Bài giảng Ngữ văn 12 - Đò lèn, Nguyễn Duy

Nguyễn Duy

- Nguyễn Duy sinh năm 1948

- Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ

- Quê: Đông Vệ, Thanh Hoá

- Nhập ngũ 1965, chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, Nguyễn Duy theo học trường Đại học Tổng hợp. Từ năm 1977 là đại diện thường trú báo văn nghệ ở phía Nam. Đến nay Nguyễn Duy đã công bố 10 tập thơ, trong đó có những tập thơ được dư luận đánh giá cao: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Em (1987), Bụi (1997).

- Ngoài sáng tác thơ, Nguyễn Duy còn viết tiểu thuyết, bút kí.

- Đã được Hội Nhà văn tặng giải A cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông.

- Được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

- Tác phẩm tiêu biểu:

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Đò lèn, Nguyễn Duy, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Giáo viên : Nguyễn Thị Minh HươngĐÒ LÈNNguyễn DuyThuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa TrầnThuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồngTôi đâu biết bà tôi cơ cực thếbà mò cua xúc tép ở đồng Quanbà đi gánh chè xanh Ba TrạiQuán cháo, đồng Giao thập thững những đêm hànTôi trong suốt giữa hai bờ hư - thựcgiữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thầncái năm đói, củ dong riềng luộc sượngcứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầmBom Mĩ dội nhà bà tôi bay mấtđền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiềnthánh với Phật rủ nhau đi đâu hếtbà tôi đi bán trứng ở ga LènTôi đi lính lâu không về quê ngoạidòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồikhi tôi biết thương bà thì đã muộnbà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.9 - 1983 (Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984)Nguyễn Duy- Nguyễn Duy sinh năm 1948 - Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ- Quê: Đông Vệ, Thanh Hoá- Nhập ngũ 1965, chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, Nguyễn Duy theo học trường Đại học Tổng hợp. Từ năm 1977 là đại diện thường trú báo văn nghệ ở phía Nam. Đến nay Nguyễn Duy đã công bố 10 tập thơ, trong đó có những tập thơ được dư luận đánh giá cao: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Em (1987), Bụi (1997)...- Ngoài sáng tác thơ, Nguyễn Duy còn viết tiểu thuyết, bút kí.- Đã được Hội Nhà văn tặng giải A cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông...- Được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007- Tác phẩm tiêu biểu:A. Một số điểm lưu ý khi dạy bài này:- Đây là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy được người đọc yêu thích. Bài thơ nằm trong hệ thống thơ ca viết về đề tài tình cảm gia đình như tình mẹ con, cha con, tình bà cháu (Xuất hiện nhiều sau 1975), HS đã được học một số bài ở chương trình lớp 9, như: Nói với con (Y Phương), Con cò (CLV), Bếp lửa (Bằng Việt)...- Cần tích hợp dọc về tác giả Nguyễn Duy đã học ở lớp 9 (bài "Ánh trăng"), về tác phẩm, với bài "Bếp lửa" của Bằng Việt.- Vì là bài thơ hay nên rất dễ sa đà, tham lam khai thác kiến thức, tâm lí thấy hay mà không nói cũng uổng, dễ thiết kế bài dạy như một tiết đọc hiểu chứ không phải là tiết đọc thêm.- Nhiệm vụ của HS là phải đọc kỹ tiểu dẫn, văn bản và chuẩn bị kỹ trước ở nhà qua việc tìm hiểu các câu hỏi hướng dẫn học bài.