Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài thơ: Tây tiến, tác giả Quang Dũng

_ Sài Khao : sương lấp - đoàn quân mỏi ( thanh trắc : lấp-mỏi ) : sương mù dày đặc như vùi lấp cả đoàn quân.

  khắc nghiệt, giá lạnh

_ Mường Lát : hoa về - đêm hơi ( thanh bằng):hơi sương, hương hoa quyện vào nhau lãng đãng.

  huyền ảo, nên thơ

Địa danh xa xôi + nghệ thuật phối thanh : vừa diễn tả hiện thực khắc nghiệt vừa gợi một khung cảnh trữ tình, như thực, như mơ.

 

ppt43 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài thơ: Tây tiến, tác giả Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TÂY TIẾNQUANG DŨNGI/ GIỚI THIỆU:1) Tác giả: QUANG DŨNGSGK2) Tác phẩm:Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứSGKTựa đề “Tây Tiến” gợi cho em cảm xúc gì ?Đọc bài thơ. Tìm mạch cảm xúc và chia bố cụcII/ TÌM HIỂU:1) Mạch cảm xúc:Bài thơ viết trong nỗi nhớ thiết tha của tác giả về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ mà thơ mộng, trữ tình.Bài thơ thấm đẫm cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng2) Bố cục: Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước thơ mộng Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến Đoạn 4: Lời thề gắn bó3) Phân tích:a. 14 Caâu ñaàu: Những chặng hành quân gian khổ và cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơSông Mã xa rồi Tây Tiến ơiNhớ về rừng núi nhớ chơi vơiQua những hình ảnh, từ ngữ nào, hai câu đầu của bài thơ đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc? _ Sông Mã: chứng nhân lịch sử, chảy suốt cuộc hành trình của đoàn quân Tây Tiến_Từ láy chơi vơi: cụ thể hóa nỗi nhớ, nỗi nhớ trải dài theo con sông, nỗi nhớ ngút ngàn giữa rừng già Tây Bắc._ Âm hưởng vần ơi: cảm giác xa khơi vời vợi thương nhớ.Tiếng gọi thiết tha của nỗi nhớ, khơi nguồn cho dòng kỷ niệm. Từ đây, bao buồn vui của những chặng hành quân hiện về trong ký ức, sống động và gần gũi. Kỷ niệm nối tiếp kỷ niệm, hình ảnh nối tiếp hình ảnh, cảm xúc trào dâng cảm xúc.Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường lát hoa về trong đêm hơiTheo dòng nỗi nhớ, Tây Bắc hiện lên như thế nào?Nhận xét về nghệ thuật phối thanh của hai câu thơ trên?_ Sài Khao : sương lấp - đoàn quân mỏi ( thanh trắc : lấp-mỏi ) : sương mù dày đặc như vùi lấp cả đoàn quân. 	 khắc nghiệt, giá lạnh_ Mường Lát : hoa về - đêm hơi ( thanh bằng):hơi sương, hương hoa quyện vào nhau lãng đãng. 	 huyền ảo, nên thơĐịa danh xa xôi + nghệ thuật phối thanh : vừa diễn tả hiện thực khắc nghiệt vừa gợi một khung cảnh trữ tình, như thực, như mơ.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiNhững từ ngữ, những hình ảnh nào đã vẽ nên thiên nhiên Tây Bắc?Ba câu thơ trên và câu thơ thứ 4 có sự khác nhau như thế nào? Hiệu quả nghệ thuật của sự khác nhau ấy?_ Từ láy :+ gợi hình : Tây Bắc hoang vu, hùng vĩ với 	 dốc, đồi chập chùng, với mây mù 	 và vực thẳm âm u + gợi cảm: giác ghê rợn khi đứng trước nơi 	 rừng thiêng nước độc + cảm nhận cuộc hành quân gian lao._ Điệp từ “dốc” và những thanh trắc liên tiếp 	 Tạo sự trúc trắc, khó đọc nhằm diễn tả thế núi 	 hiểm trở của Tây Bắc._ Cồn mây _ súng ngửi trời :cách nói vừa rất thực vừa tinh nghịch , thi vị hóa hình ảnh người lính Tây Tiến. Núi cao chót vót, mây nổi thành cồn, người lính hành quân trên đỉnh núi như bước trên mây, mũi súng chạm vào trời xanh. Hình ảnh người lính trẻ trung, lãng mạn mà rất đỗi kiêu hùng.Hình ảnh người lính Tây Tiến gợi cho em liên tưởng đến những bài thơ nào?_ Nghệ thuật đối lập : ngàn thước lên cao > < Tính cách : Vẻ ngoài xanh xao tiều tụy nhưng ý chí quyết tâm vẫn hừng hực cháy._ Mơ Hà Nội dáng kiều thơm: Giây phút mộng mơ lãng mạn của người lính trẻ vốn xuất thân là trí thức đất Hà thành. Giấc mơ đó không làm mềm lòng người lính, trái lại còn là động lực thôi thúc họ chiến đấu để sớm ngày về với thủ đô thân yêu.Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành_ Từ láy: “rải rác” dọc đường hành quân, đã bao lần Tây Tiến gởi lại núi sông những hồn lính trẻ, những khuôn mặt dãi dầu, những nấm mồ lấp vội._ Những từ Hán Việt trang trọng : biên cương, viễn xứ đã nâng cái chết lên tầm sử thi._ Câu thơ : Chiến trường đi vang vọng như một lời thề quyết tử._Áo bào thay chiếu: là cách nói rất riêng của Quang Dũng. Manh chiếu quấn xác của tử sĩ trở nên đẹp và sang trọng như tấm áo bào. _Về đất: không chỉ là cách nói giảm mà còn khẳng định sự bất tử của người lính. Họ chỉ về với đất mẹ để mãi mãi hóa thân vào sông núi._ Khúc độc hành dữ dội, bi tráng tiễn đưa linh hồn người lính. Con sông Mã- người bạn đường của Tây Tiến – chứng nhân lịch sử của một thời.Tiếng gầm của sông Mã đã góp một nét vẽ cuối cùng cho chân dung người lính Tây Tiến.Em nhận xét gì về bút pháp, về giọng thơ của Quang Dũng ở đoạn này?Quang Dũng không ngại nhắc đến những gian khổ, những hy sinh. Nhưng chính những điều đó đã làm nên cảm hứng bi tráng cho tác phẩm, xây dựng tượng đài người lính Tây Tiến một cách sống động và chân thật.d ) Đoạn 4 : Lời thề cùng Tây Tiến:Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thề với những đồng đội đã hy sinh, thề với một quá khứ hào hùng.Đường lên thăm thẳm: con đường tây tiến vất vả, gian lao nhưng đầy ắp kỷ niệm. Đó là con đường lịch sử.III/ TỔNG KẾT :SGKĐơn vị không còn, còn mãi một cái tênCảm tử, hào hoa những người lính trẻBiên giới xa xôi mơ về đất mẹDáng kiều thơm vương vấn bụi trường chinh.TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINHGV : VÕ THỊ THU CÚC

File đính kèm:

  • pptTay_Tien_Hay_Truong_Chinh_2kun.ppt