Bài giảng Ngữ văn 12 - Đất nước (trường ca mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

 2/ Đọc-hiểu phần hai:

 a- Đoạn một:

 “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”: Ai làm ra không gian địa lí-bức tranh văn hoá Đất Nước muôn màu muôn vẻ?

 - Nhà thơ đã kể ra, đã liệt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lảnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hoá Đất Nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay cha ông ta đã phú cho nó tính cách tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.

 + Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh trên không gian địa lí lãnh thổ là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người, đựơc cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Đất nước (trường ca mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
n Đất Nước đã có rồi!...Làm nên Đất Nước muôn đời”: suy tư để nhận thức Đất Nước có từ bao giờ và Đất Nước là gì? - Phần hai: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”: suy tư để thấu hiểu Ai đã làm nên Đất Nước? Đọc đoạn thơ, ta thấy Nguyễn Khoa Điềm đã đặt ra và giải quyết triệt để những suy tư sâu thẳm: Đất Nước có tự bao giờ? Đất Nước là gì? Ai đã làm nên Đất Nước? Những suy tư này vừa gọi nhau liên tiếp xuất hiện vừa lồng vào nhau mà chất kết dính là tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Trang thơ đem đến một thông điệp có tính triết lí: ở chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất Nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng.Hãy nêu bố cục đoạn trích? 2/ Đọc-hiểu phần một: a- Đoạn một: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có từ ngày đó”: Đất Nước có từ bao giờ? - Trang thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm mở ra bằng sự nhận thức về một điều đã là tất yếu: + “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”: có thể hiểu “ta” là chủ thể trữ tình trong trang thơ “Đất Nước”, nhưng cũng có thể hiều “ta” là người kể chuyện trong chương V-Đất Nước của trường ca Mặt Đường Khát Vọng. Dù hiểu thế nào thì “ta” vẫn là người đại diện, nhân xưng cho cả thế hệ trẻ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn của Đất Nước. Ta suy tư và nhận thức thật tự nhiên về một điều là hiển nhiên, là tất yếu: Đất Nước đã có rồi. + Dẫu biết rằng Đất Nước đã có rồi, nhưng Đất Nước có từ bao giờ vẫn là một ẩn số, thôi thúc con người trong hiện tại tìm hiểu. Nguyễn Khoa Điềm đã giải mã bằng nhận thức lắng sâu: “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”.12Đọc đoạn thơ: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có từ ngày đó” và cho biết nhà thơ đang suy tư để nhận thức về vấn đề gì?Ta ở đây là chủ thể trữ tình hay là người kể chuyện; là cá nhân hay là người đại diện cho một thế hệ?Tác giả đã trả lời câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ như thế nào và bằng cách nào? + Tham vọng tính tuổi của Đất Nước thật khó bởi cái “ngày xửa ngày xưa” (thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích) có tính phiếm chỉ, trừu tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang sắc màu huyền sử, huyền thoại. Song nhà thơ lại nhận thức được ở chính cái “ngày xửa ngày xưa” đó Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, trong sâu thẳm của thời gian lịch sử. - Không dừng lại ở khát vọng đo đếm tuổi của Đất Nước, nhà thơ còn nổ lực hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của Đất Nước. “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” cho ta nhận thức: khởi thuỷ Đất Nước là văn hoá được kết tinh từ tâm hồn Việt. Từ truyền thuyết, truyện cổ tích đến cao dao, tục ngữ, miếng trầu đã là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thuỷ chung của tâm hồn dân tộc. - “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” là nhận thức về tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần dân tộc quật cường đánh giặc và giữ nước.Tác giả đã hình dung về khởi đầu và quá trình trưởng thành của Đất Nước bằng những yếu tố gì?Tác giả đã cảm nhận về Đất Nước từ những phương diện nào? - Đất Nước có từ rất xa nhưng lại hiện hữu trong những gì gần gũi, thân thiết nhất, trong lời kể chuyện của mẹ, trong miếng trầu bà ăn, trong phong tục, tập quán, trong tình nghĩa thuỷ chung, trong cái kèo cái cột, trong hạt gạo ta ăn hàng ngàyNhà thơ không đặt vấn đề tìm hiểu cội nguồn Đất Nước một cách trang trọng mà nhìn nhận từ những gì bình dị nhất. Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm đã làm cho suy tư về cội nguồn Đất Nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết trữ tình.Hãy cho biết giọng điệu và ý nghĩa của đoạn thơ này? b- Đoạn hai: “Đất là nơi anh đến trườngCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”: Đất Nước là gì? - Với một loạt cấu trúc định nghĩa: Đất là, Nước là, Đất Nước là, nhà thơ đã suy nguyên khái niệm Đất Nước. Có thể xem đây là lối tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng bằng tinh thần luận lí chân xác. + Nếu tách ra thành những thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước chỉ có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá thể. + Nếu hợp thành một danh từ thì Đất Nước lại có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, chỉ không gian sinh sống của cả một cộng đồng người như anh em một nhà. - Đất Nước là gì? Câu hỏi đã được nhà thơ trả lời qua nhận thức theo cả hai phương diện: không gian địa lí và thời gian lịch sử. Những nhận thức này lấy chất liệu văn hoá, văn học dân gian làm phương tiện biểu hiện.Đọc đoạn thơ: “Đất là nơi anh đến trườngCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ” và cho biết nhà thơ đang tìm hiểu điều gì?Hãy nhận xét cấu trúc ngôn ngữ: Đất là, Nước là, Đất Nước làNếu tách ra thành Đất và Nước thì những yếu tố ngôn ngữ này có ý nghĩa như thế nào?Nếu hợp lại thành một từ thì Đất Nước có ý nghĩa như thế nào? Nhà thơ đã cảm nhận Đất Nước trên những phương diện nào? + Về không gian địa lí, Đất Nước là núi sông, rừng bể, “hòn núi bạc, nước biển khơi”; là nơi sinh sống của mỗi người, “nơi anh đến trường, nơi em tắm”; là nơi tình yêu lứa đôi này nở, “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”; là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ, “Những ai đã khuấtDặn dò con cháu chuyện mai sau”. + Về thời gian lịch sử, Đất Nước có cả chiều sâu và bề dày được nhận thức từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, từ truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ.  Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian để biểu hiện cho cách lí giải Đất Nước là gì? Ông đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất Nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử.Về không gian địa lí, Đất Nước hiện lên như thế nào?Về thời gian lịch sử, Đất Nước hiện lên như thế nào?Nhà thơ đã sử dụng chất liệu gì để biểu hiện cách lí giải Đất Nứơc là gì? c- Đoạn ba: “Trong anh và em hôm nayLàm nên Đất Nước muôn đời”: Suy nghĩ, cảm nhận về Đất Nước của thế hệ trẻ trong hiện tại. - Đất Nước hoá thân, kết tinh trong cuộc sống của mỗi con người. Trái lại sự sống của một người không chỉ là riêng của cá nhân mà còn thuộc về Đất Nước. Bởi lẽ mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân. Vì vậy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm giữ gìn, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. - Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của Đất Nước, nhà thơ gửi đến thế hệ trẻ thông điệp về trách nhiệm đối với Đất Nước. Lời nhắn nhủ này mang tính chính luận nhưng không có ý nghĩa giáo huấn mà vẫn rất trữ tình bởi chỉ như một lời tự dặn mình chân thành, tha thiết. Đất Nước có từ bao giờ và Đất Nước là gì? Đặt ra những câu hỏi này để nhận thức, lí giải và thấu hiểu bằng những tri thức văn hoá dân tộc chứng tỏ nhà thơ là người có niềm tự hào sâu sắc và tình yêu Đất Nước thiết tha.