Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ca dao hài hước

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn

 

ppt31 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Đọc văn: Ca dao hài hước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đọc văn:Ca dao hài hướcI.Tìm hiểu chung:1-Ca dao hài hước: những câu ca trào lộng, thông minh, hóm hỉnh của người bình dân trong cuộc sống còn nhiều lo toan vất vả.2-Phân loại: - Ca dao tự trào: tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động. - Ca dao hài hước châm biếm: tiếng cười chế giễu những thói hư tật xấu trong xã hội.II.Đọc hiểu văn bản:1.Đọc:-Cưới nàng anh toan dẫn voiAnh sợ quốc cấm nên voi không bànDẫn trâu sợ họ máu hànDẫn bò sợ họ nhà nàng co gânDẫn con chuột béo mời dân, mời làngMiễn là có thú bốn chân.-Chàng dẫn thế em lấy làm sang.Nỡ nào em lại phá ngang như làNgười ta thách lợn, thách gàNhà em thách cưới một nhà khoai langCủ to thì để mời làng,Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ănLàm trai cho đáng sức traiKhom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.II.Đọc hiểu văn bản:1.Đọc – Phân loại:2.Tìm hiểu văn bảnBài 1: Ca dao tự trào.Bài 2: Ca dao châm biếm. Bài 1: Tiếng cười tự trào:2.Tìm hiểu văn bảnChàng trai dẫn cưới:*Ý định: dẫn: *Thực tế:dẫn: Nghệ thuật: Khoa trương, phóng đại; Cách nói giảm dần; Lập luận hài hước, hóm hỉnh, thông minh (miễn là có thú bốn chân)VoiTrâuBòNhưng: voi - sợ quốc cấmtrâu - sợ máu hànbò - sợ co gân> Tình cảm chân thành, tinh thần lạc quan của chàng trai trong cảnh nghèo.mời dân mời làngCô gái thách cưới: lối nói giảm dần; giọng điệu hài hước, dí dỏm:Một nhà khoai langCô gái thách cưới: cách nói khoa trương:Củ to – củ nhỏ – củ mẻ – củ rím, củ hà + Cảm thông với cảnh nghèo + Mơ ước về một vụ mùa bội thu.+ Tình cảm của cô gái nghèo với họ hàng, làng xóm+ Sự đảm đang, tháo vát, biết lo toan cuộc sống, quý trọng của cải.=> Lời thách cưới giản đơn, dí dỏm, hài hước, đặt tình nghĩa cao hơn của cải. Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. -Nghệ thuật: 	+mô tip quen thuộc: làm trai...; 	+đối lập; 	+cách nói giảm. → Châm biếm, chế giễu những người đàn ông yếu đuối, không « đáng nên trai ». => Lời phê phán nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục sâu sắc.Bài 2: Tiếng cười phê phán:THẢO LUẬN:NHÓM 1+2: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, em thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng trân trọng, đáng yêu ở chỗ nào? NHÓM 3+4: Tìm một số bài ca dao tự trào, hài hước, phê phán thói lười nhác; thầy bói thầy cúng, thầy địa lý Tiếng cười tự trào đáng yêu ở chỗ:-Không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo.-Lời thách cưới thật khác thường mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động.Cưới em có cánh con gà,Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi.Cưới em còn nữa anh ơi,Có một đĩa đậu, hai môi rau cần.Có xa dịch lại cho gầnNhà em thách cưới có ngần ấy thôi.Hay là nặng lắm anh ơi!Để em bớt lại một môi rau cần.Ca dao tự trào:-Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.-Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ,Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi. Ca dao hài hước châm biếm:-Làm trai cho đáng nên traiĂn cơm với vợ lại nài vét niêu. -Làm trai cho đáng nên traiVót đũa cho dài ăn vụng cơm con.-Chồng người bể Sở sông Ngô,Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.-Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.Ca dao hài hước châm biếm:III. Tổng kết:1. Nghệ thuật-Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình-Cường điệu, phóng đại, tương phản. -Ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý. 2. Ý nghĩa văn bản: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong cao dao – dân caHƯỚNG DẪN TỰ HỌC:-Học thuộc lòng hai bài ca dao-Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1. Qua đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?-Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, ăn vặt, nghiện rượu chè, tệ nạn đa thê, tảo hôn, mê tín dị đoan.-Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Câu 1: Trong bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi”, chàng trai không định dẫn con vật nào dưới đây?A.Voi 	B.Lợn C.Trâu 	D.Chuột E.BòTrắc nghiệm:Câu 2: Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại dẫn cưới bằng con “chuột béo”?A.Vì chúng đều là “Thú bốn chân”B.Vì họ nhà gái kiêng trâu bòC.Vì chàng trai nghèoD.Cả A,B và CCâu 3: Lời lẽ của chàng trai và cô gái có ý nghĩa gì?A.Chua chát cho cảnh nghèoB.Nói cho vui trong cảnh nghèoC.Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao độngD.Câu Avà BE.Câu B và CChúc quý thầy cô và các em học sinh sức khoẻ – hạnh phúc!BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC

File đính kèm:

  • pptca_dao_hai_huoc_theo_chuan_KTKN.ppt