Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân (tiết 2)

- Ông còn dụng công tạo ra một không khí mơ màng, thơ mộng khi so sánh con s. Đà như một “cố nhân” lâu ngày gặp lại và mang màu sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”.
Nhưng đẹp nhất có lẽ là hai bên triền sông im ắng, nguyên sơ như thời tiền sử, “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.Thuyền trôi qua những khoảng sông này như lạc vào một thế giới thần tiên “Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu đang cúi đầu ngốn búp cỏ xanh đẫm sương đêm ”

 

ppt14 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
	Tiết 2:	Nguyễn TuânNGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ1.Hình tượng con sông Đà:a. Tính cách hung bạob. Tính cách trữ tình:Bằng những câu văn mềm mại, yên ả, tác giả m. tả con sông Đà mang một vẻ đẹp thơ mộng hiền hoà như mái tóc của một mĩ nhân kiều diễm: “con s.Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban”.Nước s.Đà thay đổi theo mùa: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước s.Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”.- Ông còn dụng công tạo ra một không khí mơ màng, thơ mộng khi so sánh con s. Đà như một “cố nhân” lâu ngày gặp lại và mang màu sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”.- Nhưng đẹp nhất có lẽ là hai bên triền sông im ắng, nguyên sơ như thời tiền sử, “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.Thuyền trôi qua những khoảng sông này như lạc vào một thế giới thần tiên “Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu đang cúi đầu ngốn búp cỏ xanh đẫm sương đêm”Sông Đà nhìn bên núi TảnNGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀII. Đọc hiểu văn bản2. Hình tượng người lái đò?Người lái đò được tác giả khắc hoạ ntn?-Là một người lao động bình thường, âm thầm, giản dị, thân hình còn in hằn những dấu vết khắc nghiệt của công việc chèo thuyền gian nan, cực nhọc, hiểm nguy “Tay ông lêu nghêu như một cái sào dài, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại”- Là người nắm rất chắc quy luật của dòng nước sông Đà và nhờ đó làm chủ được nó, chinh phục nó: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.Ông lái đò như một viên tướng, dũng cảm tài ba điêu luyện trong khi vượt thác “Ông đò vì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”→ Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng thể hiện trong con người lao động làm công việc bình thường là chở đò trên sông.→Người lái đò đại diện cho vẻ đẹp và giá trị quý báu của người lao động, là thứ vàng muời. Điều đó thể hiện qua cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên nghiệt ngã – con S. Đà hung bạo:Em có nhận xét gì về cuộc chiến vượt thác của người lái đò với con sông Đà?- Đây là cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là thiên nhiên dữ dội, hiểm trở (có sóng nước hò reo, quyết quật mình thuyền, có thạch trận đủ ba lớp vây bủa và được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, nham hiểm); một bên là con người nhỏ bé (vũ khí trong tay chỉ là máy chèo mỏng manh, một con đò đơn độc, không có chỗ lùi).Nhưng cuối cùng người lái đò vẫn chiến thắng sức mạnh của thiên nhiên, vượt lên thác ghềnh, phá tan vòng vây thạch trận.?Theo em nguyên nhân nào đã làm nên chiến thắng của con người?Qua đó, tác giả cho thấy làm nên chiến thắng của con người lò do sự ngoan cường, ý chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh giúp họ nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá và khuất phục nó.→ Tác phẩm là khúc anh hùng ca ca ngợi con người với ý ngoan cường đã chiến thắng dòng sông hung bạo. Đó chính là yếu tố tạo nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và con người lao động nói chung.NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀIII.TỔNG KẾT-Tác phẩm ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng trước sức mạnh dữ dội,hiểm trở của dòng sông Đà qua tài năng, nghệ thuật và sự lao động nghiêm túc miệt mài của Nguyễn Tuân.

File đính kèm:

  • pptNGUOI_LAI_DO_SONG_DA.ppt