Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Đọc tiểu Thanh Kí

Câu 1: Sự biến thiên dâu bể của cuộc đời. Qua đó nói lên lòng ngậm ngùi, thương tiếc cho cái đẹp bị tàn phai, bị phá hủy.

Câu 2: Từ “Độc”: chỉ một mình tác giả viếng thăm người đã khuất qua việc đọc tập sách còn sót lại (phần dư)-Cách miêu tả độc đáo: người chết cô đơn mà người viếng cũng cô đơn. Họ thông cảm cho nhau, cùng biết quí trọng những thứ tài hoa bị người đời nhẫn tâm vùi dập.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết: Đọc tiểu Thanh Kí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Bài: (Độc Tiểu Thanh Kí-Nguyễn Du)ĐỌC TIỂU THANH KÍNàng Tiểu ThanhI. Tiểu dẫnNguyễn Du (1765-1820) là đại thi hào của dân tộc. Thơ văn Nguyễn Du thể hiện niềm thương cho những số phân bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc.Tiểu Thanh là cô gái tài sắc người Trung Hoa, sống vào khoảng đầu thời Minh. Nàng có số phận đau khổ, chết uất ức khi vừa tròn 18 tuổi.Rằng: Hồng nhan tự thuở xưaCái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.II. Đọc hiểu văn bảnBốn câu đầu:	Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư	Độc điếu song tiền nhất chỉ thư	Chi phấn hữu thần liên tử hậu	Văn chương vô mệnh lụy phần dưCâu 1: Sự biến thiên dâu bể của cuộc đời. Qua đó nói lên lòng ngậm ngùi, thương tiếc cho cái đẹp bị tàn phai, bị phá hủy.Câu 2: Từ “Độc”: chỉ một mình tác giả viếng thăm người đã khuất qua việc đọc tập sách còn sót lại (phần dư)-Cách miêu tả độc đáo: người chết cô đơn mà người viếng cũng cô đơn. Họ thông cảm cho nhau, cùng biết quí trọng những thứ tài hoa bị người đời nhẫn tâm vùi dập.Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoangThổn thức bên song mảnh giấy tànCâu 3&4: Hình ảnh “chi phấn” cho thấy sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Văn chương là thứ tinh túy, là thứ tài tình, là nét tài hoa của người tài tử.Nhưng cái đẹp, cái tài hoa, và sự tài tình đã bị sự đố kị nên dầu không có số mệnh mà vẫn bị liên lụy. Tác giả lên tiếng nói công bằng, vạch ra sự phi lí, bất công, ngang trái của xã hội,. Sự bất công đó đã làm cho sắc đẹp bị tàn phai, tài tình bị vùi dập, cái tinh túy bị phũ phàng, nhân tình rẻ rúng.Son phấn có thần chôn vẫn hậnVăn chương không mệnh đốt còn vương2. Bốn câu thơ tiếp theoCổ kim hận sự thiên nan vấnPhong vận kì oan ngã tự cưBất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như?Câu 5: Từ “hận sự” cho thấy sự thương xót của các giả dành cho nàng Tiểu Thanh nói riêng, và những người tài hoa bạc mệnh nói chung. Mối hận này khó lòng bày tỏ cho ai hiểu được nên người tài tử đành ôm trọn trong lòng suốt nghìn đời.Câu 6: Nguyễn Du tự nhận mình là người cũng mắc nỗi oan kì lạ như nàng Tiểu Thanh để cùng chia sẻ đồng cảm với người cùng cảnh ngộ. Tiếng khóc đó là tiếng khóc của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh và cũng dành cho chính mình.Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,Cái án phong lưu khách tự mangCâu 7 và 8:	Bất tri tam bách dư niên hậu	Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như-Từ “khấp”: cho thấy được nỗi lòng sâu kín trong tâm hồn tác giả. Đó là tiếng khóc, là sự cảm thông, là sự giãi bày, là sự xót thương, là sự đớn đau.-Hình ảnh 300 năm lẻ nửa cho thấy sự trăn trở, day dứt không biết ngày sau có ai khóc cho Nguyễn Du như là Nguyễn Du đã biết, hiểu và đồng cảm, chia sẻ với Tiểu Thanh, người tài hoa bạc mệnh.Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,Người đời ai khóc Tố Như chăng?III. Ghi nhớBài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người con gái tài hoa. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.Tài tình chi lắm cho trời đất ghen (Truyện Kiều)Cảnh Tây Hồ

File đính kèm:

  • pptbai_6.ppt