Bài giảng Ngữ văn 12 - Ai đã đặt tên cho dòng sông, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Xuất xứ :

Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được viết tại Huế đầu năm 1981, in trong tập cùng tên.

 

b. Vị trí đọan trích :

Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK là phần đầu.

 

c. Nội dung đọan trích :

Cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của nó với lịch sử, văn hóa và con người xứ Huế. Qua đoạn trích cũng biểu hiện đặc trưng thể loại và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường

 

ppt52 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Ai đã đặt tên cho dòng sông, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Đà ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGAIHOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGI. TÌM HIỂU CHUNG :1.Tác giả : - Sinh ngày 9/0/1937.- Quê ở Triệu Phong- Quảng Trị, từng học tại Huế - Có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế.Là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí, được đánh giá là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất nước ta”(Nguyên Ngọc)- Nét đặc sắc trong sáng tác : kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, hành văn hướng nội, súc tích, tài hoa.- Các tác phẩm tiêu biểu:+ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1971). + Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980) + Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1981) +Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)+Hoa trái quanh tôi (1995)a. Xuất xứ :Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” được viết tại Huế đầu năm 1981, in trong tập cùng tên.b. Vị trí đọan trích :Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích trong SGK là phần đầu.c. Nội dung đọan trích :Cảnh quan sông Hương, sự gắn bó của nó với lịch sử, văn hóa và con người xứ Huế. Qua đoạn trích cũng biểu hiện đặc trưng thể loại và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường1. Bố cục đọan trích :Phần 1: Từ đầu tới quê hương xứ sở: hành trình của sông Hương và vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc của nó. Gồm 3 chặng+ Chặng 1: Từ đầu tới Chân núi kim Phụng: Sông Hương ở thượng nguồn+ Chặng 2: Tiếp theo tới bát ngát tiếng gà: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế+ Chặng 3: Còn lại: Sông Hương giữa lòng thành phố HuếPhần 2: Tiếp theo đến hết: Dòng sông của lịch sử & thi caII.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :Mời các em cùng ngắm nhìn vẻ đẹp Hương Giang2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :a. Sông Hương ở thượng nguồn :THƯỢNG NGUỒN SÔNG HƯƠNGNhà văn đã diễn tả sự độc đáo của sông Hương bằng những tên gọi như thế nào?Được gọi bằng 3 cái tên :+Sông Hương là “một bản trường ca của rừng già”+ Sông Hương “như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”+ Sông Hương là “người mẹ phù sa của văn hóa xứ sở”THẢO LUÂN?Tại sao tác giả lại gọi bằng cái tên như thế?Gọi như vậy nhằm nhấn mạnh đặc điểm gì của con sông?Các biện pháp tu từ nào đã được tác gỉa sử dụng để chứng minh đặc điểm ấy?a. Sông Hương là “một bản trường ca của rừng già”Cách gọi xuất phát từ khởi nguồn của sông Hương đã gắn với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ+Rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn+ Cuộn xoáy như cơn lôc vào những đáy vực sâu+ mãnh liệt qua những ghềnh thác+ Có lúc dịu dàng say đắm giữa những rặng dài của hoa đỗ quyên rừng Động từ, tính từ giàu ấn tượng kết hợp với cấu trúc trùng điệp tạo nên âm hưởng hùng tráng của con sông giữa rừng già.Hoa đỗ quyênb. Sông Hương “như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”- Biện pháp nhân hóa: Những cô gái Bô- hê- miêng thường có vẻ đẹp tự nhiên hoang dại và quyến rũ, yêu ca hát, nhảy múa...-Cách ví von: Tạo ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại cá tính và lãng mạn của dòng sôngLiên tưởng thú vịCÔ GÁI DIGANc. Sông Hương là “người mẹ phù sa của văn hóa xứ sở”Nhìn sông Hương dưới góc nhìn văn hóa, khẳng định vai trò của sông Hương đối với văn hóa xứ sởvẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thăm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ.Sông Hương ở thượng nguồn toát lên sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :b. Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế : Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô, sông Hương đã trải qua một cuộc hành trình gian truân nhiều thử thách. Hành trình ấy qua những đâu?CÁNH ĐỒNG CHÂU HÓAĐỒI VỌNG CẢNHLĂNG GIA LONGLĂNG MINH MẠNGCHÙA THIÊN MỤTIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤThủy trình của dòng sông tựa như cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :b. Sông Hương ở ngoại vi thành phổ Huế : - Sông Hương được cảm nhận như là người con gái mơ màng giữa cánh đồng Chiêm Hóa được người tình mong đợi đến đánh thức.- Sau một giấc ngủ dài, người đẹp sông Hương bộc lộ một sức sống, một khát vọng mãnh liệt “Sông Hương đã chuyển vòng một cách liên tụcđột ngột uốn mình theo những đường cong thật mềm” Mĩ nhân sông Hương với hình thể gợi cảm uốn mình trên bức thảm thiên nhiên Huế - Qua lăng tẩm kiêu hãnh âm u, sông Hương mang vẻ đẹp “như triết lí, như cổ thi”2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :b. Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế :  Sông Hương ở ngoại vi thành phố cũng mang vẻ đẹp đầy biến hóa: Từ lãng mạn sang trầm mặc khi uốn mình quanh các lăng tẩm, thành quách Huế.