Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 98, 99: Hồi trống cổ thành

- Tính cách nhân vật được miêu tả qua hành động, lời nói, ít miêu tả tâm lý.

- Câu chuyện được phát triển qua những tình tiết giàu kịch tính, xung đột căng thẳng.

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật mang đậm tính ước lệ

 

 

ppt26 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 98, 99: Hồi trống cổ thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Lê Xuân Phú – Trường THPT Tân Thành Tiết 98 - 99HỒI TRỐNG CỔ THÀNH ( Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung -GIỚI THIỆU I.Tiểu dẫn 1.Tác giả Cho biết những nét cơ bản về La Quán Trung, tiểu thuyết Minh Thanh và Tam quốc diễn nghĩa? - Xuất thân trong một gia đình quí tộc cuối Nguyên đầu Minh, từng nuôi chí phò vua, giúp nước, gặp cơ đất nước đổi mới (triều Minh) - Ông dồn sức đọc và biên soạn các công trình từng ấp ủ, nghiên cứu lịch sử 100 năm xâu xé, phân hợp của các tập đoàn phong kiến Trung Quốc 2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” a/ Thể loạiTác phẩm này làm theo thể loại gì ? Tiểu thuyết chuơng hồi ( tiểu thuyết Minh Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ) && Khái niệm tiểu thuyết chương hồiThế nào gọi là tiểu thuyết chương hồi ? Là thể loại tự sự, mỗi tác phẩm được chia làm nhiều hồi. Mỗi hồi kể 1 hay một vài sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, mở đầu bằng vài câu thơ, kết thúc khi mâu thuẫn cao trào, bằng câu “hạ hồi phân giải”. && Đặc điểm Tiểu thuyết chương hồi có đặc điểm gì ? - Tính cách nhân vật được miêu tả qua hành động, lời nói, ít miêu tả tâm lý.- Câu chuyện được phát triển qua những tình tiết giàu kịch tính, xung đột căng thẳng.- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật mang đậm tính ước lệb/ Đề tài, bối cảnh ra đời- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 - 1644), Gồm 120 hồi.- Tác phẩm kể về thời kỳ “cát cứ phân tranh” gần 100 năm trong lịch sử Trung Quốc (Thế kỷ II, III) giữa ba tập đoàn phong kiến quân Phiệt: Nguỵ - Thục – Ngô.c/ Tóm tắt tác phẩmBản đồ thời Tam quốc3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”: * Xuất xứ: Hồi 28: “Chém Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”II. Đọc văn bản 1. Hình tượng nhân vật Trương Phi a. Khi Quan Công đến: - Khi nghe Tôn Càn báo tin:chẳng nói chẳng rằng, mặc áo giáp, vác xà mâu lên ngựa  khoảng lặng dồn nén giận giữ, tạo độ căng trần thuật, kịch tính - Cử chỉ : mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược. - Hành động : hò hét như sấm, múa xà mâu đâm Quan CôngKhi nghe Tôn Càn báo tin thì thái độ, cử chỉ, hành động của Trương Phi ra sao ? Lời nói của Trương Phi đối với Quang Công ra sao ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hiểu lầm đó ?Lời nói : + Hầm hầm quát Quan Vũ + Gọi Quan Vũ (anh) là “thằng”, xưng “tao” (em) + Buộc tội Quan Vũ: kẻ bội nghĩa, người bất trung. Thái độ nổi giận đùng đùng, hành động quyết liệt.Nguyên nhân : Quan Công đã ở doanh trại Tào, chịu ân huệ của Tào . Điều đó đồng nghĩa Quan Công đã: + Quên nghĩa vườn đào. + Quên chủ cũ, theo chúa mới.Tất cả các yếu tố trên , em hãy cho biết tính cách của nhân vật Trương Phi như thế nào ?=> Tính cách Trương Phi:  + Nóng nảy, cương trực, thẳng thắn. + Hiểu biết, tinh tế, giàu tình cảm, một lòng trung nghĩab. Khi thử thách Quan Công * Khi hai chị dâu can: - Hai chị bị lừa dối đấy - Trung thần thà chịu chết không chịu nhục - Có lẽ nào đại trượng phu thờ hai chủ? * Khi Tôn Càn nói vào: Trương Phi mắng mỏ.  Trương Phi: Hiểu rõ đạo lý, quan hệ vua – tôi, trên dưới, một lòng trung nghĩa. * Khi quân Sái Dương kéo đến: + Trương Phi buộc tội Quan Công bất nhân. + Múa bát xà mâu, hăm hở xông lại đâm Quan Công + Thẳng tay đánh trống  Tấm lòng trong sáng, một lòng một dạ trung nghĩa, vì lý tưởng của người anh hùng.Thái độ của Trươg Phi Khi hai chị dâu can, Khi Tôn Càn nói vào, Khi quân Sái Dương kéo đếnC. Khi nhận ra tấm lòng của Quan Công- Trương Phi rỏ nước mắt- Thụp lạy Vân Trường hối hận trước hành động bộc trực của mình, thấu hiểu nỗi vất vả của anh.