Bài giảng Ngữ văn 12 - Phần: Ôn tập

 +A Phủ:

 . Gia cảnh bất hạnh (cha, mẹ, anh em chết vì bệnh đậu mùa), gan góc, bướng bỉnh (bị đem bán xuống cánh đồng thấp và trốn về Hồng Ngài, làm thuê kiếm sống), khoẻ mạnh, lao động giỏi, (khoẻ, chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, săn bò tót rất bạo, nhiều người ví được A Phủ như được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu), nghèo nên không cưới được vợ

 

ppt93 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Phần: Ôn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
của Thị cong cớn, thô lỗ, sỗ sàng; nhịn đói nhiều ngày, bị nó hành hạ nên Thị cần ăn để sống, cần có nơi nương tựa để khỏi chết đói Nhân cách, lòng tự trọng,phần tốt đẹp của người phụ nữ bị cái đói chà đạp, vùi dập, che lấp +Trong Thị vẫn tồn tại những bản năng, những phẩm chất đẹp vẫn thấy ở người phụ nữ nói chung: . Theo Tràng về nhà, bị người trong xóm ngụ cư nhòm ngó, Thị vẫn “thèn thẹn”, cái thẹn e ấp của một cô dâu mới về nhà chồng, “ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia” .Căng thẳng khi chờ Cụ Tứ về .Đối diện với mẹ chồng, Thị trông rất tội nghiệp vì ý thức được hoàn cảnh đáng thương của mình ( “cúi mặt, vân vê tà áo đã rách bợt”) .Cũng rất bối rối khi đối diện với Tràng, mắng yêu chồng như nhiều người khác .Khao khát hạnh phúc, mái ấm gia đình như Tràng, nhanh chóng hoà nhập vào gia đình mới: thay đổi hoàn toàn sau đêm tân hôn ( trở lại là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì là chao chát, chỏng lỏn khiến Tràng ngạc nhiên, dọn dẹp quang quẻ nhà cửa, dọn bữa cơm đầu ở nhà chồng đúng đạo dâu con, không phàn nàn gì về bữa cơm chỉ là cháo, cám Mang lại một niềm vui, luồng sinh khí mới cho cuộc đời của gia đình Tràng Nói về việc những người đi cướp kho thóc Nhật Thị cũng là người truyền tin cách mạng +Vai trò của Thị: nhân chứng tố cáo, lên án tội ác của Nhật, Pháp làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói năm 1945, nạn đói hạ thấp nhân phẩm con người, cướp đi mọi giá trị con người, biến họ thứ đồ rẻ rúng có thể “nhặt” -Kết luận: Nhân vật góp phần khẳng định sự thật: trong hoạn nạn, đói khổ, dân ta vẫn khao khát hạnh phúc, ấm no; người dân nghèo biết tựa vào nhau để vượt qua thử thách, sống với niềm tin yêu, hi vọng đổi đời, cùng các nhân vật khác thể hiện giá trị nhân đạo Đề 4: trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945. hãy phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện để làm rõ điều đó Dàn ý: -Mở bài: +Giới thiệu tác giả, tác phẩm +Giới thiệu nhân vật (Bà cụ Tứ - hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945) -Thân bài: +Nhân vật giữ cho câu chuyện có chiều sâu, sự mặn mà đằm thắm trong tình cảm+Giới thiệu hình ảnh bà cụ: già nua, “lọng khọng”, vừa đi vừa lẩm bẩm +Tâm trạng cụ Tứ khi về nhà: .Vô cùng ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà mình, đặt ra hàng loạt câu hỏi (dẫn chứng), . .Càng ngạc nhiên hơn khi nghe người đàn bà chào mình bằng u .Nghe Tràng nói, hiểu ra cơ sự thì “cúi đầu, nín lặng” (dẫn chứng “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình hai dòng nước mắt”) thương con, tủi phận, đau đờn, xót xa .Thương con và dâu: ( “người ta có gặp bước khó khăn đói khổ nàycó được vợ”, đau lòng vì thấy mình chưa làm tròn bổn phận làm mẹ “thôi thì bổn phận bà là mẹ nó yên bề nó”, chưa lo được cho việc trọng đại trong đời con dăm ba mâm lễ cưới chỉ vì “nhà mình nghèo”; thông