- Xác định mục tiêu chủ yếu của bài học là HS phải phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của văn bản; thấy được dụng ý của tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì?B. Định hướng cụ thể: ĐÒ LÈNMột số điểm lưu ý khi dạy bài này:B. Định hướng cụ thể: ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy)I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả (1948): phần này trong tiểu dẫn đã nói kĩ, GV chỉ cần đặt câu hỏi khái quát có sự tích hợp kiến thức, hiểu biết của HS về tác giả (đã được học ở lớp 9) kết hợp với kiến thức làm văn đã học ở lớp 11 ( VB tiểu sử tóm tắt). Có thể chọn đặt 1 trong 2 câu hỏi kiểm tra đọc và chuẩn bị của HS ở nhà như sau:Câu hỏi 1: Qua những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy đã học ở lớp 9 và đã đọc lại trong phần tiểu dẫn SGK 12, em hãy trình bày về tác giả Nguyễn Duy bằng một VB ngắn khoảng 7,8 dòng.Câu hỏi 2: Em hãy trình bày tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Nguyễn Duy bằng một VB ngắn khoảng 10 dòng.2 Tác phẩm:HCST: Bài thơ Đò Lèn viết về bà ngoại cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với địa danh thân thiết. Bài thơ sáng tác 9 -1983, trong một dịp tác giả trở về thăm quê ngoại. Đây là thời điểm VH chuẩn bị có bước đổi mới. Bài thơ dự báo sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại bản thân, hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong thời đại mới.Cảm nhận riêng của HS sau khi đọc bài thơ.GV nêu câu hỏi yêu cầu một vài HS đưa ra những cảm nhận riêng về bài thơ. HS có thể có những cảm nhận riêng khác nhau, GV giúp HS tập hợp ý kiến, khái quát thành cảm nhận chung:+ Bài thơ mang đậm yếu tố tự sự mà vẫn tràn đấy chất trữ tình.+ Dạt dào tình cảm bà cháu, gợi nỗi xúc động sâu xa, mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.+ Bài thơ rất hay, ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.* GV cần thuyết giảng thêm (đây là sự thuyết giảng cần thiết)+ Bài thơ như một câu chuyện kể bằng thơ, có cốt truyện, có nhân vật, có không gian, thời gian, có tâm tư cảm xúc xuyên suốt bài thơ.( chất tự sự kết hợp với chất trữ tình)+ Nhan đề giản dị với 2 chữ nói về địa danh, nhưng âm vang của hai chữ đó ẩn chứa cảm xúc sâu xa, giàu sức biểu cảm.+ Cách vào đề tự nhiên, hồn nhiên, kể về sự gắn bó của mình với quê ngoại, gợi lại cả một thời tuổi thơ với những kỷ niệm về bà cháu rất xúc động.+ Bài thơ nghiêng về cảm hứng cội nguồn.II. Đọc văn bản:1. Hình ảnh người bà hiện lên trong hoài niệm.Câu hỏi: có nhiều hình ảnh làm tái hiện lại hình ảnh người bà trong dòng hồi ức của tác giả, GV yêu cầu HS tìm một số hình ảnh tiêu biểu về hình ảnh người bà và trong số hình ảnh tiêu biểu đó, yêu cầu HS chọn một hình ảnh mà mình tâm đắc nhất và nói rõ vì sao lại thích?- Hình ảnh tiêu biểu:+ Người bà cơ cực: "tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế"+ Bà mò cua xúc tép...+ Bà gánh chè xanh Ba Trại. + Bà buôn bán ngược xuôi: ... Thập thững những đêm hàn+ Bà với năm đói, củ dong riềng luộc sượng.+ Bà đi bán trứng ở ga Lèn.GV định hướng: Có thể chọn hai hình ảnh:+ Bà đi gánh chè xanh... thập thững...+ Bà đi bán trứng ở ga Lèn.Chi tiết nào, hình ảnh nào cũng gợi lên hình ảnh người bà với bao lam lũ, vất vả nhọc nhằn vì cuộc mưu sinh rất cảm động. nhưng có lẽ cảm động hơn cả là hình ảnh cuối cùng, in đậm trong kí ức nhà thơ trong những năm tháng chiến đấu và suốt cuộc đời là hình ảnh bà đi "bán trứng" ở ga Lèn.