Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Chí khí anh hùng (trích truyện Kiều) Nguyễn Du

• “Lúc ấy có một hảo hán tên Hải họ Từ, tự là Minh Sơn, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tì thiếp coi thường, lại còn tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sau mới xoay ra thương mại, tiền của có thừa, lại thích kết giao với những giang hồ hiệp khách”.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Chí khí anh hùng (trích truyện Kiều) Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHÍ KHÍ ANH HÙNG(Trích Truyện Kiều)NGUYỄN DUKẾT QUẢ CẦN ĐẠTHiểu được chí khí anh hùng của Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong việc diễn tả chí khí, khát vọng tự do của nhân vật.I. GIƠIÙ THIỆU CHUNG1/ Vị trí đoạn trích : 	Từ câu 2213 đến 2230 của Truyện Kiều.	Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Hai người tâm đầu ý hợp. Từ Hải bỏ tiền ra chuộc Kiều về làm vợ. Đoạn trích nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi lập sự nghiệp anh hùng. 2/ Đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện “Lúc ấy có một hảo hán tên Hải họ Từ, tự là Minh Sơn, có tính khoáng đạt rộng rãi, giàu sang coi nhẹ, tì thiếp coi thường, lại còn tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng. Trước cũng theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sau mới xoay ra thương mại, tiền của có thừa, lại thích kết giao với những giang hồ hiệp khách”.  Đây là đoạn do Nguyễn Du sáng tạo, không có trong Kim Vân Kiều truyện.Sau khi đưa Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh, “Từ Hải sắm một căn nhà cùng ở với Thuý Kiều. Được năm tháng bèn từ biệt ra đi. Chưa biết sau khi đi như thế nào, hãy xem hồi sau phân giải”.II. ĐỌC - HIỂU	1- Hình tượng nhân vật Từ Hải a. Một tráng sĩ, một con người có chí khí mạnh mẽ. - “Trượng phu” (chỉ dùng 1 lần nói về Từ Hải) tôn xưng, chỉ người đàn ông có chí khí lớn.- “hương lửa đương nồng”“động lòng bốn phương”	 	  Hạnh phúc vợ chồng Lí tưởng lớn lao, cao cảƯớc lệ con người mang tầm vóc vũ trụ. - “thoắt”  dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết. Hai câu đầu cho thấy Từ Hải không phải là một con người có những đam mê thông thường, mà là con người của sự nghiệp anh hùng * Hoài Thanh nhận xét : 	Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương” “Trông vời trời bể mênh mông” Không gian ước lệ nâng tầm vóc vũ trụ của Từ Hải.	 Hai câu 3,4 thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải : một mình với “thanh gươm yên ngựa” sẵn sàng lên đường đi thẳng. 	Hoài Thanh bình : “Qua câu thơ hình ảnh của con người “thanh gươm yên ngựa” tưởng như che đầy trời đất”. b. Một anh hùng có chí khí phi thường, quyết tâm, tự tin- Cảnh tiễn biệt :Kiều xin đi theo, Từ ngồi trên mình ngựa nói những lời tiễn biệt Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường, mạnh mẽ, dứt khoát.So sánh cảnh tiễn biệt khác trong Truyện Kiều+ Kiều – Kim Trọng :	Dùng dằng chưa nỡ rời tay, 	Vầng đông, trông đã đứng ngay nóc nhà.	Ngại ngùng một bước, một xa,	Một lời trân trọng châu sa mấy hàng	Buộc yên, quảy gánh vội vàng,	Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai.	Buồn trong phong cảnh quê người	Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa	Não người cử gió tuần mưa,	Một ngày nặng gánh tương tư một ngày. + Kiều – Thúc Sinh :	Người lên ngựa, kẻ chia bào	Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san	Dặm hồng bụi cuốn chinh an	Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh	Người về chiếc bóng năm canh	Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.	Vầng trăng ai xẻ làm đôi	Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường- Lời Từ Hải nói với Kiều thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này :	+ Con người có chí khí phi thường. 	Không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc tiễn biệt. 	Lời trách Kiều “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”  khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. + Con người rất mực tự tin, quyết tâm. 	- Hình ảnh “mười vạn tinh binh” với âm thanh “dậy đất”, hình ảnh “rợp đường” Khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng xưa.	- “Mặt phi thường”  Cách miêu tả ước lệ hình tượng kì vĩ, như “lòng bốn phương”, “trượng phu”, “chim bằng”.	- Khẳng định quyết tâm, tất yếu thành công :	“Chầy chăng là một năm sau vội gì”.Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch.2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải	Khuynh hướng lí tưởng hoá nhân vậït.	Thể hiện qua : - Cách dùng từ ngữ đậm chất ước lệ : trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường Hình ảnh chia tay nhanh, dứt khoát : thoắt, thẳng dong, dứt áo ra đi  Nguyễn Du đã gửi gắm lí tưởng anh hùng của mình vào nhân vật Từ Hải. Đó là ước mơ lãng mạn của đời ông , cũng là của những con người bị áp bức trong xã hội xưa. III. TỔNG KẾT	Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về các phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. DÀN BÀI I. GIƠIÙ THIỆU CHUNG	1/ Vị trí đoạn trích	2/ Đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện II. ĐỌC – HIỂU	1- Hình tượng nhân vật Từ Hải	 	a. Một tráng sĩ, một con người có chí khí mạnh mẽ. 	b. Một anh hùng có chí khí phi thường, quyết tâm, tự tin	2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ HảiIII. TỔNG KẾTLUYỆN TẬPNghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học- Trực tiếp thể hiện trước các tình huống.- Diễn biến tâm lí tự nhiên có qui luật, phù hợp tình huống.- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ.Chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptchi_khi_anh_hungtt.ppt