Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài thuyết trình: Sử văn học cổ đại hy lạp

Bi kịch có mầm mống từ trước nay mới thực sự ra đời với tên tuổi của Eschyle.

 

Bi kịch đạt đến chỗ phát triển hoàn chỉnh với tài năng của Sophocle và sau đó chuyển sang một hướng mới qua sáng tác của Euripide.

 

Bi kịch là thành công chủ yếu, tiêu biểu nhất của nền vănhọc cổ đại Hy Lạp và cũng là vinh dự lớn lao của Hy Lạp, đất nước đã khai sinh ra một loại hình văn học mới trong lịch sử văn học nhân loại.

 

 

ppt17 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài thuyết trình: Sử văn học cổ đại hy lạp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài thuyết trình SửVăn Học cổ đại Hy Lạp Trước người Hi Lạp cổ đại, Ai cập và Lưỡng Hà mới chỉ có văn học dân gian.Đó là những bài thơ, truyện huyền thoại được truyền miệng từ người này qua người khác rồi mới được ghi lạiGiới thiệu sơ luợcGiới thiệu sơ luợcMột vài nét về văn học Hi Lạp cổ đại Văn học Hi Lạp cổ đại là "mảnh đất nuôi dưỡng" nghệ thuật. Hi Lạp sau này. Nó hình thành và phát triển trong bảy tám thế kỷ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.    - Nó gồm có Thần thoại Hi Lạp, sử thi Hi Lạp, bi kịch và hài kịch Hi Lạp.    - Là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn, văn học Hi Lạp cổ đại đã ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng, chiến thắng số mệnh... Nó đã xây dựng nên những hình tượng kì vĩ tráng lệ, huyền diệu và chữ tình đằm thắm, vô cùng cao cả và đẹp đẽ. Nó mãi mãi là dấu ấn chói ngời của nền văn minh Tây Âu thuở bình minh nhân loại.Hình thái văn học xuất hiện sớm nhất là dân ca. Có thể chia quá trình phát triển của văn học cổ đại Hy Lạp ra làm 3 thời kỳ: · Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thế kỷ thứ V TCN · Thời cổ điển: từ chiến tranh Ba tư thế kỷ thứ IV đến tk III TCN · Thời kỳ cuối: từ TK III đến TK I TCN. Homère là người đầu tiên đặt nền tảng cho thể loại anh hùng ca với Iliade và Odyssée. Tiếp theo thơ trữ tình phát triển với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, tiêu biểu là hai nhà thơ Pindare và Sapho. Văn họcTheo truyền thuyết Hômerơ (Homère) là nhà thơ mù ở Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên đi lang thang khắp các thành bang kể truyện thơ của mình. Ông được coi là tác giả 2 cuốn sử thi Iliat và Ôđixê.Giới thiệu sơ lược về Hô-meMột số nhà văn khác- Pindare: (-522-440) - Sapho:(-612-?) Sinh ở Mêtilem.  Vào thế kỷ IV dưới chính sách khuyến khích văn nghệ của Périclès, nền văn học nghệ thuật của Hy Lạp đạt tới đỉnh cao. Athène không chỉ là trung tâm chính trị mà lại còn là thủ đô văn hóa của toàn cỏi Hy Lạp. Thời kỳ này nhiều thể loại mới ra đời:Bi kịchHài kịchVăn chương hùng biệnVăn chương triết học Bi kịch có mầm mống từ trước nay mới thực sự ra đời với tên tuổi của Eschyle. Bi kịch đạt đến chỗ phát triển hoàn chỉnh với tài năng của Sophocle và sau đó chuyển sang một hướng mới qua sáng tác của Euripide. Bi kịch là thành công chủ yếu, tiêu biểu nhất của nền vănhọc cổ đại Hy Lạp và cũng là vinh dự lớn lao của Hy Lạp, đất nước đã khai sinh ra một loại hình văn học mới trong lịch sử văn học nhân loại. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp phát triển khá hoàn hảo. Nó đã mở ra một sự phân công trong xã hội tạo sự cách biệt giữa Lao động trí óc : Trí thức, quý tộc, chủ nô thoát ly lao động, có thì giờ và điều kiện để nghiên cứu triết học, khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật. Lao động chân tay: Nô lệ đảm đương tất cả mọi việc. Có thể nói nếu không có lao động của nô lệ thì cũng không có nền văn minh cổ đại Hy Lạp. Họ có khả năng sáng tạo văn học, những lao động của họ đã tích lũy vô vàn kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn học Cổ đại Hy lạp. Tài năng của họ đã bị quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ vùi dập. Những nguyên nhân thành tựuTrước khi có văn học viết nhân dân Hy Lạp đã có một kho thần thoại phong phú Để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội,con ngườiĐể nói lên khát vọng của những con người Cổ đạiĐể ca ngợi thành quả lao động của những người anh hùngTừ đó các ca sỹ dân gian dựng lên thành các bài hát. Về sau Homère dựa trên những bài hát ấy để xây dựng hai thiên anh hùng ca bất hủ và đó cũnglà loại hình văn học đạt đến trình độ hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại. Người Hy Lạp hàng năm có tục tế thần Dyonisos vào mùa xuân. Quần chúng tham gia đông đảo, hóa trang nhảy múa đủ các kiểu, dần dần phát triển thành loại hình ca kịch. Cho đến nay, hàng vạn người đã coi ca kịch là món ăn tinh thần không thể nào thiếu được.Truyền thống hùng biện đã có từ lâu ở người Hy Lạp, nay được phát triển thành loại hình văn xuôi hùng biện.Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và lịch sử các thành bang bộ tộc Hy Lạp, đồng thời kể lại các sự tích về các vị anh hùng xa xưa trên đất nước Hy Lạp. Thần thoại Hy LạpBán đảo Hy Lạp và các đảo lân cậnParthenon ở AthenaLu-crê-xo ( Lucrece Borgia)Cám ơn các bạn đã lắng ngheBài thuyết trình đến đây là hết

File đính kèm:

  • pptVan_hoc_co_dai_Hy_lap.ppt