Bài giảng Ngữ văn 12 - Đọc văn: Đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn khoa điềm)

→ Cảm nhận về sự sinh thành và tồn tại của đất nước, tác giả dùng một loạt hình ảnh và ngôn từ biểu đạt mang đậm màu sắc dân gian: miếng trầu, gợi nhắc đến các truyện kể dân gian, các thành ngữ "gừng cay muối mặn", "một nắng hai sương".

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Đọc văn: Đất nước (trích trường ca mặt đường khát vọng của Nguyễn khoa điềm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỌC VĂN: ĐẤT NƯỚC(Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)Giới thiệu: Cảm hứng về quê hương đất nước là một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo, là đề tài xuyên suốt, nổi bật trong văn học Việt Nam nói chung, trong thơ ca giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng. Nhiều tác phẩm viết về đề tài này đã thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của các nhà thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung, mỗi tác giả lại có cách cảm nhận riêng về quê hương đất nước. Nguyễn Khoa Điềm, một trong những nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm chống Mĩ, cũng có những cảm nhận riêng về đất nước.I. Tìm hiểu:1. Tác giả:- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.- Phong cách thơ: Thơ Nguyễn Khoa giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận.- Tác phẩm chính: SGK2. Trường ca Mặt đường khát vọng:a. Hoàn cảnh ra đời: Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca Mặt đường khát vọng.b. Nội dung: Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975: nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc.3. Đoạn trích:Đoạn trích thuộc phần đầu của chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng.II. Đọc - hiểu đoạn trích:1. Đọc diễn cảm và tìm hiểu chú thích (...).2. Bố cục: Gồm hai phần:a. Phần 1 (Từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời"): Tác giả thể hiện những cảm nhận mới mẻ về đất nước và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với đất nước.b. Phần 2 (Còn lại): Tác giả tập trung làm rõ một tư tưởng chung xuyên suốt đoạn trích: Đất Nước là của Nhân Dân, Nhân Dân là người sáng tạo ra Đất Nước. 3. Tìm hiểu:3.1. Tìm hiểu phần 1:a. Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước:* Cảm nhận về phương diện sinh thành và tồn tại của đất nước:Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người:* Cảm nhận về phương diện sinh thành và tồn tại của đất nước:Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người:+Đất nước gắn với những câu chuyện mẹ kể, với miếng trầu bà ăn, với phong tục tập quán quen thuộc, với tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ...+Đất nước gắn với hạt gạo ta ăn hàng ngày, với cái kèo, cái cột trong nhà.+Đất nước lớn lên bằng sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cõi và sự lao động cần cù, lam lũ của con người.→ Cảm nhận về sự sinh thành và tồn tại của đất nước, tác giả dùng một loạt hình ảnh và ngôn từ biểu đạt mang đậm màu sắc dân gian: miếng trầu, gợi nhắc đến các truyện kể dân gian, các thành ngữ "gừng cay muối mặn", "một nắng hai sương".* Cảm nhận về phương diện lịch sử - phương diện thời gian - của đất nước: Tác giả kể ra huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ để khơi dậy niềm tự hào về bề dày lịch sử của đất nước, niềm tự hào về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc.→ Tác giả đi từ chiều sâu của văn hóa dân gian để suy ngẫm về đất nước.* Cảm nhận về phương diện địa lí - phương diện không gian - của đất nước: -Đưa ra hình ảnh ca dao “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “con cá ngư ông móng nước biển khơi”, tác giả cũng cho thấy đất nước ta có một “không gian mênh mông”, có núi sông, rừng biển bao la.-Bên cạnh không gian rộng lớn, đất nước còn là không gian gần gũi và gắn bó với con người:+Là nơi gắn với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (là nơi anh đến trường, là nơi em tắm).