Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 70, 71: Đọc văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

* 3/“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

* - Trích “Truyền kỳ mạn lục”.

* - Cốt truyện : (tóm tắt theo nhân vật chính Ngô Tử Văn).

* +Ngô Tử Văn đốt đền.

* + Ngô Tử Văn giữa phiên tòa xử kiện Diêm Vương.

* + Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên .

* -Nội dung : chuyện có yếu tố hoang đường ngụ ý phê phán và khuyên răn, giáo dục.

 

 

ppt14 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 70, 71: Đọc văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên( Nguyễn Dữ )Tiết 70- 71 : Đọc văn I/ Tìm hiểu chung :1Tác gỉaNguyễnDữ-Nguyễn Dữ sống vào khỏang thế kỷ XVI. Oâng là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn học của Phùng Khắc Khoan.- “Truyền kỳ mạn lục” là một tác phẩm nổi tiếng cuả ông. 2. Về thể loại “Truyền kỳ” và tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”:- “Truyền kỳ”ø là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, nội dung thường phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đường .- “Truyền kỳ mạn lục” là một tập truyện gồm 20 truyện ngắn ly kỳ được viết bằng chữ Hán .Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, nó được xem là một tuyệt tác của thể loại truyền kỳ.3/“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”- Trích “Truyền kỳ mạn lục”.- Cốt truyện : (tóm tắt theo nhân vật chính Ngô Tử Văn).+Ngô Tử Văn đốt đền.+ Ngô Tử Văn giữa phiên tòa xử kiện Diêm Vương.+ Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên .-Nội dung : chuyện có yếu tố hoang đường ngụ ý phê phán và khuyên răn, giáo dục.1. Đọc và giải nghĩa từ khó :-Chú ý đọc chính xác và sáng tạo.-Ngoài các chú thích trong sgk, cần chú ý thêm : + “Đền”: nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng (khác với “chùa” là nơi thờ Phật và “đình” là nơi thờ thành hòang và họp làng).+ “Truyền kỳ mạn lục”( “Truyền kỳ”: loại truyện có yếu tố li kỳ, hoang đường; “mạn”: tản mạn; “lục”: sao chép các truyện li kỳ tản mạn trong dân chúng ). II/ Đọc hiểu: 2.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: a.Hình tượng Ngô Tử Văn : a1.Ngô Tử Văn đốt đền:* Ngô Tử Văn là ai?Tại sao chàng lại đốt đền? Việc làm đó của chàng thể hiện điều gì?- “Ngô Tử Văn tên Sọan, người huyện Yên Dũng –Lạng Giang .Chàng vốn khảng khái,nóng nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực” Cách giới thiệu nhân vật của Nguyễn Dữ rất quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam : tên tuổi, quê quán, tính tình. -Sở dĩ Tử Văn đốt đền vì: biết lũ yêu quái hại dân là hồn ma tên tướng giặc bại trận của Bắc triều(hồn ma tướng giặc dùng chước dối lừa” và đút lót các đền miếu gần quanh, chiếm lấy đền thờ Thổ công nước Việt- người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm).  Hành động đốt đền của Tử Văn thể hiện: + Sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì muốn vì dân trừ hại.+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ (vì đã diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược, bảo vệ Thổ công đất Việt) a2 .Ngô Tử Văn giữa phiên tòa xử kiện của Diêm Vương: *Phiên tòa xử kiện Tử Văn ở âm phủ đã diễn ra như thế nào? -Phiên tòa xử kiện ở âm phủ diễn ra qua 2 chặng :+ Chặng thứ nhất: Tử Văn bị hồn tên tướng giặc kiện chàng ở Minh Tri; Tử Văn bị Diêm Vương quát mắng; Chàng không hề run sợ mà dùng lời cứng cỏi để tâu trình. +Chặng thứ hai: Tử Văn đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên để hỏi Thổ công.Sau khi biết rõ thực hư, Diêm Vương khẳng định công lao trừ hại của Tử Văn và sai lính đưa chàng về nhà.*Câu chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì?- Khát vọng công lý của nhân dân (khi công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống ở trần thế).-Là tình huống nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.-Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.=> Ngày nay, ý nghĩa của câu chuyện vẫn mang tính thời sự ( nhất là việc chống tham nhũng, chống việc chạy tội và chống xét xử oan sai). a3.Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên: *Chức phán sự là chức quan gì? Tại sao Tử Văn lại được nhậm chức quan này? -Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng giúp việc cho người xử án- đó là chức quan thực hiện công lý.-Tử Văn được nhậm chức quan này vì chàng dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa.*Việc nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?-Đó là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý. *Tóm lại, Ngô Tử Văn là một người khảng khái, chính trực và dũng cảm biết đấu tranh vì chính nghĩa b.Ngụ ý phê phán của câu chuyện:-Hồn tên tướng giặc xâm lược (lúc sống cũng như lúc chết đều thể hiện bản chất tham lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị). - Thánh thần, quan lại ở cõi âm ( tham của đút lót, bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành).c.Nghệ thuật kể chuyện : - Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn.- Cách dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể và tả giản dị mà sinh động, hấp dẫn. III/ Ghi nhớ ( sgk )@/Luyện tập: 1. Trên cơ sở các tình tiết chính của câu chuyện, em hãy thử xây dựng một kết thúc khác của câu chuyện một cách hợp lý.2. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, có những chi tiết hiện thực mà bây giờ vẫn mang tính thời sự.Theo em, đó là những chi tiết nào?@/ Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài:* Học bài: -Nắm vững kiến thức cơ bản của bài học ( kể cả những kiến thức ở phần chú thích).- Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết các bài tập một cách sáng tạo.*Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đọan văn thuyết minh” bằng việc ôn lại những kiến thức về Phương pháp thuyết minh và tập viết trước ở nhà theo yêu cầu luyện tập của sgk.

File đính kèm:

  • pptBai_Hoi_trong_Co_Thanh.ppt