Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Tây tiến - Trường TTGDTX Yên Khánh

 1. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác, bồi hồi nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ này. ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau mới đổi thành Tây Tiến.

- Bài thơ hình thành theo dòng ký ức đầy ắp kỷ niệm của nhà thơ.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Tây tiến - Trường TTGDTX Yên Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
GiẢNG DẠY M«n Ng÷ v¨nNg­êi thùc hiÖn: NguyÔn ThÞ Ph­îng§¬n vÞ: TTGDTX Yªn Kh¸nhChuyªn ®ÒQUANG DŨNG1921-1988T©y tiÕnA. TIỂU DẪN	Dựa vào tiểu dẫn, em hãy nêu những nét cơ bản nhất về tác giả?A. TIỂU DẪNI. Tác giả- Quang Dũng (1921 - 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê Phượng Trì (Phùng) - Đan Phượng - Hà Tây. Quang Dũng là một người đa tài song được biết nhiều với tư cách nhà thơ.- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.- Tác phẩm : Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn - 1957), Đường lên Châu Thuận (truyện ký 1964), Rừng về xuôi (truyện ký- 1968), Nhà đồi (truyện ký - 1970), Mây đầu ô (thơ - 1986). II. Đoàn quân Tây Tiến	? Nêu những hiểu biết của em về đoàn quân Tây Tiến- Thành phần : đa số là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau) lao động, tri thức, học sinh, sinh viên,)- Địa bàn hoạt động : miền rừng núi phía Tây của tổ quốc.- Điều kiện sinh hoạt : Thiếu thốn- Hoàn cảnh chung : đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây TiếnIII. Tác phẩm	1. Hoàn cảnh ra đời- Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã chuyển sang đơn vị khác, bồi hồi nhớ về đơn vị cũ ông viết bài thơ này. ban đầu có tên Nhớ Tây Tiến, sau mới đổi thành Tây Tiến.- Bài thơ hình thành theo dòng ký ức đầy ắp kỷ niệm của nhà thơ. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?2. Bố cục bài thơ	Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn :+ Đoạn 1: (14 dòng đầu) Trong nỗi nhớ da diết của tác giả, đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.+ Đoạn 2: (từ dòng 15 đến dòng 22) Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.+ Đoạn 3: (từ dòng 23 đến dòng 30) khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.+ Đoạn 4: (4 câu cuối) Nhà thơ đã xa đơn vị, gửi lòng mình mãi gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. Trình bày bố cục của bài thơ? B. Đọc - hiểu văn bảnI. Đọc Giọng đọc phù hợp với giọng điệu của các câu, các đoạn thơ. Ngắt nhịp 4/3. Những câu thơ nhiều thanh trắc: giọng khoẻ, chắc, gọn.Những câu thơ nhiều thanh bằng: giọng êm ái, ngân nga.II. Tìm hiểu văn bảnSông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôiCảm nhận của em về hai câu thơ đầu?a) Câu thơ mở đầu giới thiệu cho người đọc điều gì?b) “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ như thế nào?1. Đoạn thơ thứ nhấta) Câu mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ : miền Tây (mà Sông Mã làm đại diện) và Tây Tiến (người lính Tây Tiến). Câu thơ vừa như lời tâm sự vừa như lời gọi Tiếng gọi thiết tha, trìu mến, thân thương có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc (nhớ) cho bài thơ. b) "Nhớ chơi vơi" : không rõ nét, không gắn với một đối tượng cụ thể nào, chỉ biết rằng đó là nỗi nhớ da diết thường trực.- Nỗi “nhớ chơi vơi” được cụ thể hoá bằng việc miêu tả các sự vật và liệt kê các địa danh của miền Tây (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu), các sự vật tiêu biểu (Dốc, mây, mưa, thác, cọp), qua đó làm hiện lên hình ảnh một cuộc hành quân. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơic) Thiên nhiên miền Tây và cuộc hành quân của người lính Tây TiếnSông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi Núi rừng miền TâySương núi Núi cao Thác gầm Mưa rừng Vực sâu Cọp dữ Dốc thẳm “súng ngửi trời”Biện pháp nhân hoáHình ảnh độc đáo, táo bạo, giàu tính tạo hình -> Độ cao ngất của núi.Hồn nhiên, tinh nghịch của người lính.Vẻ ngạo nghễ, tầm vóc lớn lao của người lính.	