Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết học 86: Làm văn lập luận trong văn nghị luận
Luận cứ là các tài liệu dùng để thuyết minh cho luận điểm bao gồm các lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng (bằng chứng thực tế của đời sống và văn học)
LUẬN ĐIỂM 1: Tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu ở nước ta
Luận cứ 1: Ở Hàn Quốc: “khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.”
Luận cứ 2: “Chữ nước ngoài thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên”
Luận cứ 3: “ Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.”
TUẦN 31TIẾT 86LÀM VĂNLẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬNI. KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬNTÌM HIỂU NGỮ LIỆUNgười dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ngươi không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được.” ( Nguyễn Trãi, Lại dụ Vương Thông)Kết luận( mục đích) của lập luận là gì? Kết luận của lập luận: “Nay các ngươi không rõ thời thế”, lại còn “dối trá” tức là kẻ “thất phu hèn kém” thì làm sao “cùng nói việc binh được.”Để dẫn tới kết luậnđó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?Lí lẽ 1: Nêu chân lí tổng quát: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế”Lí lẽ 2: Suy ra hệ quả: “Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy” Cở sở để suy ra bọn Vương Thông là kẻ “thất phu hèn kém” không hiểu thời thế vì vậy sẽ nắm chắc thất bại.Từ việc phân tích ngữ liệu trên, hãy cho biết thế nào là một lập luận?Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) nhằm dẫn dắt người đọc(người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết( nói) muốn đạt tới.II. CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN:1. Xác định luận điểm:Đọc ngữ liệu “CHỮ TA” Văn bản nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ(chữ ta). Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?Chỉ khi nào thực sự cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. Việc đó sẽ đảm bảo quyền lợi được cung cấp nhiều thông tin cho người đọc.Văn bản có bao nhiêu luận điểm? Tìm những luận điểm đó?Văn bản có 2 luận điểm: LĐ 1: Tiếng nước ngoài(chủ yếu là tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu ở nước taLĐ 2: Một số trường hợp tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc Từ đó rút ra luận điểm là gì?Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.Mối liên hệ giữa các luận điểm?Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn hoặc nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.2. Tìm luận cứ:Để làm sáng tỏ luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải là gì? Để làm sáng tỏ luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục tức là tìm luận cứ cho luận điểm.2 loại luận cứ: Luận cứ lí lẽ (các nguyên lí,chân lí, ý kiến đã được công nhận) và luận cứ bằng chứng ( dẫn chứng thực tế của đời sống và văn học)Có mấy loại luận cứ?Từ đó rút ra luận cứ là gì?Luận cứ là các tài liệu dùng để thuyết minh cho luận điểm bao gồm các lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng (bằng chứng thực tế của đời sống và văn học)Trả lời câu hỏi SGK mục2.II trang 110LUẬN ĐIỂM 1: Tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu ở nước taLuận cứ 1: Ở Hàn Quốc: “khắp nơi đều có quảng cáo nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh.”Luận cứ 2: “Chữ nước ngoài thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to ở phía trên. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên”Luận cứ 3: “ Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác.”Luận điểm 2: Một số tờ báo tiếng nước ngoài được sử dụng một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc.Luận cứ 1: “Tôi không biếtin rất đẹp”Luận cứ 2: “Nhưng các tờ báo cần đọc”Luận cứ 3: “ Trong khi đó thông tin”Luận cứ thực tế: Bảng hiệu quảng cáo, báo chí Triều Tiên và Việt NamHãy cho biết đâu là bằng chứng thực tế, sự phối hợp giữa luận cứ lí lẽ và luận cứ thực tế như thế nào?Luận cứ lí lẽ và luận cứ thực tế phối hợp với nhau chặt chẽ, lô gíc có tính thuyết phục cao.Từ đó hãy rút ra thế nào là luận chứng?Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm3. Lựa chọn phương pháp lập luận:Phương pháp lập luận là gì?Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.Xác định phương pháp lập luận sử dụng trong ngữ liệu 1 và 2?Ngữ liệu 1( Mục I) sử dụng phương pháp lập luận diễn dịch và quan hệ nhân quả.Ngữ liệu 2 (Mục II) sử dụng phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.Hãy kể thêm một số phương pháp lập luận mà em biết?Phương pháp lập luận loại suy, bác bỏ, bình luậnIII. LUYỆN TẬP:BT1Luận điểm:Luận cứ: Luận cứ lí lẽ: CNNĐ biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người, khẳng định đề cao con người.Luận cứ thực tế khách quan:Các tác phẩm thơ văn thời Lí,Trần, đặc biệt thơ văn giai đoạn cuối TK XVIII-nửa đầu XIXCNNĐ trong VHTĐ rất phong phú, đa dạng.PP lập luận: PP diễn dịch.BT 2: Tìm luận cứ là sáng tỏ luận điểm:a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích. Sách giúp chúng ta nâng cao hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Sách giúp khai sáng chính mình. Sách chắp cánh ước mơ và sáng tạo. Sách giúp chúng ta diễn đạt tố hơn.b. Luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa. Không khí bị ô nhiễm. Nước bị ô nhiễm. Môi trường bị tàn phá, suy kiệt, hủy diệt.c. Luận điểm: VHDG là TP truyền miệng.VHDG là những TP nghệ thuật ngôn từ. VHDG là những TP nghệ thuật truyền miệng.CỦNG CỐ, DẶN DÒ:Khái niệm lập luận, cách XD lập luận. Chuẩn bị bài: Văn bản văn học.
File đính kèm:
- Lap_luan_trong_van_nghi_luan.ppt