Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết số 70, 71: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, cha là Nguyễn Tường Phiêu, đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông.

Là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn học của Phùng Khắc Khoan. Đỗ Hương tiến và ra làm quan nhưng chưa đầy một năm đã lui về ở ẩn với lí do phụng dưỡng mẹ già.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết số 70, 71: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kính chào thầy cô và các em học sinhĐọc vănNgữ Văn 10Người soạn: Lê Thị Minh Tâm Nguyễn Thị Sự Lớp: DK54 Khoa Ngữ Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên(Trích “Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ)Tiết 70 - 71Kiểm tra bài cũ: Những phẩm chất nào của Trần Quốc Tuấn đã được làm nổi bật lên trong đoạn trích “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”? Theo em, truyện về ông có thể xếp vào thể loại truyền kì được không? Kết cấu bài giảngI. Tìm hiểu chung1. Tác giả2. Thể loại truyền kì và tác phẩm “Truyền kì mạn lục”II. Đọc hiểu văn bản1. Bố cục2. Nhân vật Tử Văn3. Nghệ thuậtIII. Tổng kết1. Giá trị nội dung2. Giá trị nghệ thuậtI. Tìm hiểu chungNêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ? 1. Tác giả - Nguyễn Dữ(?-?) sống vào khoảng thế kỉ XVI.- Xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.- Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, cha là Nguyễn Tường Phiêu, đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông.- Là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn học của Phùng Khắc Khoan. Đỗ Hương tiến và ra làm quan nhưng chưa đầy một năm đã lui về ở ẩn với lí do phụng dưỡng mẹ già. Là một kẻ sĩ, sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội nhiễu nhương, binh lửa triền miên, Nguyễn Dữ đã dứt khoát từ quan lui về ở ẩn tại vùng rừng núi, bộc lộ thái độ riêng đối với cuộc đời “lánh đục khơi trong”.2. Thể loại truyền kì và tác phẩm “Truyền kì mạn lục”a. Thể loại truyền kì - Thể văn xuôi tự sự Trung Đại, chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc, thời Đường.- Bằng văn xuôi chữ Hán, có lời bình. - Yếu tố hoang đường, kì ảo. - Cốt lõi hiện thực. b. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI - thời kì triều Lê bắt đầu khủng hoảng, Trịnh - Nguyễn phân tranh. - Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. - Mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.II. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục: 4 phần- Phần 1: “Ngô Tử Văn tên làkhông cần gì cả” - Phần 2: “Đốt đền xong  cũng khó lòng thoát nạn” - Phần 3: “Tử Văn vâng lời  không bệnh mà mất” - Phần 4: “Năm Giáp Ngọ  cứng cỏi” 2. Nhân vật Tử Văn - Cách giới thiệu: trực tiếp, theo công thức của văn học Trung Đại - Nhân vật có sự nhất quán về tính cách: “khảng khái, nóng nảy”, “cương trực”.- Những sự kiện chính: + Tử Văn đốt đền tà + Tử Văn gặp hồn ma Bách hộ họ Thôi + Tử Văn gặp Thổ Công+ Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất dưới Minh Ti với Diêm Vương + Tử Văn làm phán sự đền Tản Viên.a. Sự kiện Tử Văn đốt đền tà- Tử Văn đốt đền vì: ngôi đền ấy bị hồn ma tên tướng bại trận của Bắc triều chiếm giữ và tác quái.- Chàng đã làm việc này một cách cẩn trọng, công khai, quyết liệt: “tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của mình.Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?Thảo luậnÝ nghĩa của hành động Tử Văn đốt đền+ Thể hiện tinh thần khảng khái, cương trực của kẻ sĩ, quyết vì dân trừ hại.+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.b. Tử Văn gặp hồn ma Bách hộ họ ThôiBách hộ họ ThôiTử Văn Khôi ngô, cao lớn đầu đội mũ trụ tự xưng là cư sĩ đòi dựng trả ngôi đền. Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội, lấy oai linh quỷ thần để hăm doạ Bản chất xảo quyệt. “Tử Văn mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” Đây không phải là hành động bất cần của kẻ liều lĩnh mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. c. Tử Văn gặp Thổ CôngThổ CôngTử Văn “Một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã tính tình khiêm tốn đến tỏ lời mừng”. Kể lại sự tình. “Sao mà nhiều thần quá vậy?” Tử Văn cặn kẽ hỏi: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” Tin tưởng vào công lý, chính nghĩad. Tử Văn bị bắt và cuộc đối đối chất dưới Minh Ti với Diêm VươngBách hộ họ ThôiDiêm VươngTử Văn Kiện Tử văn ở Minh ti Đổi giọng nhân nghĩa Bị nhốt vào ngục Cửu U Quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma Cử người đến đền Tản viên lấy chứng thực Mắng, trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn Không run sợ, cứng cỏi minh oan Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên xác minh Được ban thưởng giữ chức Phán Sự Tản ViênÝ nghĩa của câu chuyện+ Chính nghĩa đã thắng gian tà. Đây là quan niệm của nhân dân trong các truyện cổ dân gian. + Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, trọng công lí, luôn đấu tranh cho chính nghĩa + Thế lực thần linh ma quỷ cũng phần nào phản ánh thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời sách nhiễu, hà hiếp nhân dân.e. Tử Văn được phong chức phán sự đền Tản Viên * Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, Ngô Tử Văn đã:+ Diệt trừ tai họa do sự “hưng yêu tác quái” của hung thần, đem lại an lành cho nhân dân. + Làm sáng tỏ nỗi oan ức, phục hồi danh vị cho Thổ Công nước Việt + Trở thành người đảm nhiệm trọng trách giữ gìn công lí hay là biểu tượng của công lí, chính nghĩa được bất tử hoáe. Tử Văn được phong chức phán sự đền Tản Viên * Ý nghĩa :+ Minh chứng cho quy luật tất yếu cái Thiện sẽ thắng cái ác, chính nghĩa sẽ thắng gian tà+ Tạo niềm tin cho con ngýời, đề cao khát vọng trừ ác, trừ tà 2. Nghệ thuật a. Yếu tố kì ảo - Chuyện thần linh- Chuyện ma quỷ- Chuyện con người chết đi sống lại b. Yếu tố hiện thực Lai lịch tên tướng giặc Chi tiết năm Giáp Ngọ 1417, Tử Văn nhận chức phán sự.- Hiện thực cõi âm đầy bất công là sự phản ánh hiện thực nhức nhối, bất công, sự lộng hành của cái ác, cái xấu trong xã hội đương thời.2. Nghệ thuật c. Nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính Chi tiết mở đầu: gây hồi hộp, chú ý.- Xung đột đi đến căng thẳng- Mở nút- Lời bình cuối truyệnIII. Tổng kết Giá trị nội dungNgợi ca nhân cách cao đẹp của kẻ sĩ: dũng cảm, khảng khái, cương trực.Thể hiện niềm tin vào chính nghĩa.2. Giá trị nghệ thuật- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.Đền thờ Tản Viên Sơn ThánhChân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • pptchuyen_chuc_phan_su_den_Tan_Vien.ppt