Đọc đoạn thơ: “Trong anh và em hôm nayLàm nên Đất Nước muôn đời” và cho biết ý nghĩa của nó? Tại sao nhà thơ lại cho rằng Đất Nước có trong mỗi người và mỗi người cũng đều có trong Đất Nước? Thông điệp của nhà thơ gửi đến thế hệ trẻ trong thời đại là gì? Nhà thơ muốn nói lên tình cảm gì khi tìm hiểu Đất Nước có từ bao giờ và Đất Nước là gì? 2/ Đọc-hiểu phần hai: a- Đoạn một: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta”: Ai làm ra không gian địa lí-bức tranh văn hoá Đất Nước muôn màu muôn vẻ? - Nhà thơ đã kể ra, đã liệt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lảnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hoá Đất Nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay cha ông ta đã phú cho nó tính cách tâm hồn, lẽ sống của dân tộc. + Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh trên không gian địa lí lãnh thổ là một cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người, đựơc cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.12Nhà thơ liệt kê những kì quan thiên nhiên ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cách nhìn trước những kì quan thiên nhiên của nhà thơ? + Bao thế hệ con người Việt Nam đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thuỷ chung để ta có những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái như những biểu tượng văn hoá, vẻ đẹp lẽ sống anh hùng để ta có những ao đầm, những ngọn núi như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữa nước hào hùng - Đoạn thơ có cấu trúc quy nạp, đi từ liệt kê các hiện tượng cụ thể đến khái quát mang tính triết lí sâu sắc. Dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh, đồng thời cũng là những nét đạp văn hoá dân tộc nên đã khẳng định: trên không gian địa lí Đất Nước mỗi địa danh đầu là một địa chỉ văn hoá được làm ra bởi sự hoá thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn con người Việt Nam.Qua cách nhìn, cách cảm nhận của nhà thơ, những thắng cảnh thiên nhiên trên lãnh thổ Đất Nước mang những vẻ đẹp gì của tính cách, tâm hồn con người Việt Nam? Nêu nhận xét về kết cấu của đoạn thơ? b- Đoạn hai: “Em ơi emCó nội thù thì vùng lên đánh bại”: Ai đã làm ra lịch sử và truyền thống Đất Nước? - Nghĩ về bốn nghìn năm của Đất Nước, nhà thơ đã nhận thức được người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị. Có sự gặp gỡ giữa Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi ở quan niệm: Đất Nước anh hùng đựơc làm nên bởi những con người bình dị mà phi thường, giản dị, mộc mạc mà cao cả, kì vĩ:“Ôm Đất Nước những người áo vảiĐã đứng lên thành những anh hùng”. - Chính những con người vô danh, bình dị đó đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá, văn minh tinh thần và vật chất của Đất Nước: hạt lúa, ngọn lửa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán Họ đã tạo dựng nền móng sự sống và họ luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ Đất Nước.Đọc đoạn thơ: “Em ơi emHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” và cho biết nhà thơ đang cảm nhận về vấn đề gì? Theo tác giả ai là người làm nên lịch sử Đất Nước? Những con người đó không chỉ làm nên lịch sử mà còn tạo dựng và để lại cho mai sau những gì? c- Đoạn ba: “Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dânGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”: Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. - Có thể khẳng định câu thơ “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân” là tư tưởng, là cảm hứng chủ đạo bao trùm lên cả đoạn trích và cả Chương V của Trường ca Mặt đường khát vọng. Đó là lời kết, là khái quát từ những gì đã được triển khai trên cả chiều dài của trang thơ và trong cả chiều sâu của dòng cảm hứng trữ tình-chính luận. - Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hoá như ca dao, thần thoại là sáng tạo ra Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn ba câu ca dao để nói về ba phương diện quan trọng nhấtcủa truyền thống nhân dân: giàu lòng yêu thương, quý trọng nghĩa tình và kiên cường, bất khuất. Nhân dân đã làm ra văn hoá, làm ra Đất Nước bằng chính tính cách, lẽ sống tâm hồn mình. - Tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm nhận thức được nhân dân làm nên lịch sử, làm ra văn hoá là sáng tạo Đất Nước để càng thêm tự hào và ngân lên khúc hát ngợi ca dạt dào say mê.Đọc đoạn thơ: “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” và cho biết nhà thơ đang nói lên tư tưởng gì? Câu thơ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân có vị trí và vai trò như thế nào trong đoạn trích và trong cả chương V-Đất Nước của Trường ca Mặt Đường Khát Vọng? Nhân dân đã làm ra Đất Nước như thế nào và bằng cách nào? Tác giả đã nói lên tình cảm gì khi nhận thức về Đất Nước văn hoá, Đất Nước của Nhân dân?  