Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Việt bắc

 Tiếng ai tha thiết bên cồn

 Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

 Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Im lặng:

Một tư thế trữ tình sâu lắng để tri âm tiếng ai.

Cách trả lời vừa đồng tình, đồng ý vừa hợp tâm lí của người đi xa- người cán bộ miền xuôi: Kín đáo, sâu sắc.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Bài: Việt bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 ViỆT BẮCTỐ hỮUNg­êi so¹n giảng: Lª Hång H¹nhI.Giíi thiªu chung: - Hoàn cảnh sáng tác.- Nội dung.- Vị trí.- Chủ đề: + Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc. + Tình nghĩa thủy chung giữa người cách mạng với nhân dân Việt Bắc.- Bố cục:+ Cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhớ thương.+ Lời người ở lại.+ Nỗi nhớ của người về xuôi.- Nhan đề: Việt Bắc+ 1940, có khởi nghĩa Bắc Sơn, 1941 thành lập mặt trận Việt Minh, Ủy ban giải phóng toàn quốc được bầu ra, mở đầu cho thời kì tổng khởi nghĩa.+ Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng.1. Cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhớ thương:II.®äc – hiÓu: 	a.Lời của người ở lại. Mình về mình có nhớ ta	Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ suối, nhìn sông nhớ nguồn- Điệp câu hỏi tu từ, các từ láy: Lời thơ ngân lên âm hưởng da diết. Là câu hỏi, cũng là nhịp điệu của trái tim, chỉ có thể đối đáp bằng trái tim.- Lối xưng hô thân mật, mình – ta nghe đằm thắm, ngọt ngào như lời tâm tình đôi lứa. Đánh thức tâm linh người Việt vốn đã quen với những câu hát giao duyên.- Lời nhắn nhủ trong thời gian dài 15 năm, một thời kì cách mạng và kháng chiến gian khổ, trong không gian mênh mông của núi sông, nguồn cội. Không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng với bao ân tình mặn nồng, tha thiết.b. Nỗi lòng của người về xuôi: Tiếng ai tha thiết bên cồn	Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay- Im lặng: + Một tư thế trữ tình sâu lắng để tri âm tiếng ai.+ Cách trả lời vừa đồng tình, đồng ý vừa hợp tâm lí của người đi xa- người cán bộ miền xuôi: Kín đáo, sâu sắc. Tiếng ai tha thiết bên cồn	Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay- Kẻ nói thiết tha, người đi nghe tha thiết: + Sự hô ứng ngôn ngữ mạch ngầm tri âm, người đi đã lắng nghe được nỗi niềm của người ở lại.+ Từ láy: Ngân nga mãi trong lòng người đọc những cảm xúc của cuộc chia tay.- Hình ảnh cầm tay nhau chứa đựng chiều sâu của cảm xúc.Cảnh tiễn biệt đầy dùng dằng thương nhớ. Kẻ ở, người đi chung nhau nỗi niềm nhưng mỗi người lại thể hiện theo một cách riêng.2. Lời người ở lại: 	- Người Việt Bắc nhắn nhủ người về xuôi. Giọng thơ vừa hỏi han, vừa gợi nhớ theo thời gian, lan tỏa trong không gian. Gợi nhớ những kỉ niệm của buổi đầu kháng chiến.a.Có nhớ Việt Bắc, cội nguồn của quê hương cách mạng?- Không gian, địa điểm hiện dần lên từ mờ xa: Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù.- Dậy lên sức mạnh đấu tranh khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh.- Nơi khai sinh những địa danh lịch sử, cái nôi đón đỡ cách mạng: Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa. Như một điểm chốt vững vàng của chiến khub.Có nhớ Việt Bắc với những kỉ niệm đầy ân tình?Cuộc sống Việt Bắc với những gian khổ, khó khăn nhưng tình người sâu nặng. Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình đi có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonLiệu có còn sống mãi trong lòng người về?Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, điệp, nhịp thơ 2/4, 4/4 đều đặn,tha thiết. Lời nhắn nhủ thật truyền cảm.3. Nỗi nhớ Việt Bắc của người về xuôi:- Trả lời câu hỏi của người Việt Bắc - Khẳng định tình nghĩa thủy chung.Ta với mình, mình với taLòng ta sau trước mặn mà đinh ninhMình đi, mình lại nhớ mìnhNguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu- Bao trùm lên toàn bộ lời của người về là nỗi nhớ da diết, bồi hồi. Nhớ kỉ niệm của những ngày kháng chiến đã qua với nhiều sắc thái khác nhau.