai chiu toi oan nghiệt lạ lùngCái án: khi vi pham bi xet su.Chưa thoát được hết nghĩaNgã tự cưTa tự thấy mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoaKhách tự mang:nguoi khac tu cho minhThay đổi về chủ thể: ta -> kháchPHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Bảng so sánh dịch nghĩa và dịch thơ trong câu luậnQua hai câu thơ trên Nguyễn Du đã suy ngẫm gì về số phận của những kiếp người tài hoa? Câu thơ thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, của tác giả với những kiếp người tài hoa bất hạnh ở trên đời. Qua hình ảnh thơ trên, em có liên tưởng gì tới những số phận của người phụ nữ trong những tác phẩm của Nguyễn Du?Trăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Nổi danh tài sắc một thìXôn xao ngoài của thiếu gì yến anh.Kiếp hồng nhan có mong manhNửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Đây chính là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.d. Hai câu kết:Phiên âm: Bất chi tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?Dịch thơ: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?Tam bách: Ba trăm nămTố Như: Tên chữ của Nguyễn DuThảo luận nhóm1: Con số ba trăm năm lẻ có hai cách hiểu sau:Thứ nhất: Hơn ba trăm năm chỉ khoảng cách thời gian từ khi nàng Tiểu Thanh mất đến thời gian Nguyễn Du sống cảm thương điếu viếng nàng (theo tư liệu của trang Web Dương Châu: WWW.Yzmn.cn. Bài viết nói về bi kịch của Tiểu Thanh sống vào thời Kiến Văn là niên hiệu của Chu Huệ Đế nhà Minh, Thời Minh sơ khoảng năm 1406 thì nàng mất). Thứ hai: Theo triết học cổ đại phương đông cho rằng: Một trăm năm là một kiếp người mà vòng đời mỗi người trải qua ba kiếp còn được gọi là tam thế: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Vậy câu thơ có thể hiểu là sau khi hết một vòng đời ba trăm năm của mình biết hậu thế có ai khóc Tố Như chăng?Em lựa chọn phương án nào? Tại sao?Thực hiện trên phiếu học tập số 3PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Nội dung câu hỏi:Các phương ánĐáp án lí giảiCụm từ ba trăm năm lẻ trong câu kết em hiểu theo cách nào?A.Là khoảng cách thời gian sống của Tiểu Thanh đến thời Nguyễn Du.B. Chỉ thời gian của vòng đời con người chọn ba kiếp.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Nội dung câu hỏi:Các phương ánĐáp án lí giảiCụm từ ba trăm năm lẻ trong câu kết em hiểu theo cách nào?A. Là khoảng cách thời gian sống của Tiểu Thanh đến thời Nguyễn Du.B. Chỉ thời gian của vòng đời con người chọn ba kiếpA, B Đều đúngThiên nhiều về cách hiểu B: vì trong văn học trung đại thường dùng các con số ước lệ mà không hay dùng những phép tính cộng trừ như chúng ta hiện nay.Câu hỏi tu từ trên cho ta thấy nỗi băn khoăn của Nguyễn Du trước thời cuộc và niềm mong mỏi của ông với người đời sau thương cảm mình.Câu thơ là sự cô đơn mênh mang của của nhà thơ trước thực tại niềm cảm thương cho bản thân mình có là biểu hiện của giá trị nhân đạo không ? Qua đó hãy rút ra bài học cho bản thân ?Gợi ý: Đây cũng chính là giá trị nhân đạo mới mà Nguyễn Du đã đóng góp cho giá trị nhân đạo của nền văn học trung đại Việt Nam. Nhân đạo không chỉ thương người mà còn là thương chính bản thân mình.Niềm băn khoăn của Nguyễn Du đã được đời sau thấu hiểu và tôn kính ông.Năm 1965 Hội đồng hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới. Thay mặt hậu thế Tố Hữu đã Viết Những dòng thơ trân trọng kính dâng:Tíếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thuNgàn năm sau nhớ Nguyễn DuTiếng thơ như tiếng mẹ ru mỗi ngày.III. TỔNG KẾTEm hãy khái quát những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Nội dung: Thể hiện gía trị nhân đạo sâu sắc. Tinh cảm thương xót cho cuộc đời nàng Tiểu Thanh nói riêng cho tất cả những người tài hoa bạc nói chung. Bài thơ là niềm đồng cảm sâu sắc của một trái tim nhân đạo cao cả, sự xót thương cho những giá trị tinh thần bị tàn phá.Nghệ thuật: Kết hợp với ngôn từ hàm xúc âm điệu bài thơ ai oán da diết cung với biện pháp nghệ thuật khác bài thơ đã để lại những dư âm vang vọng mãi trong lòng các thế hệ độc giả. IV.BÀI TẬP VỀ NHÀEm hãy viết một đoạn văn nêu cảm xúc của mình sau khi học xong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký?- Học thuộc lòng bài thơ.- Chuẩn bị bài thực hành phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ. 

File đính kèm:

  • pptdoc_tieu_thanh_ki.ppt