Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết dạy: Nhàn - Trường THPT Gio Linh

(4) Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòa An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết dạy: Nhàn - Trường THPT Gio Linh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THPT GIO LINHLỚP 10 B1CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁONGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 – 1585)ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM Nhàn Một mai(1), một cuốc, một cần câu,Thơ thẩn dầu ai(2)vui thú nào.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây(3), ta sẽ uống,Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao(4).Nguyễn Bỉnh Khiêm(1)Mai: dụng cụ đào đất, xắn đất(2) Dầu ai: mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này)(3) Cội cây: gốc cây(4) Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòa An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Câu hỏi thảo luậnQuan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?Không vất vả, cực nhọcKhông quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.Hòa hợp với tự nhiên.Quan niệm đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là sống nhàn nhã, trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn không phải là quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân. Nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà tác giả gọi là “chốn lao xao”. Nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, về với tự nhiên để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm, nhàn mà vẫn canh cánh nỗi niềm ái ưu (ái quốc ưu dân – yêu nước lo dân). Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực.Gợi ý 

File đính kèm:

  • pptNHAN_NGUYEN_BINH_KHIEM.ppt