* Qua dòng hồi úc của tgiả, h/ảnh người bà hiện lên đầy ấn tượng sâu sắc.2. Hình ảnh người cháu trong hoài niệm:Câu hỏi: Cái tôi của nhà thơ thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào?* Ở hai khổ đầu:- Cả tuổi thơ gắn bó tha thiết, sâu sắc với quê ngoại, với bà.- Một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, Say mê với những trò chơi: câu cá, bắt chim, níu váy bà theo bà đi chợ, ăn trộm nhãn, thích đến chơi ở đền Cây Thị, say với mùi hương huệ, hương trầm, điệu hát văn, cô đồng.GV định hướng: Có thể xem đây là khúc trữ tình độc thoại nội tâm sâu lắng, xót xa: Tôi trong suốt hai bờ hư - thực Giữa bà tôi và tiên Phật, thánh, thần Thực là bà, là năm đói, là củ dong riềng sượng Hư là mùi huệ trắng, hương trầm, tiên, Phật...- Có thể xem đây là lời ăn năn, thú nhận mình có lỗi với bà, vì mình quá ngây thơ, trong sáng (qua từ "trong suốt") không phân định rạch ròi hư - thực, không phân biệt được thế giới cổ tích thần, tiên và cuộc sống lam lũ đời thường, không nhận ra nỗi vất vả lam lũ của bà nên thành kẻ vô tâm.Câu hỏi: Khi là người lính, trải qua những trải nghiệm trong cuộc đời, tình cảm của nhà thơ đối với bà như thế nào? Biểu hiện ở hình ảnh nào? từ ngũ nào?Bằng giọng kể trầm tĩnh mà đầy xót xa, giông bão nhà thơ đau đớn khi nhớ lại: Bom Mĩ dội nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hếtNhững động từ: bay mất, bay, bay tuốt. đi đâu hết... gợi nỗi xót xa đến trào nước mắt. Sau những hình ảnh ấy là hình ảnh "bà tôi đi bán trứng..." in đậm trong kí ức nhà thơ, không bao giờ phai mờ.Khổ cuối: Ngày chiến thắng trở về tâm trạng của nhà thơ như thế nào? - Không được gặp bà nữa, chỉ có nấm cỏ trên mộ bà: Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.-> Câu thơ ngậm ngùi, chất chứa niềm tiếc xót-> Kết thúc bài thơ là một sự ăn năn hối lỗi chân thành.-> Hai câu thơ cuối khép bài thơ lại nhưng dư âm tiếng lòng của người cháu đã làm xao động bao trái tim người đọc. Hai câu cuối mang tất cả linh hồn của bài thơ.3. Nghệ thuật:- Giọng thơ sâu lắng, tha thiết, chứa đựng sự suy ngẫm sâu sắc.- Hình ảnh thơ giản dị nhưng giàu gợi cảm, giàu sáng tạo: hương huệ, dong riềng.- Ngôn ngữ thơ bình dị giàu biểu cảm, giàu hình ảnh, giàu tạo hình.Câu hỏi : Đọc bài thơ, em có nhận thấy điều đặc biệt gì mỗi khi nhớ về người bà và tuổi thơ của mình, tác giả thường nhắc tới? GV định hướng: gắn với những địa danh quen thuộc của quê ngoại. Bằng biện pháp liệt kê, tác giả nhắc lại một cách nghệ thuật hàng loạt địa danh: 12 địa danh của Đò Lèn, Hà Trung, Thanh Hoá. Mỗi địa danh đều được thổi vào tâm trạng, tâm hồn của bà, cháu. Đến nỗi nếu thiếu những địa danh này thì gương mặt tinh thần của người bà sẽ trở nên nhạt nhoà.III. Kết luận:Câu hỏi: Sau đọc và tìm hiểu VB, em rút ra kết luận gì?Bài thơ thể hiện sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cuộc đời để càng yêu thương, đau đớn, tiếc xót người bà. Bài thơ còn như lời nhắc nhở ân tình đối với mỗi chúng ta, phải biết quý trọng người thân, đừng để ân hận muộn màng. (Liên hệ thực tế: đối xử với cha mẹ già, ông bà...)- Qua bài thơ, thế hệ sau cần hiểu được cuộc sống vất vả của ông cha mình. Từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, biết ơn.- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn DuyXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!Giáo viên : Nguyễn Thị Minh Hương

File đính kèm:

  • pptbai_2.ppt