Bài giảng Ngữ văn 10 - Lầu hoàng hạc (Hoàng Hạc Lâu)

Bố cục : chia làm hai phần

4 câu đầu : sự hòai niệm quá khứ

4 câu sau: sự thất vọng trứơc hiện tại , nỗi lòng buồn nhớ quê hương của tác giả

 Tích nhân dĩ thừa hòang hạc khứ

Thử địa không dư hòang hạc lâu

Tức( Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ,

 Mà đây Hòang hạc riêng lầu còn trơ)

Ngay từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất . “Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi”. Truyền thuyết kể rằng xưa kia đã có người tiên đến nơi này (Tử An) và từ nơi này (Phí Văn Vi) cưỡi hạc về trời. Người TQ coi hạc là “linh cầm”(chim thiêng).Vậy là người tiên đã cưỡi chim đi mất ”Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc” một dấu tích kỉ niệm. Ở đây tác giả dựng lên một cặp song phong , nhưng lại là một cặp đối không chỉnh , danh từ “lâu “ không thể đối với động từ “ khứ”. Khứ mang ý nghĩa , “đi” và “mất “

 

 

ppt10 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Lầu hoàng hạc (Hoàng Hạc Lâu), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
LẦU HOÀNG HẠC(Hoàng Hạc Lâu)THÔI HIỆUGiới thiệu địa danh Hoàng Hạc Lâu là một cái lầu trên mõm Hoàng Hạc Cơ, núi Hoàng Hạc, tỉnh Hồ Bắc.Tiểu dẫnThôi Hiệu(704 – 754) quê ở Biện Châu( nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng; nay thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài. Trong đó, bài Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời ĐườngBài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, là một trong những bài thơ hay trong hàng trăm vạn bài thơ Đường . Hoàng Hạc lâu, hay đến nỗi tài thơ như Lý Bạch, đến Hoàng Hạc lâu, thấy thơ của Thôi Hiệu đề trên vách, liền vứt bút, không dám đề thơ nữa . Giai thoại là thế, Lý Bạch là thi tiên của đời Đường, là người uống một đấu rượu làm một nghìn bài thơ (Lý Bạch, đấu tửu thi bách thiên) vậy mà phải vứt bút . Bài thơ Hoàng Hạc Lâu có ma lực, và cái hồn của nó hay đến nhường nào vậy ? Phân tích bài thơBố cục : chia làm hai phần4 câu đầu : sự hòai niệm quá khứ 4 câu sau: sự thất vọng trứơc hiện tại , nỗi lòng buồn nhớ quê hương của tác giả Tích nhân dĩ thừa hòang hạc khứ Thử địa không dư hòang hạc lâu Tức( Hạc vàng ai cưỡi đi đâu , Mà đây Hòang hạc riêng lầu còn trơ)Ngay từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất . “Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi”. Truyền thuyết kể rằng xưa kia đã có người tiên đến nơi này (Tử An) và từ nơi này (Phí Văn Vi) cưỡi hạc về trời. Người TQ coi hạc là “linh cầm”(chim thiêng).Vậy là người tiên đã cưỡi chim đi mất ”Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc” một dấu tích kỉ niệm. Ở đây tác giả dựng lên một cặp song phong , nhưng lại là một cặp đối không chỉnh , danh từ “lâu “ không thể đối với động từ “ khứ”. Khứ mang ý nghĩa , “đi” và “mất “ Đọc – tìm hiểu văn bảnHai câu đầu đã thể hiện một sự trống vắng hẫng hụt trong tâm hồn . Nhưng trong hòai niệm của con người , cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt : Hòang hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Dịch thơ : Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay Ờ đây trong ba câu thơ liền nhau , “ hòang hạc” cứ trở đi trở lai đến 3 lần , mà 2 cả ba lần đều không thực . Cánh hạc vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con người thêm khắc khoải , thấm thía sự mất mát câu thơ không bình yên , một thanh bằng cô đơn quặn hắt , còn nữa thì toàn thanh trắc phủ phàng, ngậm một nỗi nuối tiếc đến thắt lòng Đọc – tìm hiểu văn bảnTừ trong không gian tâm tưởng chiêm vọng bầu trời trống vắng , nhà thơ chuyển điểm nhìn như thể chỉ thấy Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu (Hán dương sông tạnh cây bày. Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non) Đẹp lắm!.Nhưng chỉ là một bức tranh tĩnh vật, không còn nữa đâu một cánh chim thần, không còn nữa đâu một thời vàng son lộng lẫy! Nhưng màu xanh mơn mởn của cỏ non làm nhà thơ nhói lòng, chạnh nỗi tha hương. Đọc – tìm hiểu văn bảnMàu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói trong tâm, kéo nhà thơ về lại với lòng mình, chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương: Nhật mộ hương quan hà xứ thị (Quê hương khuất bóng hoàng hôn)Đâu là quê hương ? Đâu là bến đỗ của cuộc đời xế chiều. Nói chi đến chuyện thần tiên quá khứ , ngay cả đến miền quê thân thuộc cũng không rõ được nơi nào sau bóng hòang hôn . Nhà thơ đành bất lực và buông tiếng thở dài : Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)Tất cả nỗi sầu của không gian , của thời gian , của nhân gian dồn tụ trong một chữ “ sầu” Một chữ sầu gói trọn nỗi đau của một đời người , một thời đại . Phải chăng đây cũng là sự nuối tiếc một thời “ Nhật nguyệt lệ thiên” và thất vọng trứơc buổi xế chiều của Thịnh Đường Nghệ thuật Thôi Hiệu là hay chữ đương nhiên hiểu và sành luật thơ Đường. Nhưng chỗ không đúng luật (vi phạm nhị tứ lục phân minh ở câu 1và 3; hai câu đầu không cần đối thì lại đối; cả cặp đầu lẫn cặp thứ 2, đối ngẫu đều có chỗ không chỉnh; chữ cuối câu thứ nhất không gieo vần; chữ thứ 5 câu 2, 3, 4 cùng thanh với chữ thứ bảy trong câu; từ hoàng hạc được lặp lại 3 lầnThôi Hiệu là hay chữ đương nhiên hiểu và sành luật thơ Đường. Những chỗ không đúng luật là dụng ý của tác giả. Bởi vậy, một bài thơ phạm luật vẫn khiến người khác ngẩn ngơ về sự tài hoa.Kết luận Trong thơ đường không chỉ một Hòang Hạc lâu là gieo nỗi sầu vào chữ cuối . Nhưng chỉ một Hòang Hạc lâu là tạo nên nỗi sầu vời vợi giữa không gian , giữa thời gian và giữa nhân gian. 

File đính kèm:

  • ppt17.Hoang Hac Lau.ppt