+Có nỗi nhớ cụ thể.Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầyNhớ sao lớp học I tờNhớ sao tiếng mõ rừng chiều+Có nỗi nhớ vời vợi.Nhớ gì như nhớ người yêuNhớ thiên nhiên, núi rừng, con người Việt Bắc:Thiên nhiên Việt Bắc đẹp, đa dạng trong nhiều thời gian và không gian khác nhau, thơ mộng và ấm áp tình ngườiNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về+Hình ảnh người mẹ Việt Bắc – Lòng biết ơn và xót thương vô hạn của nhà thơ.- Thiên nhiên luôn gắn liền với con người Việt Bắc:+Bên cạnh một Việt Bắc những mây cùng mù, người đọc còn được chiêm ngưỡng một Việt Bắc với vẻ khác đẹp độc đáo, thơ mộng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngôTa về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.Bút pháp tả cảnh đạt đến độ cổ điển như trong Truyện KiềuChuyển bộ tranh tứ bình của thiên nhiên thành bộ tranh tứ bình của nỗi nhớ.Mùa đông rực đỏ màu hoa chuối giữa nền trời xanh mênh mông.Mùa xuân tinh khiết bởi màu trắng hoa mơ.Mùa hè rực lên sắc vàng của rừng phách.Mùa thu huyền ảo ánh trăng soi.Thiên nhiên Việt Bắc rực rỡ sắc màu.Tác giả miêu tả thiên nhiên xen lẫn với con người – Sự đan cài đẫm sắc phương Đông Gần gũi, thân thương và ấm áp tình người.Từ cái nền của phương Đông cổ điển, đoạn thơ ánh lên những hình ảnh bất ngờ:Ve kêu rừng phách đổ vàngHai hiện tượng ít liên hệ với nhau đặt cạnh nhau- liên tưởng lạ lùng: Ngỡ tiếng ve vàng rực như dòng sắc vàng sóng sánh đổ loang cả rừng pháchVẻ đẹp thơ mộng, rất riêng của Việt Bắc.b.Nhớ Việt Bắc, những ngày kháng chiến gian khổ, hào hùng:- Việt Bắc hào hùng, cả núi rừng đánh giặc:Rừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành lũy sắt giàyRừng che bộ đội rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mùĐất trời ta cả chiến khu một lòng+ Chữ rừng rải kín các câu thơ tạo nên thế hiểm trở của tường thành lũy thép vây bọc quân thù.+ Nghệ thuật nhân hóa: Núi rừng như có linh hồn, bảo vệ chính phủ, chở che, nuôi dưỡng bộ đội, vây bắt kẻ thù.- Nhớ về những ngày toàn dân kháng chiến:Quân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bayNghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên+ Bức phù điêu hùng vĩ của cuộc kháng chiến.Quân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bayNghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên+ Giọng thơ gắt, mạnh, dồn dập – Âm hưởng của bước hành quân vũ bão.+ Hệ thống từ vựng mở căng cường độ diễn tả.+ Hình ảnh kì vĩ: Bộ đội, dân công nườm nượp trên những nẻo đường kháng chiến.+ Ý thơ vươn tới viễn cảnh huy hoàng.Đèn pha bật sáng như ngày mai lên- Nhớ những chiến thắng vang dội, lên tiếp, dồn dập:Tin vui chiến thắng trăm miềnHòa Bình, Tây Bắc, Điện biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, Đèo De núi Hồng+ Nghệ thuật liệt kê: Niềm hân hoan trước những chiến công vang dội+ Chiến thắng khắp mọi miền Tổ quốc: Từ Tây Bắc, Đồng Tháp Mười, Tây Nguyên, Việt Bắc...Tin vui chiến thắng trăm miềnHòa Bình, Tây Bắc, Điện biên vui vềVui từ Đồng Tháp, An KhêVui lên Việt Bắc, Đèo De núi Hồngc. Nhớ Việt Bắc, niềm tin của cách mạng:Ở đâu u ám quân thùNhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soiỞ đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.Mười lăm năm ấy, ai quênQuê hương Cách mang dựng nên cộng hòa.Mình về mình lại nhớ taMái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.+ Cuộc họp cấp cao với những chi tiết, hình ảnh tươi sáng.+ Bác Hồ là ánh sáng soi đường, niềm tin của cả dân tộc. Điểm quy tụ của mọi tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Nơi chốt lại của cả bài thơ.III. TỔNG KẾT: Bài thơ đậm đà tính dân tộc: Thể thơ lục bát; dùng sáng tạo hai từ mình-ta;kết cấu lối đối đáp, so sánh, ẩn dụTình cảm đôn hậu của người Việt Bắc, ân tình thủy chung của người cách mạng.

File đính kèm:

  • pptBai_giang_dien_tu.ppt