Phân tích nghệ thuật tạo hình trong các dòng thơ 5, 6, 7, 8 và tác dụng thể hiện thiên nhiên miền Tây, cuộc hành quân của người lính Tây Tiến?Từ ngữ giàu giá trị tạo hình; sử dụng các từ láy, điệp từ-> Nghệ thuật tạo hình: những nét vẽ bạo, khoẻ, gân guốc kết hợp những nét vẽ mềm mại, uyển chuyển -> núi rừng vừa hoang sơ, dữ dội, khắc nghiệt, bí ẩn vừa có nét thơ mộng. Cảm nhận về người lính trong đoạn thơ đầu ? d) Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến.+ Trên đường hành quân vất vả, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức:Anh bạn... bỏ quên đời.+ Người lính được đặt giữa bối cảnh thiên nhiên miền Tây dữ dội và bí ẩn:“Chiều chiều ... cọp trêu người”+ Điểm dừng của cuộc hành quân vất vả là những làng bản với hương vị của nếp xôi (Mai Châu mùa em thơm nếp xôi). -> Nỗi nhớ hương vị núi rừng, hương vị tình người Tây Bắc 2. Đoạn thơ thứ 2	+ Cảnh liên hoan trong doanh trại giữa bộ đội và dân địa phương cảnh rực rỡ lung linh của đêm liên hoan được cảm nhận với niềm say sưa, ngỡ ngàng của người lính.	+ Các cô gái đến với buổi liên hoan mà như các cô dâu trong lễ cưới (xiêm áo tự bao giờ) khi e ấp trong điệu nhạc đặc trưng của dân tộc mình, người lính say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn đầy ý thơ và mơ tưởng đến những ngày vui tươi ở Viên Chăn.Đêm hội đuốc hoa + Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương cảnh vật trở nên có hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh vì vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ. + Nổi bật là hình ảnh “dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.3. Đoạn thơ thứ ba a) Bức “chân dung người lính Tây Tiến" được vẽ bằng những nét khác lạ, phi thường gợi nét đẹp hào hùng :Tây Tiến............dữ oai hùm.- Không mọc tóc gợi nét ngang tàng (sự thật là vì sốt rét rụng hết tóc).- Quân xanh màu lá gợi vẻ bí hiểm (thực ra là nước da xanh tái vì sốt rét). - Dữ oai hùm: Dữ dằn oai phong như hổ  ẩn dụ̣  Tinh thần quả cảmb) Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:- Mộng qua biên giới: Mộng tiêu diệt kẻ thù- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: Mơ về những tà áo trắng"Dáng Kiều thơm" là nỗi nhớ da diết, là cõi đi về trong mộng của người lính là nguồn cổ vũ, động viên cho người lính. 3. Đoạn thơ thứ ba 	Nhận xét về cách nói của nhà thơ khi nói về sự hi sinh của đồng đội mình?c) Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách thấm thía :Rải rác ..........anh về đất+ Các từ Hán Việt (biên cương, viễn xứ) tạo không khí trang nghiêm, bi tráng.+ "Áo bào thay chiếu" (chiếu thay áo bào) tăng thêm màu sắc bi tráng.+ Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách của người lính (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) và tiếng gầm của Sông Mã như một khúc độc hành tiễn biệt các anh (Sông Mã gầm lên khúc độc hành). Tác giả đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn để tạo ra màu sắc bi tráng cho đoạn thơ, bài thơ.4. Đoạn thơ cuối Nhà thơ dứt khỏi dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại (đã xa Tây Tiến) :Tây Tiến ... một chia phôi. - Nhà thơ khẳng định tâm hồn mình luôn thuộc về Tây Tiến :Ai lên ... chẳng về xuôi“ Mùa xuân” được dùng với nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi trẻ) của các chiến sĩ Tây Tiến. - Câu cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi: Dù đã ngã xuống (hay đã rời xa) nhưng hồn (tinh thần) vẫn đi cùng đồng đội, sống cùng đồng đội. Tứ thơ này nâng chất sử thi cho bài thơ. Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấyIII. TỔNG KẾTGhi nhớ: (SGK)IV. LUYỆN TẬPChân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến và bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) khác nhau như thế nào?3.	Ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thµy c« gi¸o ®· vÒ dù vµ rÊt mong sù ®ãng gãp ý kiÕn cña thµy c«!

File đính kèm:

  • pptTay_tien.ppt