- Nghệ thuật: + Động từ sống động: ngủ mơ màng, chuyển dòng liên tục, vòng đột ngột,vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi, đi trong dư vang+ Hình ảnh so sánh: như cô gái đẹp ngủ mơ màng, như tấm lụa, như triết lí, như cổ thiBút pháp kể và tả nhuần nhuyễn tài hoa2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :c. Sông Hương trong lòng thành phố Huế:Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế được miêu tả dưới những góc nhìn nào ?Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của sông Hương cho thấy tình cảm gì ở tác giả đối với Huế và sông Hương ? - Được miêu tả dưới các góc nhìn: Góc nhìn hội họa, góc nhìn âm nhạc và dưới con mắt tình nhân - Gặp thành phố nó như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, chậm rãi và êm dịu.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :* Dưới góc nhìn hội họa: + Ngòi bút tác giả thật sự thăng hoa khi vẽ nên hình ảnh đầy ấn tượng : “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”. Sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh làm dòng sông thêm lộng lẫy. Con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng không nỡ rời xa thành phố”. c. Sông Hương khi chảy vào thành phố :“chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :* Dưới góc nhìn âm nhạc:Sông Hương mang vẻ đẹp lững lờ, êm đềm làm tác giả liên tưởng điệu chảy lặng lờ ấy là điệu “slow tình cảm của Huế”, từ đó gợi nhớ trong thơ Kiều một làn điệu nhạc cung đình Huế “tứ đại cảnh”.c. Sông Hương trong lòng thành phố Huế: * Dưới cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình :+ Giáp mặt thành phố ở Cồn Dã Viên (đoạn trên) : Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng”không nói ra của tình yêu+ Trong con mắt tác giả: khúc ngoặt là nỗi vương vấn thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của người tình chung thủy+ Ví von: Sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng nói lời thế ước trước lúc đi xa.2 . Từng vị trí, vẻ đẹp của sông Hương :c. Sông Hương trong lòng thành phố Huế:3. Dòng sông của lịch sử và thi ca :1. Dòng sông của lịch sử :Vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử được đề cập như thế nào ?Tên con sông Hương được ghi trong “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi là sông Linh Giang. Dòng sông ấy là điểm tựa bảo vệ biên cương thời Đại Việt. Đến TK XVIII nó từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa ở TK XIX và đi vào thời đại CMT8 bằng những chiến công rung chuyển 1945, chiến dịch Mậu Thân 1968.3. Dòng sông của lịch sử và thi ca :a. Dòng sông của lịch sử :GIẢI PHÓNG HUẾ 1945HUẾ - MẬU THÂN 1968“Khi nghe lời gọi nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” b. Dòng sông của cuộc đời :Sông Hương- dòng sông cuộc đời mang vẻ đẹp dịu dàng của một cô gái mộng mơ,mang dáng dấp của người con gái Việt Nam suốt mấy nghìn năm:“ nó trở về với một cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.”c. Dòng sông của thi ca :Sông Hương- dòng sông thi ca , nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ bởi luôn biến ảo trong vẻ đẹp mới mẻ (thơ Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu) 3. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?Nhận xét về cách kết thúc bài kí, về sức gợi cảm của nhan đề ? 3. Nhan đề tác phẩm“Dòng sông ai đã đặt tên ? Để người đi nhớ Huế không quên?”- Bài kí mở đầu bằng một câu hỏi đầy trăn trở: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? nhưng cũng đầy chất thơ, gây hứng thú cho người đọc- Những dòng cuối cùng tác giả đưa ra câu trả lời độc đáo: “Có một huyền thoại kể lại rằngnấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông”Huyền thoại ấy khiến sông Hương tỏa ra mùi thơm:+của hương hoa+ của vẻ đẹp dòng sông+ của tình yêu con người dành cho sông Hương 4. Trí tưởng tượng tài hoa và đặc sắc văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường : Qua đoạn trích có nhận xét gì về trí tưởng tượng tài hoa của tác giả và hiểu thêm điều gì ở thể loại bút ký ? 4. Trí tưởng tượng tài hoa và đặc sắc văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường :a. Trí tưởng tượng tài hoa : + Chiếc cầu trắng nhìn từ xa mà ví với mảnh trăng non  ở đó có màu sắc, ánh sáng, có nét dịu dàng của cô gái Huế.+ “Như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, biểu hiện sự thuận tình mà không nói ra vì e lệ  nét nữ tính của người con gái.+ “Sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” dù sử thi thường gắn với màu đỏ của chiến công, nhưng đây là màu cỏ lá xanh biếc  Phải chăng bản hùng ca ấy vẫn dịu dàng, trữ tình tươi mát. b. Đặc sắc văn phong : - Ngoài so sánh, trí tưởng tượng của tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. - Nét đặc sắc của văn phong ông còn thể hiện ở tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người. -Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch 	sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thânc. Một vài nét về bút kí: - Ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với cảm nghĩ nhằm thể hiện tư tưởng nào đó -Khác với truyện ngắn, bút kí không hoặc ít sử dụng hư cấu vào phản ánh hiện thực - Sức hấp dẫn và thuyết phục của nó phụ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, khám phá mới mẻ sâu sắc và cái Tôi độc đáo của tác giảIII Tổng kết :

File đính kèm:

  • pptai da dat ten.ppt