Làm ra Đất Nước là nhân dân. Suy tư và nhận thức này của Nguyễn Khoa Điềm là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống trong văn học Việt Nam. Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử. Đến các nhà thơ, nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã nâng nhận thức này lên thành một tư tưởng có tầm cao mới.Hãy cho biết tư tưởng Đất Nước của Nhân dân đã hình thành trong văn học Việt Nam như thế nào và qua những tác giả,tác phẩm nào? III. TỔNG KẾT: - Nội dung: Đoạn trích là sự cảm nhận, phát hiện về Đất Nước trong một cái nhìn tổng hợp , toàn vẹn mang đậm tư tưởng nhân dân. - Nghệ thuật: Thành công của Nguyễn Khoa Điềm ở trang thơ này còn là tạo ra được một thế giới nghệ thuật với không khí, giọng đệiu riêng gần gũi mà mĩ lệ: quen thuộc như ca dao, truyền thuyếtmà lại mới mẻ trong cách cảm nhận và tư duy hiện đại, qua thể thơ tự do.IV. GHI NHỚ:  Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về Đất Nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hoá,  Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình-chính luận sâu sắc, thiết tha.  Các chất liệu của văn hoá dân gian đựơc sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sực hấp dẫn cho đoạn trích.Nêu nhận xét khái quát về nội dung của đoạn trích? Nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật của đoạn trích? 1/ Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là người con của quê hương nào? A. Hà Nội. B. Nam Định. C. Nghệ An. D. Thừa Thiên Huế 2/ Nguyễn Khoa Điềm đã từng học ở trường đại học nào? A. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. B. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. C. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. D. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.Cuûng coá 3/ Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu sáng tác ở thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám 1945. B. Trong những năm kháng chiến chống Pháp. C. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ. D. Sau năm 1975. 4/ Nhận xét nào đúng nhất về phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm? A. Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén. B. Giàu chất lãng mạn bay bổng. C. Giàu chất hiện thực, chất văn xuôi. D. Giàu chất suy tưởng, triết luận. 5/ Thể loại của tác phẩm Mặt đường khát vọng là gì? A. Trường ca. B. Thơ trữ tình. C. Tiểu thuyết bằng thơ. D. Truyện thơ. 6/ Tác phẩm Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành vào năm: A. 1970. B. 1971. C. 1972. D.1973. 7/ Tác phẩm Mặt đường khát vọng đựơc sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử nào? A. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ác liệt. B. Khi miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đi đến thời kì quyết định. D. Khi Đất Nước đã giành được thắng lợi hoàn toàn. 8/ Đặc điểm nổi bật của cám hứng ở tác phẩm Mặt đường khát vọng là gì? A. Trữ tình lãng mạn. B. Triết lí chính trị. C. Trữ tình-chính luận. D. Chính luận giáo điều. 8/ Dòng nào sau đây nói đúng nội dung trường ca Mặt đường khát vọng? A. Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, Đất Nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh, hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. B. Viết về tuổi trẻ miền Nam đang chiến đấu anh dũng, sẵn sàng xả thần vì sự nghiệp giải phóng Đất Nước. C. Viết về tuổi trẻ miền Bắc đang hăng hái thi đua, lao động sản xuất, xây dựng Đất Nước xã hội chủ nghĩa. D. Viết về tuổi trẻ Việt Nam đang hành quân chiến đấu trên con đường Trường Sơn khói lửa. 9/ Tư tưởng chủ đạo của chương Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng là: A. Tư tưởng Đất Nước của những người anh hùng. B. Tư tưởng Đất Nước của những người trí thức. C. Tư tưởng Đất Nước của những người chiến sĩ cách mạng. D. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. 