Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 73: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

 Sửa:

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị.Về tài sắc thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 73: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TRƯỜNG THPT GIO LINHKÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM !SVTT: NGUYỄN THỊ THÙYGVHD: ĐỖ THỊ THU QUYÊNNgữ liệu:“ hi! Dg lm j do? Koe hok? Co j moi hok? Lau ruj hok hah rag?8/3 ba nhan dc nhiu hoa, nhiu wa chu? Tuj bun wa ba nak. Tui chuk ba 1 ngay le zui ze, hfuk. iu ba nhiu !!! Tiết 73NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆTI. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆT:1. Về ngữ âm và chữ viết.2. Về từ ngữ.3. Về ngữ pháp.4. Về phong cách ngôn ngữ.II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIAO TIẾP.III. LUYỆN TẬPNội dung bài họcNgữ liệu a: (sgk) Sửa+ Giặc: Giặt  Lỗi phụ âm cuối+ Dáo: Ráo  Lỗi phụ âm đầu+ Lẽ, đỗi: Lẻ, đổi  Lỗi thanh điệu1.Về ngữ âm và chữ viết.I. SỬ DỤNG ĐÚNG THEO CÁC CHUẨN MỰC CỦA TIẾNG VIỆTPhát hiện lỗi và chữa lại cho đúng?Ngữ liệu :b (sgk) Từ địa phương: Từ toàn dân: + Dưng mờ Nhưng mà+ Giời Trời+ Bẩu Bảo+ Mờ Mà1.Về ngữ âm và chữ viết. Yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.1. Về ngữ âm và chữ viết.Ngữ liệu a: (sgk) Sửa+ “chót lọt”: chót /cuối cùng Lỗi dùng từ+ “chết các bệnh”: chết vì các bệnh  Lỗi kết hợp từ2. Về từ ngữ.Phát hiện lỗi về từ ngữ và chữa lại cho đúng?2. Về từ ngữ.Ngữ liệu b: (sgk)+ Câu 1: Sai “yếu điểm” -> Anh ấy có một nhược điểm+ Câu 2, 3, 4: Đều đúng.+ Câu 5: Sai “linh động” -> thứ tiếng rất sinh động, phong phú.Ngữ liệu c:+ “Nếu như vậy, tôi cũng không dám miễn cưỡng hai chú”.-> sửa: ép buộc2. Về từ ngữ.miễn cưỡng+ Bên ta một thương vongthương vong-> Sửa: một người hy sinh Yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng các hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.2. Về từ ngữ.3.Về ngữ pháp.Ngữ liệu a (sgk) Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.-> Câu văn sai: (Tr, – Vn), thiếu Cn.-> Sửa:+ Bỏ từ “qua” đầu câu+ Bỏ từ “của” và đặt vào đó dấu phẩy.+Bỏ từ “đã cho” và đặt vào đó dấu phẩy.Phát hiện lỗi về ngữ pháp và chữa lại cho đúng?3.Về ngữ pháp.Ngữ liệu c (sgk)Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.. Vẻ đẹp của Thúy Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Còn về tài sắc thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc. Lỗi: quan hệ ý nghĩa trong câu, và lỗi liên kết các câu.3.Về ngữ pháp.Ngữ liệu c (sgk)-> Sửa:Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị.Về tài sắc thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.3.Về ngữ pháp. Yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự liên kết câu để tạo nên sự mạch lạc cho văn bản.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.Phong cách ngôn ngữ khoa học.Phong cách ngôn ngữ chính luận.Phong cách ngôn ngữ báo chí.Phong cách ngôn ngữ hành chính.Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.4.Về phong cách ngôn ngữ.4.Về phong cách ngôn ngữ.Ngữ liệu a.(sgk)Câu 1: Hoàng hôn (PCNNNT) không dùng trong PCNNHC, phải thay bằng từ “buổi chiều”. Câu 2: Hết sức là (PCNNSH) không dùng trong PCNNCL, phải thay bằng từ “rất” hoặc “vô cùng”.Phân tích và chữa lại những từ dùng không đúng phong cách.4.Về phong cách ngôn ngữ. Ngữ liệu b.(sgk)Các từ xưng hô: Bẩm, cụ, con.Thành ngữ :Trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có.Từ mang sắc thái khẩu ngữ : sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn, Các từ nói trên không dùng trong một lá đơn đề nghị. Yêu cầu sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cach chức năng ngôn ngữ.4.Về phong cách ngôn ngữ.II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp caoNgữ liệu 1. (sgk)- Chết đứng còn hơn sống quỳ.+ “chết đứng”: chết hiên ngang, bất khuất,  vinh quang, cao đẹp.+ “sống quỳ”: sống quỵ lụy, luồn cúi  nhục nhã, thấp hèn.“ sống đứng”, “chết quỳ” là hai hình ảnh ẩn dụ, chuyển nghĩa.Các từ “đứng”, “quỳ” được dùng với ý nghĩa nào?II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp caoNgữ liệu b:“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. (Thép Mới). Ngữ liệu trên sử dụng những biên pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao Biện pháp nghệ thuật: điệp từ (tre) (giữ), điệp cú pháp.Tác dụng: tạo sự nhịp nhàng, cân đối, và giá trị biểu cảm cho đoạn văn.Ngữ liệu bII. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao Yêu cầu sử dụng hay, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp cao được thực hiện bằng các phép tu từ, chuyển hóa linh hoạt, sáng tạo, nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và các phương thức chung của tiếng Việt.III. Luyện tập.Bài tập 1: Phân tích chỗ sai và sửa lại cho đúngKhoa học tự nhiên nói chung, môn văn nói riêng đòi hỏi phải đọc nhiều và ghi chép nhiều.b. Có thể nói: qua “Bước đường cùng”, Ngô Tất Tố đã miêu tả cặn kẽ cuộc sống của người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.III. Luyện tập.Bài tập 1: Phân tích chỗ sai và sửa lại cho đúnga.b.Lỗi về tri thức (Khoa học tự nhiên) Sửa: Khoa học xã hộiLỗi về tri thức (Bước đường cùng) / (Ngô Tất Tố) Sửa: (Tắt đèn) / Nguyễn Công Hoan)III. Luyện tập.Bài tập 2: Chọn từ viết đúng trong các từ ngữ sau:+ Các từ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn,hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.III. Luyện tập.Bài tập 3. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm cảu từ lớp (thay cho từ hạng) và từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản “di chúc” của Bác:+ “Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp (hạng) người xưa nay hiếm”.+ “ Vì vậy tôi đẻ sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ (phải) đi gặpđột ngột”.III. Luyện tập.Bài tập 3. Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm cảu từ lớp (thay cho từ hạng) và từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản “di chúc” của Bác:Từ lớp ý phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu, phù hợp với câu văn. Còn từ hạng bao hàm nét nghĩa xấu, không phù hợp với câu văn. Từ phải mang ý nghĩa bắt buộc, còn từ sẽ giảm nhẹ mức độ bắt buộc,phù hợp hơn với câu văn nàyIII. Luyện tập.Bài tập 4: Câu văn sau mạch lạc.đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Phân tích và làm sáng tỏ.“Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. III. Luyện tập.Bài tập 4:+ CN (chị Sứ) – VN (yêu), BN1 (biết bao nhiêu), BN2 (cái chốn này),- TPPC1 (nơi chịđầu tiên),- TPPC2 (nơi quảchị).+ Giá trị nghệ thuật: nhờ cách sử dụng từ ngữ khắc họa được hình ảnh rõ nét và giàu sắc thái biểu cảm (oa oa cất khóc, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị). CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THEO DÕI !KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EMSỨC KHỎE, HẠNH PHÚC !

File đính kèm:

  • pptnhung_yeu_cau_khi_su_dung_tieng_Viet.ppt