Bài giảng Ngữ văn 10 - Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt:

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

1.1. Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?

1.2. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau:

 Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta.

(Nguyễn Bá Cát – Lã Vĩnh Quyên, Sức khoẻ thanh niên)

1.3. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết:

 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nh÷ng yªu cÇu vỊ sư dơng tiÕng ViƯt GV: NguyƠn Ngäc H­ng THPT Yªn L¹cTiÕt 75: TiÕng ViƯt(Tiếp)Kiểm tra bài cũTiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Sau khi học xong tiết 74, em hãy cho biết yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt là gì Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp cần sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. Cụ thể:- Ngữ âm, chữ viết: Phát âm theo chuẩn tiếng Việt, viết đúng quy tắc chính tả và chữ viết.- Từ ngữ: Dùng từ ngữ đúng với hình thức cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.- Ngữ pháp: Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp. Các câu trong đoạn văn, văn bản cần liên kết chặt chẽ, tạo sự mạch lạc, thống nhất- Phong cách ngôn ngữ: Nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách ngôn ngữ.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTKiểm tra bài cũI. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:1. Tìm hiểu ngữ liệu:1.1. Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?1.2. Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau: Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta.(Nguyễn Bá Cát – Lã Vĩnh Quyên, Sức khoẻ thanh niên)1.3. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTI. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:2. Phân tích và nhận xét ngữ liệu:2.1. Ngữ liệu 1:- Nghĩa của các từ: “đứng”, “quỳ” trong câu tục ngữ đã được sử dụng theo nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc: miêu tả các tư thế cụ thể của con người + Nghĩa chuyển: được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để nói đến nhân cách, phẩm giá làm người. - Tính hình tượng:+ Chết đứng  Con người hiên ngang, có khí phách, trung thực, thẳng thắn.+ Sống quỳ  Con người quỵ lụy, hèn nhát.- Giá trị biểu cảm: Đem đến những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc về nhân cách của con người.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTI. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:2. Phân tích và nhận xét ngữ liệu:2.2. Ngữ liệu 2 :- Hình ảnh ẩn dụ: chiếc nôi xanh => Chỉ cây cối xanh mát bao bọc xung quanh con người.- Hình ảnh so sánh: cái máy điều hòa khí hậu=> Cây xanh như cái máy điều hoà khí hậu mang lại không khí trong lành cho chúng ta.- Hiệu quả:+ Câu văn có tính hình tượng và biểu cảm cao.+ Người đọc cảm nhận sâu sắc vai trò của cây xanh đối với cuộc sống.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTI. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:2. Phân tích và nhận xét ngữ liệu:3.3. Ngữ liệu 3: Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp, phép đối, nhịp điệu trong câu văn :- Điệp:+ Điệp từ: “ai”.+ Điệp cấu trúc: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm...”- Phép đối: đối ý: “Ai có gươm dùng gươm, / không có súng gươm” - Chủ yếu nhịp ngắn: dứt khoát, khoẻ khoắn. Hiệu quả: Tạo âm hưởng hào hùng, vang dội, tác động mạnh đến người nghe (người đọc), phù hợp với văn bản viết ra với mục đích kêu gọi.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Khi nĩi và viết, khơng những cần sử dụng tiếng Việt theo đúng chuẩn mực, mà cịn cần sử dụng một cách sáng tạo, cĩ sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức, quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nĩi, câu văn cĩ tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.1. Ngữ liệu: 2. Phân tích và nhận xét ngữ liệu:3. Kết luận:Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt: II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao: Sử dụng tiếng Việt như thế nào để hay và đạt hiệu quả giao tiếp caoIII. Luyện tập:1. Bài 1: Lựa chọn các từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau: bàn hoàng / bàng hoàng; chất phát / chất phác; bàn quan / bàng quan; lãng mạn / lãng mạng; hiu trí / hưu trí; uống riệu / uống rượu; trau chuốt / chau chuốt; lồng nàn / nồng nàn; đẹp đẽ / đẹp đẻ; chặc chẻ / chặt chẽ.