10/ Chất liệu, phương tiện được nhà thơ sử dụng trong đoạn trích để biểu hiện cho tư tưởng chủ đạo là gì? A. Văn hoá, văn học bát học. B. Văn hoá, văn học dân gian. C. Văn hoá, văn học phương Đông. D. Văn hoá, văn học phương Tây. 11/ Phương thức nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích là: A. Kết hợp các yếu tố văn hoá, văn học dân gian truyền thống. B. Chỉ thuần tuý vận dụng các yếu tố văn hoá, văn học dân gian truyền thống. C. Chỉ thuần tuý là hình thức nghệ thuật hiện đại. D. Kết hợp các yếu tố văn hoá, văn học phương Đông với phương Tây. 12/ Ở đoạn thơ sau, tác giả nói lên suy tư, nhận thức gì? Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi  Đất Nước có từ ngày ấy A. Tìm hiểu Đất Nước có tự bao giờ. B. Tìm hiểu Đất Nước là gì. C. Tìm hiểu sức mạnh tinh thần Đất Nước. D. Tìm hiểu vẻ đẹp Đất Nước. 13/ Câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ? Đã được tác giả trả lời như thế nào? A. Đất Nước có từ rất lâu, rất xa, trong sâu thẳm thời gian lịch sử. B. Đất Nước thật gần, thật quen và ở ngay bên mỗi người. C. Không thể xác định được Đất Nước có từ bao giờ. D. Đất Nước có từ lâu rồi nhưng lại hiện hữu gần gũi, quen thộc với mỗi con người hôm nay. 14/ Những cấu trúc thơ Đất là, Nước là, cho thấy tư duy nghệ thuật của tác giả là gì? A. Giải thích. B. Chứng minh. C. Phân tích. D. Bình luận. 15/ Trong đoạn thơ sau, tác giả suy tư để nhận thức về điều gì? Đất là nơi anh đến trường  Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ A. Tìm hiểu ai đã làm ra Đất Nước. B. Tìm hiểu Đất Nước có tự bao giờ. C. Tìm hiểu Đất Nước lớn lên như thế nào. D. Tìm hiểu Đất Nước là gì. 16/ Ý nghĩa của hai tiếng Đất Nước được nhà thơ lí giải, cảm nhận từ những phương diện nào? A. Địa lí. B. Lịch sử. C. Xã hội. D. Địa lí và lịch sử. 17/ Hai câu thơ dưới đây nói lên nhận thức của thế hệ Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ giữa con người với Đất Nước, cá nhân với cộng đồng là như thế nào? Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước A. Đất Nước kết tinh trong mỗi con người và sự sống của mỗi cá nhân cũng thuộc về cộng đồng Đất Nước. B. Đất Nước lớn lao, hoàn toàn xa cách với con người. C. Cá nhân chỉ là cá nhân, không có quan hệ gì với cộng đồng Đất Nước. D. Đất Nước kết tinh trong mỗi con người như sự sống của mỗi cá nhân lại không thuộc về Đất Nước. 18/ Đoạn thơ: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đờilà lời: A. Kêu gọi, đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với Đất Nước. B. Cổ vũ, động viên thế hệ trẻ hãy hiến dâng tất cả cho Đất Nước. C. Cảnh tỉnh có ý nghĩa “giáo huấn” thế hệ phải hi sinh vì Đất Nước. D. Tự nhủ, tự dặn mình chân thành, tha thiết hãy thực hiện trách nhiệm của một công dân đối với Đất Nước. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Những ai đã khuấtĐất Nước có trong những cái “ngày xửa Những ai bây giờ ngày xưa” mẹ thường hay kể Yêu nhau và sinh con đẻ cáiĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Gánh vác phần người đi trước để lạiĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre Dặn dò con cháu chuyện mai sau mà đánh giặc Hằng năm ăn đâu làm đâuTóc mẹ thì bới sau đầu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Trong anh và em hôm nayCái kèo, cái cột thành tên Đều có một phần Đất NướcĐất Nước có từ ngày đó Khi hai đứa cầm tayĐất là nơi anh đến trường Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắmNước là nơi em tắm Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước vẹn tròn, to lớnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn Mai này con ta lớn lên trong nỗi nhớ thầm Con sẽ mang Đất Nước đi xaĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về Đến những tháng ngày mơ mộng hòn núi bạc” Em ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhNước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Phải biết gắn bó và san sẻThời gian đằng đẵng Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởKhông gian mênh mông Làm nên Đất Nước muôn đờiĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngKhi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đóĐất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông

File đính kèm:

  • pptDAT_NUOCNguyen_Khoa_Diem.ppt