+Là nơi gắn với kỉ niệm của tình yêu lứa đôi (là nơi ta hò hẹn, là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm).+Là nơi tồn tại và tiếp nối truyền thống của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ, là nơi để các thế hệ “yêu nhau và sinh con đẻ cái - Gánh vác phần người đi trước để lại - Dặn dò con cháu chuyện mai sau”...* Cảm nhận về đất nước trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:- Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người.- Sự sống của mỗi cá nhân không phải chỉ là riêng của cá nhân, mà còn là của đất nước (bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc).b. Lời nhắn nhủ của tác giả: "Mai này con ta lớn lên (...) Làm nên Đất nước muôn đời"→ Thế hệ trẻ hôm nay và mai sau phải có trách nhiệm giữ gìn, xây đắp, làm cho đất nước sống mãi muôn đời.3.2. Tìm hiểu phẩn 2: a. Tư tưởng cốt lõi "Đất Nước là của Nhân Dân":GV cho HS thảo luận nhóm:Nhóm 1: Khái quát thành luận điểm và phân tích ý tưởng của tác giả trong đoạn: "Những cặp vợ chồng...Những cuộc đời đã hóa núi sông ta".Nhóm 2: Khái quát thành luận điểm và phân tích ý tưởng của tác giả trong đoạn: "Em ơi em...Có nội thù thì vùng lên đánh bại".Nhóm 3: Khái quát thành luận điểm và phân tích ý tưởng của tác giả trong đoạn: "Để Đất Nước này là Đất nước Nhân dân" đến hết.GV lưu ý HS: Luận điểm khái quát phải hướng đến tư tưởng cốt lõi "Đất Nước là của Nhân Dân".* Sự "hiện diện" của Nhân Dân trong những danh lam thắng cảnh của Đất Nước:"Những cặp vợ chồng...Những cuộc đời đã hóa núi sông ta".→ Với cái nhìn của tác giả, những cảnh quan thiên nhiên kì thú trên đất nước đều gắn liền với lịc sử dân tộc, với cuộc sống của nhân dân. Những cảnh quan ấy trở thành hình ảnh tượng trưng cho số phận, mong ước và tâm hồn của nhân dân.→ Hai câu cuối của đoạn thơ, tác giả nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình đất nước. Nhân dân chính là người tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi dòng sông.* Vai trò của Nhân Dân qua bốn ngàn năm lịch sử của Đất Nước:"Em ơi em...Có nội thù thì vùng lên đánh bại".→ Nhân dân Việt Nam từ thế hệ nọ đến thế hệ kia nối tiếp nhau lao động và đánh giặc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.→ Nhân dân chính là người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất.→ Đặc biệt, nhân dân là những người vô danh và bình dị, "không ai nhớ mặt đặt tên" nhưng "họ đã làm ra Đất Nước".*Vẻ đẹp truyền thống của Nhân Dân trong ca dao, thần thoại:- Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ thuở trong nôi).- Quý trọng tình nghĩa (Quý công cầm vàng những ngày lặn lội).- Kiên gan bền chí trong công cuộc bảo vệ đất nước (Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu).b. Nhận xét:- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân vốn đã manh nha từ trong lịch sử xa xưa của dân tộc (thể hiện trong thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu...).- Đến giai đoạn chống Mĩ, tư tưởng Đất Nước của Nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến dài lâu và cực kì ác liệt này.III. Tổng kết:1. Nội dung:Đoạn trích thể hiện được những phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước ở nhiều bình diện trong tư tưởng bao trùm: Đất Nước của Nhân dân. Những ý tưởng của tác giả nêu ra có ý nghĩa như lời nhắn nhủ và thức tỉnh thế hệ trẻ phải luôn có ý thức quan tâm đối với vận mệnh của đất nước.2. Nghệ thuật:- Tác giả đã tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng có tác dụng đưa người đọc vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do.- Đoạn trích có sự kết hợp giữa suy nghĩ và cảm xúc, giữa chính luận và trữ tình. LUYỆN TẬP (BÀI TẬP NÂNG CAO):Cảm hứng về đất nước là một cảm hứng chủ đạo trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Hãy làm rõ những nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện cảm hứng ấy trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

File đính kèm:

  • pptbai_1.ppt