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập:1. Bài 1: Lựa chọn các từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau: bàn hoàng / bàng hoàng; chất phát / chất phác; bàn quan / bàng quan; lãng mạn / lãng mạng; hiu trí / hưu trí; uống riệu / uống rượu; trau chuốt / chau chuốt; lồng nàn / nồng nàn; đẹp đẽ / đẹp đẻ; chặt chẻ / chặt chẽ.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập:1. Bài 1: Các từ dùng đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.- Bàng hoàng: Choáng váng, không ổn định tâm thần.- Chất phác: Tính nết thật thà, mộc mạc, giản dị.- Bàng quan: Đứng ngoài cuộc, coi như không liên quan gì đến mình.- Lãng mạn: Khuynh hướng văn học nghệ thuật / mơ mộng, xa rời thực tế, có những tình cảm yếu đuối, uỷ mị.- Hưu trí: Nói công chức đến tuổi già thôi không làm việc nữa.- Trau chuốt: Sửa sang, tô điểm cẩn thận từng chi tiết cho hình thức đẹp hơn- Nồng nàn: mùi đậm một cách dễ chịu bốc mạnh lên/ ngủ ngon giấc sâu và say/ mạnh mẽ, thiết tha, đậm đà( Tình cảm)- Chặt chẽ: Có quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập:2. Bài 2: Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải sau đó gạch bỏ): - Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là {hạng} lớp người “xưa nay hiếm” - Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi {phải} sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị các mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột. ( Bút tích “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trj quốc gia, Hà Nội, 2000)Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập:2. Bài 2:Từ “hạng”: phân biệt người theo phẩm chất tốt - xấu, mang nét nghĩa xấu (khi dùng chỉ người)-> không phù hợp. - Từ “lớp”: phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu -> phù hợp.Từ “phải”: bắt buộc, cưỡng ép, nặng nề  không phù hợpTừ “sẽ”: sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, tất yếu, vinh hạnh.-> Phù hợpTiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập: 3. Bài 3: Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các câu và của đoạn văn sau: Trong ca dao Việt Nam những bài nói về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTIII. Luyện tập: 3. Bài 3:- Các lỗi trong đoạn văn:+ Câu 1: chưa phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ.+ Câu 1 và các câu còn lại không nhất quán về nội dung: (Câu 1 nói về tình yêu nam nữ trong ca dao, những câu sau lại nói sang các tình cảm khác).+ Quan hệ thay thế của đại từ “họ” ở câu 2, câu 3 không rõ.- Sửa lại: Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ chiếm số lượng nhiều nhất, nhưng còn có nhiều bài thể hiện tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cung nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Những tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT4. Bài 4: Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú), đông thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Anh Đức, Hòn đất)Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT4. Bài 4:a.Phân tích cấu trúc câu:- CN: Chị Sứ- VN: yêu- BN 1: biết bao nhiêu - BN 2: cái chốn này, - TP phụ chú 1: nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên- TP phụ chú 2: nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.b. Câu văn có tính hình tượng và tính biểu cảm là nhờ:ø- Sử dụng cụm từ cảm thán: biết bao nhiêu- Cụm từ miêu tả gợi hình và mang sắc thái biểu cảm: oa oa cất tiếng khóc đầu tiên- Hình ảnh ẩn du:ï quả ngọt trái sai - quê hương. Câu văn chuẩn mực và giàu giá trị nghệ thuật, nói lên tình yêu tha thiết của chị Sứ với quê hương Hòn Đất.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTCủng cố Khi sử dụng tiếng Việt cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào Hai yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt: - Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt. - Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTDặn dò1. Đọc lại bài làm văn số 5, hãy phân tích và sửa chữa các lỗi (nếu có) về chữ viết, từ ngữ, câu văn, cấu tạo toàn bài.2. Chuẩn bị bài tiếp theo Tiết 76: Tóm tắt văn bản thuyết minh.Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTh·y biÕt yªu quý vµ gi÷ g×n sù trong s¸ng cđa tiÕng viƯt ! Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng :"Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nĩi của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nĩ là ngơn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật." Tiết 75 NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTBµi häc kÕt thĩc xin chµo vµ c¶m ¬n c¸c thÇy c« cïng toµn thĨ c¸c em !

File đính kèm:

  • pptNhung yeu cau ve su dung TV-T2.ppt