cảm, bao dung, đón nhận nàng dâu mới, nói chuyện với con dâu bằng giọng nhẹ nhàng, thân mật: “các con đã phải duyênu cũng mùng lòng”, “chúng mày hoà thuận là u mừng rồi u thương quá” tạo được sự đồng cảm ở nàng dâu: kính trọng, yêu quí, xem bà như mẹ, tấm lòng người mẹ đã thay thế tất cả lễ lạt cưới xin .Bà nhớ về cuộc đời đói khổ dằng dặc của mình (dẫn chứng) .Bà lo lắng cho tương lai con cái: “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”, “vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?” .Bảo ban con cái làm ăn, hi vọng một tương lai sáng sủa hơn: “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn con cái chúng mày về sau”Từ ngỡ ngàng đến yên lặng, từ thương con dâu đến lo lắng, hi vọng ở tương laitất cả tâm trạng buồn vui lẫn lộn của người mẹ đan xen hiển hiện dưới ngòi bút tác giả, nhân vật hiện lên chân thật trong từng suy nghĩ, hành động, lời nói. Đó là cách nói, cach nghĩ của người già ở nông thôn +Tác giả đồng cảm, hoá thân vào nhân vật diễn tả tinh tế tâm trạng phong phú của người mẹ +Đan xen độc thoại, đối thoại khắc hoạ tấm lòng nhân ái bao dung của ngươi mẹ, giây phút yên lặng chan chứa nỗi niềm, những giọt nước mắt yêu thương, đầy vị tha của người mẹ thấm đẫm vị mặn của tình nghĩa +Niềm vui hoá thành hành động: cùng con cái dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn (dẫn chứng), thái độ vui vẻ trong bữa cơm đón nàng dâu mới (nói toàn chuyện vui), dù phải ăn cháo cám nhưng vẫn “đon đả” nói cườicố gắng xua đi không khí u ám, vượt qua hoàn cảnh để động viên con +Nhà văn nhiều lần nói về những giọt nước mắt ông để trái tim cùng nhịp với trái tim người mẹ, viết bằng tất cả sự nâng niu, trân trọngKết luận:Khái quát về nhân vậtKĐ giá trị nhân đạo Đề 1: Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi Dàn ý: -Mở bài: +Giới thiệu tác giả, tác phẩm +Giới thiệu nhân vật (tiêu biểu cho đứa con tốt của gia đình, một chiến sĩ quả cảm, anh hùng của quê hương) +Tác phẩm thể hiện một số nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Bài Những đứa con trong gia đình -Thân bài:Nhân vật Việt: +Chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời (dẫn chứng: lúc nhỏ xách ná thun đi bắn chim, dùng nó để đi gác báo tin cho các cô chú cán bộ, lớn lên đi bộ đội cũng mang theo ná thun trong túi áo +Là em ruột của Chiến, con thứ hai trong gia đình +Là chú bé hiếu thắng, hay tranh giành với chị Chiến từ chuyện bắt ếch, bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ đến chuyện ghi tên tòng quân nét tâm lí hồn nhiên +Rất quí mến, tin cậy đồng đội, khi bị thương nằm lại chiến trường luôn mong chờ các anh đi tìm +Rất sợ mất chị nên giấu chị như của riêng, không để các anh trong đơn vị biết +Khi bị thương, nằm lại chiến trường, không sợ giặc, không sợ chết nhưng lại sợ ma (dẫn chứng: “nhớ con ma cụt đầu, thằng chỏng thụt lưỡi”)+Là người có trái tim giàu tình yêu thương: bị thương, hết mê rồi tỉnh ba bốn lần, Việt nhớ má, nhớ chuyện ba má thời còn trẻ, nhớ chuyện cùng chị và má đi đòi đầu ba, nhớ dáng má chèo xuồng, nhớ tiếng gọi, múi mồ hôi của má. Đến đêm trước khi đi bộ đội, bàn chuyện nhà cùng chị, thấy đom đóm vào đầy nhà Việt cũng nghĩ “má đã về đâu đây”, hứa với má “ chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nuớc nhà độc lập con lại đưa má về”; nghe tiếng chân bình bịch của chi Chiến thì “thấy thương chị lạ” +Càng yêu thương gia đình thì càng căm thù giặc +Thương chú Năm