=> Tính cách tinh tế, hiểu biết, giầu tình cảm, biết phục thiện trước cái đúng.Khi nhận ra tấm lòng của Quang Công thì thái độ của Trương Phi ra sao ?* Việc Quan Công ở lại Tào doanh.- Thân ở Tào doanh, tâm hướng về Lưu Bị.- Khi Biết anh ở Nhữ Nam: vượt qua 5 cửa ải, chém 6 tướng Tào. Người trung tín, biết tranh thủ thời cơ, tranh thủ kẻ thù khi lạc bước, suy xét sự việc cẩn trọng.2. Hình tượng nhân vật Quan CôngCho biết nỗi lòng của Quan Công khi ở lại Tào doanh như thế nào ? * Trước thái độ và hành động của Trương Phi- Hành động: tránh mũi mâu của Trương Phi.- Lời nói: + Xưng hô: gọi Trương Phi: hiền đệ+ Giải thích từ tốn, rõ ràng sự việc.+ Nhờ hai chị dâu minh oan Cư xử rất đúng mực của người anh. Tính cách : Điềm đạm, bình tĩnh, nhũn nhặn khẳng định lòng trung nghĩa của mình.Trước thái độ và hành động của Trương Phi thì hành động và lời nói của Quang Công ra sao ? Tính cách của Q. Công như thế nào ?* Khi quân Sái Dương đến:- Nói với Trương Phi: xem ta chém đầu tên tướng ấy để tỏ lòng thực- Cử chỉ: chẳng nói một lời.- Hành động : múa long đao xô lại, chưa dứt hồi trống, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.  Hành động dứt khoát: bản lĩnh, lòng dũng cảm và khí phách oai phong lẫm liệt.=> Con người hiểu rõ thời thế: lúc này lời minh oan tốt nhất là hành động để chứng tỏ tấm lòng của mình với huynh đệ.Khi quân Sái Dương đến : ông nói với Trương Phi như thế nào ? Cử chỉ và hành động gì khi T. Phi đặt ra ? Em đánh gía gì về nhận thức của Q.Công lúc này ?=> Tính cách Quan Công:+ Con người bình tĩnh, điềm đạm, luôn luôn suy xét trước sau cẩn trọng. + Con người trung nghĩa, mang tình huynh đệ thuỷ chung, nghĩa vua tôi trọn vẹn.+ Con người tài năng, bản lĩnh, khí phách hơn người.Tất cả các chi tiết trên cho thấy Quan Công có tính cách như thế nào ?3. Ý nghĩa của âm vang hồi trống Cổ ThànhHồi trống đặt ra có ý nghĩa gì của Q.Công đối với Trương Phi ? Tạo nên không khí chiến trận, là “hồn” của “Tam quốc” (“chất tam quốc”). Trước ba hồi trống: Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công: 1. Bội nghĩa 2. Bất trung 3. Bất nhân. Biểu dương tính cương trực của Trương Phi.- Ba hồi trống & hành động chém đầu Sái Dương  ba lần minh oan cho Quan Công: 1. Hồi 1: Quan Vũ không bội nghĩa mà luôn nhớ anh. 2. Hồi 2: Quan Vũ không bất trung mà một lòng trung nghĩa. 3. Hồi 3: Quan Vũ không bất nhân mà rất thương nhớ em. Ca ngợi tài năng, tấm lòng trung nghĩa của Quan Công.- Ca ngợi tình anh em thuỷ chung, tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu- Quan- Trương.- Hồi trống thách thức, giục giã, cổ vũ, minh oan và đoàn tụ.=> Hồi trống là cuộc gặp gỡ của những anh hung, hào kiệt, của những bậc trượng phu.4. Đặc sắc nghệ thuật:- Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét qua ngôn ngữ, hành động - Xây dựng nhân vật có tính cách đối lập nhau: Trương Phi >< Quan Công  kiểu nhân vật cặp đôi bổ trợ cho nhau, làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật.- Xây dựng tình huống kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng phát triển đến cao trào, đậm đà không khí chiến trận.- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, hấp dẫn.- Đan xen giữa những tình huống kịch tính là những khoảng lặng tạo nên độ căng trần thuật, tính kịch và lôi cuốn mạnh mẽ.III. Tổng kết: Hồi trống là linh hồn của đoạn trích, là hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ. Việc kết nghĩa anh em, bạn bè phải nhằm mục đích trong sáng, cao cả mới vững bền.	

File đính kèm:

  • pptHoi trong co thanh_1.ppt