và quyển sổ gia đình chú ghi, nhớ tiếng hò của chú +Là một chiến sĩ Giải phóng quân quả cảm, anh hùng: . Ra trận mang theo sức mạnh truyền thống cách mạng của gia đình, của lòng căm thù giặc .Anh dũng trong chiến đấu, lập chiến công: tiêu diệt một xe bọc thép của giặc Mĩ .Bị thương, mắt sưng lên, không nhìn thấy gì, muời ngón tay chỉ còn một ngón cử động được, bị lạc đơn vị, đói khát hai ba ngày nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, quyết đánh đến viên đạn cuối cùng (dẫn chứng) Nét đặc sắc về nghệ thuật: Là niềm tự hào, hi vọng của gia đình, tiêu biểu cho tình yêu gia đình, quê hương đất nuớc, tinh thần chiến đấu, căm thù giặc, khí phách anh hùng của những chàng trai đồng bằng sông Cửu Long thời chống Mĩ Là thành công của Nguyễn Thi trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tính cách anh hùng +Đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ: .Truyện kể theo mạch hồi ức, nhân vật nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, những con người trong gia đình theo mạch hồi ức của nhân vật hiện lên càng lúc càng rõ, cấu trúc truyện hiện đại, tạo nên sự đồng hiện về thời gia, không gianTình tiết đan xen mà không rối, mạch văn mạch lạc, chân thực .Xây dựng nhân vật: những người trong gai đình đều có những nét chung (hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, gan góc, căm thù giặc, yêu gia đình, quê hương, sẵn sàng hi sinh vì nợ nuớc thù nhà) nhưng vẫn có những nét cá tính riêng (tiếng hò của chú Năm, sự đảm đang biết thu vén việc nhà ở người con gái mới lớn như Chiến, tính trẻ con vô lo của Việt) cá thể hoá nhân vật .Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ Nam Bộ trong tả cảnh, kể chuyện, tạo màu sắc, không khí Nam Bộ -Kết luận: chốt lại về nhân vật, nghệ thuậtĐề 2: Hãy phân tích nét đặc sắc về tầm khái quát nghệ thuật đồng hiện tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn ThiDàn ý:-Nhập đề:+Giới thiệu Nguyễn Thi: nhà văn cầm súng, người Bắc nhưng gịong văn mộc mạc, đậm chất Nam Bộ+Giới thiệu tác phẩm: là một trong những tác phẩm tiêu biểu, truyện thể hiện một nghệ thuật già dặn, đặc biệt là có “tầm khái quát nghệ thuật đồng hiện”-Thân bài: +Giải thích nghệ thuật đồng hiện: nghĩa đen là cùng thể hiện; trong truyện ngắn đó là một trong nhiều cách kết cấu tác phẩm, ở đó các sự kiện, tình tiết, nhân vật cùng một lúc (thông qua các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là lời dẫn trưyện tinh tế) được thể hiện trong một thời điểm( hay nhiều thời điểm), trong một không gian (hay nhiều không gian) nào đó +Nghệ thuật đồng hiện trong Những đứa con trong gia đình:Các sự kiện được đồng hiện trong một thời điểm:*Sau trận đánh, Việt bị thương, nằm giữa chiến trường giữa các xác chết và mùi máu tanh, giữa các xe tăng giặc, anh nhiều lần tỉnh, ngất và luôn trong tư thế chiến đấu trận đánh chưa kết thúc*Những mảnh đời hiện tại và quá khứ cùng ùa về trong tâm tưởng với những sự kiện vui, buồn, những số phận con người trong gia đình lần lượt hiện lên, mỗi người một tính cách nhưng rõ mồn mộtCác nhân vật đồng hiện trong cả hai mảng thời gian hiện tại và quá khứ: + Tác dụng của nghệ thuật đồng hiện: *Làm cho câu chuyện bi hùng nhưng đầy tình nghĩa được dựng theo dòng hồi tưởng khi đút khi nối, tưởng rời rạc nhưng gắn kết chặt chẽ *Những đoạn đời trong quá khứ và hiện tại đan xen nhau, bổ sung cho nhau làm tính cách các nhân vật bộc lộ rõ nét, khắc hoạ nổi bật chủ đề *Tác giả phải đi vào chiều sâu tâm lí nhân vật, phân tích và diễn đạt nó sắc sảo, tinh tế, am hiểu và đồng cảm với nhân vật-Kết luận: Nói Những đứa con trong gia đình có tầm khái quát nghệ thuật đồng hiện tức nói các thủ pháp chính của lối kết cấu này đã được nhà văn triệt để thực hiện và thực hiện thành công, nhờ đó ông có những đóng góp cho nghệ thuật viết truyện của văn học Việt Nam hiện đạiBài Rừng xà nu:Đề 1: Hãy phân tích đoạn văn đầu và cuối trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để thấy rõ sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.Dàn ý: -Nhập đề: +Giới thiệu truyện ngắn Rừng xà nu: phản ánh cuộc chiến đấu anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Tây Nguyên +Hai đoạn văn đầu và cuối đã gây được ấn tượng mạnh vì nêu bật được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên-Thân bài:*Với những tình tiết đặc sắc, tác giả đã miêu tả rừng xà nu vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa tượng trưng: +Chi tiết “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão ở chỗ vết thương nhựa ứa rarồi dần dần bầm lại đen và đặc quện lại thành từng cục máu lớn” hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá bởi đạn đại bác của giặc cũng là hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến tranh: giặc Mĩ điên cuồng bắn phá gây bao nhiêu mất mát cho thiên nhiên, con người. Với người Xô man, dân làng Tây Nguyên đó là món nợ phải trả bằng máu+Sức sống mãnh liệt của rừng xà nu cũng là sức sống bất diệt của dân làng Xô man, của con người Tây Nguyên ( dẫn chứng)+ “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”  dân làng Xô man luôn khao khát vươn tới cuộc sống tự do, độc lập+Sự vươn lên mạnh mẽ của cây xà nu cũng là sự tiếp nối của các thế hệ trong cuộc đấu tranh một mất một còn với giặc ( dẫn chứng: thiên nhiên – con người ( Tnú, Mai, Dít, Bé Heng)*Hai đoạn văn tạo nên một kết cấu nhất quán trong tác phẩm, dù tác giả chỉ xen vào trong truyện những đoạn miêu tả nhưng cây xà nu và rừng xà nu là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm, có ý nghĩa tượng trưng lớn +Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô man, là một phần cuộc sống của họ (dẫn chứng) +Đoạn cuối truyện, hình ảnh cây xà nu bị đạn đại bác chặt ngã được nhắc lại, kể cả hình ảnh những cây con đang mọc lên “những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những lưỡi lê” khiến liên tưởng đến lời cu Mết: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, mỗi người phải tìm một cây giáo, một cây vụ”niềm căm thù thôi thúc họ đứng lên đi theo Cách mạng, đấu tranh tự giải phóng mình, tuyên chiến với giặc + Ngoài việc sắp xếp thời gian độc đáo, xây dựng tài tình những phẩm chất điển hình ở những nhân vật điển hình, hai đoạn văn đầu và cuối tác phẩm đã góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn sự gắn bó, tình cảm yêu thương tác giả dành cho thiên nhiên và con người Tây NguyênKết luận: +Chiến tranh kết thúc, dấu vết chiến tranh đã không còn in dấu trên những cánh rừng xà nu +Các thế hệ tương lại cần sống như thế nào? (hướng vào đề bài) Đề 2: Hãy làm rõ phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành Dàn ý: -Mở bài: +Giới thiệu tác giả , tác phẩm (truyện đậm tính sử thi, gợi không khí núi rừng Tây Nguyên huyền thoại, cuộc đấu tranh vũ tranh của dân làng xô man chống Mĩ đầy máu, nước mắt và chiến công) +Hướng vào yêu cầu đề -Thân bài: +Người dân từ già đến trẻ ai cũng có trong tay một cây giáo, cây mác, cây vụ, một cây rựa +Mỗi người đều được giác ngộ và nhem nhóm ngọn lửa cách mạng, niềm tin vào Đảng mà anh Quyết cán bộ đã đem lại (dẫn chứng: “đánh Mĩ phải đánh lâu dài”, “cán bộ là Đảng: Đảng còn, núi nước này còn”) +Dân làng thay nhau vào rừng tiếp tế, bảo vệ cán bộ Đảng khi giặc lùng bắt (anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, bà Nhan bị chặt đầu, cột tóc treo đầu súng, nhưng không ai sợ, người già nằm xuống, trẻ con thay thế (Mai, Tnú), suốt 5 năm chưa có cán bộ bị bắt hay bị giết trong làng niềm tự hoà của người Strá +Mỗi người dân là một chiến sĩ, dũng sĩ: Cụ Mết: oai phong, quắc thước, mắt “sáng” và “xếch”, “râu dài tới ngực, đen bóng”, “ngực căng như cây xà nu lớn”, già làng uy tín, thủ lĩnh quyết đoán, lãnh đạo dân làng đêm đêm chuẩn bị vũ khí đánh giặc; tiếng hô “Chém” của cụ trong đêm lãnh đạo dân làng nổi dậy để rồi xác bọn giặc nằm gục trên vũng máu, lời hịch kêu gọi chống Mĩ của cụ vang vọng núi rừng: “Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!” Được miêu tả như một anh hùng dân tộc, thắp sáng ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng :”chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”; nhắc nhở người làng giữ lấy truyền thống “thương núi, thương nước”, kể lại cho con cháu sau này Là thành công của tác giả trong khắc hoạ tính cách anh hùng sử thi Tnú: thanh niên dũng mãnh, niềm tự hào của người dân Xô man, cuộc đời đầy máu và nước mắt ( DC: cụ Mết: “Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” *Con đường chiến đấu của Tnú là con đường quật khởi của quê anh, phẩm chất anh hùng được tôi rèn trong máu lửa chiến tranh: từ nhỏ đã đi tiếp tế, bảo vệ cán bộ, liên lạc cho cách mạng; học chữ với quyết tâm làm cách mạng, có niềm tin sắt đá đối với Đảng :”cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”; gan góc, thông minh, khi đi giao liên thi “xé rừng mà đi”, cưỡi lên thác như cá kình, bị bắt thì nuốt thư giấu bí mật, bị giặc tra tấn vẫn hiên ngang, trung thành với cách mạng *Chứng kiến giặc tra tấn vợ con, không nén được căm thù, nhảy xổ vào lũ giặc *Bị giặc tra tấn dã man nhưng nhớ lời anh Quyết, không thèm kêu van (DC) Mang khí phách người anh hùng sử thi, lòng căm thù mang lại sức mạnh chiến đấu, chiến thắng Dít, Mai là hình ảnh người phụ nữ mới của đồng bào dân tộc Tây Nguyên thời chống Mĩ ( Mai từ nhỏ cùng Tnú vào rừng tiếp tế cán bộhọc chữ giỏi, khi làm vợ, làm mẹ thì lấy thân mình bảo vệ con, hi sinh dưới trận mưa roi sắt của giặc; Dít từ nhỏ cũng vào rừng tiếp tế, bị giặc biến thành tấm bia sống nhưng vẫn nhìn chúng “bình thản lạ lùng”, lớn lên thành chính trị viên xã đội kiêm Bí thư Chi bộ những người gắn cuộc đời mình với sự sống còn, đau thương, vinh nhục của dân tộc thời chống MĩNGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍCách làm bài:-Nhập đề: giới thiệu vấn đề đề bài nêu ra, chuyển ý -Thân bài:+Giải thích những từ ngữ quan trọng trong đề bài, nêu ý nghĩa chung của vấn đề+Bàn bạc, đánh giá: khẳng định mặt đúng, phủ nhận mặt sai (nếu có) – Dẫn chứng+Rút ra phương hướng: nêu hướng phấn đấu thiết thực chung cho mình và mọi người, làm sao để vấn đề hoàn thiện-Kết luận: khẳng định lại giá trị của vấn đề, suy nghĩ của bản thân, gợi ý hướng về người đọcĐề 1: Một nhà văn Tây phương nói: “Đời người không phải là một ngày hội, cũng chẳng phải là một ngày tang tóc mà là một ngày cần lao.” Em suy nghĩ thế nào về câu nói ấy?Gợi ý:-Giải thích: từ ngữ quan trọng, ý nghĩa câu nói (chú ý các từ “ngày hội, tang tóc, cần lao”)-Bàn bạc, đánh giá:+Những kẻ nào vẫn xem cuộc đời là ngày hội? Nếu chỉ xem đời là ngày hội thì kết cục sẽ như thế nào? Không đồng ý quan niệm “đời là ngày hội”+Đời người không phải là ngày tang tóc: xem đời là ngày tang tóc là quan niệm của kẻ như thế nào? Nếu quan niệm như thế con người và xã hội sẽ về đâu? Phủ nhận quan niệm “đời là ngày tang tóc”+Bổ sung: đời người “không phải là ngày hội” nhưng nói thế không có nghĩa đời người không có niềm vui, không có niềm tin và hi vọng (DC); cũng như nói “đời người không phải là ngày tang tóc” không có nghĩa là đời người không bao giờ trải qua nỗi buồn và mất mát (DC) +Đời là ngày cần lao: Ý nghĩa của sự cần lao trong đời sống của con người và xã hội? (Dẫn chứng) Khẳng định -Rút ra phương hướng, suy nghĩ của bảnthân để thực hiện Đề 2:Có kẻ tin rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” nhưng cò người lại nói: “Nhân định thắng thiên”. Giải thích lập trường hai hạng người ấy và cho biết ta có nên theo lập trường nào không? Tại sao? Gợi ý: -Giải thích: +Thế nào là “Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”? Những người có quan niệm ấy là những người như thế nào? Thí dụ +Thế nào là “nhân định thắng thiên”? Những người có quan niệm này là người thế nào? +Quan điểm bản thân: Dung hoà hai lập trường “Tận nhân lực tất tri thiên mạng” +Phương hướng cho bản thân Đề 3: Trong truyện Nửa chùng xuân của Khái Hưng, cụ Tú Lãm vào giờ phút cuối cùng dặn lại các con: “Cha chỉ có ba thứ gia bảo này ông cha để lại cho cha, nay cha truyền cho hai con mà thôi, là: giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch và đem hết nghị lực ra làm việc.”Theo em, ba điều ấy có thực là của gia bảo không Dàn ý: -Giải thích: +Nghĩa của từ “gia bảo”+ “Giữ lòng vui” Lạc quan + “Giữ linh hồn trong sạch” đạo đức + “Đem hết nghị lực ra làm việc” giúp ích cho mình, xã hội -Bàn bạc, đánh giá: +Giữ lòng vui: sống vui vẻ, xem đời là tươi đẹp, tin tưởng ở mình, ở người, ở xã hội, lòng thương hân hoan, luôn ý thức trách nhiệm đối với bản thân mình, với gia đình, xã hội (DC) +Giữ linh hồn trong sạch: sống đạo dức, quang minh, không a dua, nịnh bợ, thấu hiểu, thông cảm với mọi người, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa hơn trọng lợi (DC) +Đem hết nghị lực ra làm việc: sống là luôn tranh đấu, phải có nghị lực, ý chí vươn lên (DC) -Suy nghĩ bản thân: ba điều đó là của gia bảo vì sống lạc quan và giữ đạo đức là tốt cho bản thân, giữ được tiếng thơm, làm việc để nâng cao giá trị, khẳng định mình +Phương hướng phấn đấu Đề 3: Người xưa từng nhắc nhở: “ Một mình, ta hãy giữ gìn tư tưởng; trong gia đình, ta hãy giữ gìn tính tình; ngoài xã hội, ta phải giữ gìn ngôn ngữ.” Những điều giữ gìn ấy có lợi ích gì cho đời sống con người và làm thế nào ta có thể giữ gìn chu đáo Gợi ý: -Giải thích nghĩa câu nói (chú ý các từ “tư tưởng, tính tình, ngôn ngữ”) -Bàn bạc: +Lí giải vì sao cần giữ gìn tư tưởng? Vì sao cần giữ gìn tính tình? Vì sao cần giữ gìn ngôn ngữ?( Dẫn chứng giữ gìn nó mang lại lợi ích gì, nếu không giữ gìn có thể có hại gì? +Cách giữ gìn +Phương hướng cho bản thân Đề 4: Em nghĩ sao về câu nói sau của Tuân Tử: “Người chê mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Gợi ý:-Câu nói nhằm khuyên con người trong việc ứng xử, thận trọn

File đính kèm:

  • ppton_thi_12.ppt