Bài giảng Ngữ văn 12 - Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

I. Tác giả:

 - Tên thật: Nguyễn Văn Báu (1932) – Quê: Quảng Nam.

 - Nhà văn-chiến sĩ-nhà báo:

 hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên

 - Sự nghiệp: . “Đất nước đứng lên”, “Mạch nước ngầm”, “Rẻo cao”

 . “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”, Đất Quảng”

 

 

ppt32 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Rừng xà nu Nguyễn Trung ThànhNguyễn Thu Dông Trường THPT Lương Ngọc Quyến Thái NguyênRừng xà nu- Nguyễn Trung Thành- I. Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Văn Báu (1932) – Quê: Quảng Nam. - Nhà văn-chiến sĩ-nhà báo:	 hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên - Sự nghiệp: . “Đất nước đứng lên”, “Mạch nước ngầm”, 	 “Rẻo cao” . “Trên quê hương những anh hùng Điện 	 Ngọc”, Đất Quảng”II. - Truyện ngắn “Rừng xà nu”. 1.Hoàn cảnh sáng tác và kết cấu - Viết năm 1965 .Đăng trên tạp chí văn nghệ quân giải 	 phóng 	 miền Trung Trung Bộ số 2/1965. 	 In trong tập “Trên quê hương 	 những anh hùng Điện Ngọc”. - Kết cấu đan cài hai câu chuyện + Làng Xô Man + cuộc đời anh Tnú -Đặc điểm văn: 	 Đề cập đến vấn đề thiêng liêng và trọng đại. 	Nhân vật chính là những con người anh hùng kết 	tinh phẩm chất của đân tộc. Giọng văn trữ tình, 	suy tư , đậm khuynh hướng sử thi và thể hiện 	được không khí của thời đại.Nội dung:	 Truyện phản ánh không khí ác liệt của cuộc cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân làng Xôman- Tây Nguyên. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên trong kháng chiến.Nghệ thuật: Truyện được xây dựng từ câu chuyện có thật- sáng tạo của nhà văn->đậm chất trữ tình và màu sắc sử thi. II- Phân tích:Hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.2- Hình ảnh rừng xà nu“... ở những chỗ vết thương, nhựa ứa ra,tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nắnghè gay gắtNhựa cây bay ra, thơm mỡmàng” “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hailần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”	 2- Hình ảnh rừng xà nu2- Hình ảnh rừng xà nu “cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”2- Hình ảnh rừng xà nu “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần dần bầm lại, đen và đặc, quyện lại thành tùng cục máu lớn có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”2- Hình ảnh rừng xà nu “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh nắng mặt trời đến thế, cũng có những cây vượt lên được đầu người cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”  Bằng những câu văn gợi hình biểu cảm, giàu chất thơ, chất họa cùng với nghệ thuật so sánh, nhân hoá, động từ, tính từ gây cảm giác mạnh nhà văn đã làm cho rừng xà nu hiện lên thật sống động và rất có hồn. Người đọc vừa cảm nhận được nỗi đau vì sự tàn phá vừa thấy được sức sống bất diệt của rừng xà nu.  Gửi vào những trang văn đầy chất thơ, chất họa ấy là những tình cảm vô cùng xúc động, là tấm lòng yêu thương, ngợi ca, khâm phục, tự hào. Đó chính là tình yêu sâu nặng đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên của nhà văn, và đó cũng là tình cảm của mọi người dân Việt Nam với quê hương đất nước mình. 3- Hình ảnh con người Tây Nguyêna- Nhân vật Tnú“Tnú nghe rõ câu nói của thằng Dục. Anh nấp ở gốc cây cạnh máng nước đầu làng. Từ chỗ ấy nhìn thấy sân làng rõ mồn một. Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân. Mai địu con trên lưng, thằng bé chưa được một tháng. Thắng Dục hỏi:Chồng mày ở đâu con mọi cộng sản kia? Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục. Một thằng lính to béo nhất liếc mắt nhìn thằng Dục, cầm một cây sắt dài bước tới cạnh Mai. Nó lè lưỡi liếm quanh một lượt, rồi chậm dãi giơ cây sắt lên. Mai thét lên một tiếng. Chị vội tháo tấm địu, vừa kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng. -Thắng Tnú ở đâu hả? Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự” “Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, rồi nói với mọi người Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở túi-se lấy ra một nhúm giẻ đã tẩm giầu xà nu. Nó quấn rẻ lên mười đầu ngón tay của Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây lửa. Nhưng thằng Dục bảo: - Để đó cho tao Nó giật lấy cây lửa. Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó gí cây lửa sát mặt anh Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng lửa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: - Người cộng sản không thèm kêu vanTnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng- Giết!...”- Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ , được chăm sóc nuôi dưỡng bởi bàn tay dân làng Xô Man “ Đời nó khổ , nhưng bụng dạ nó sạch như nước suối làng ta ” - Tính cách : gan góc , táo bạo , dũng cảm ( từ nhỏ đã tiếp tế liên lạc , bảo vệ cán bộ ) - Dũng cảm trung thành với cách mạng - Giàu tình thương đối với mọi người : với vợ con , với dân làng , với quê hương( chi tiết nghe tiếng chày rộn rã , ngụm nước suối ngọt lành) - Có tính kỉ luật cao ( về phép và trả phép đúng hạn )Nhân vật Tnú được xây dựng qua hình ảnh đôi bàn tay khi còn lành lặn học chữ vụng về , đập đá vào đầu tự trừng phạt vì học chậm Khi bị bắt bị tra hỏi đặt tay lên bụng mình “ cộng sản ở đây này ”Khi bị tra tấn giặc tẩm dầu Xànu và đốt 10 đầu ngón tay nghiến răng chịu đựng..Chứng tích tội ác của kẻ thù mà Tnú mang theo suốt đời..ngọn lửa của lòng căm hận , châm bùng ngọn lửa đồng khởi.Anh là cây Xà Nu đã trưởng thành , là thế hệ nối tiếp cha anh , là lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu hôm nay . Con người có cuộc đời và số phận bi tráng , là hình ảnh con người TN bất khuất . Tnú là một nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô man vùng đất Tây Nguyên và của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và số phận của anh cũng là số phận chung của bao con người Việt Nam trong kháng chiến. b/ Nhân vật cụ Mết :- Cụ già 60 tuổi : mắt sáng , râu dài tới ngực , bàn tay nặng trịch như kềm sắt, ngực căng , tiếng nói ồ ồ dội vang ..=> Ở cụ toát ra nét đẹp quắc thước , cứng cõi , lẫm liệt , mạnh mẽ..- Già làng có uy tín và được kính trọng- Trầm tỉnh , sáng suốt , dày dạn kinh nghiệm : hiểu rằng đánh Mỹ là phải đánh lâu dài- Là người cổ động tổ chức , điều hành phong trào đấu tranhNhân vật gạch nối giữa quá khứ và hiện tại , là điểm tựa vững chắc cho thế hệ trẻ trong kháng chiến chống MỹSơ kết : Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn , cụ Mết tượng trưng cho lịch sử , cho truyền thống hiên ngang bất khuất , cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man/ Nhân vật Dít :- Cô gái trẻ giàu nghị lực , là hiện thân và sự tiếp nối của Mai- Gan lì từ nhỏ : từ bé đã tiếp tế liên lạc bị bắt bị đạn bắn quanh người vẫn không sợ- Có bản lĩnh vững vàng và trưởng thành mau lẹ : thay đổi từ hình dạng , lời nói , đến việc làmNhân vật Dít đặc biệt được xây dựng qua hình ảnh đôi mắtKhi bị khủng khoảng tâm lý đôi mắt mở to trừng trừng nhìn bọn línhĐôi mắt ráo hoảnh - lầm lì không nói gì (trước cái chết bi thảm của chị gái )Đôi mắt mở to bình thản nghiêm nghịCô hiện thân cho cây Xà Nu đã trưởng thành và trở thành người lãnh đạo nguyên tắc , bản lĩnh nhưng rất tình cảm với mọi ngườid/ Nhân vật bé Heng :- Lớp măng non nối tiếp cha ông đánh giặc - Chú bé hồn nhiên tươi sáng , sống động- Hình ảnh chú bé “ súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ người lính thực sự” rất có ý nghĩaTượng trưng cho cây Xà Nu con đầy sinh lực và nhựa sống , hứa hẹn trở thành lực lượng kế tục trong cuộc chiến đấu dài lâu với kẻ thùSơ kết : Hình ảnh con người TN với đầy đủ các thế hệ, tiêu biểu cho các phẩm chất, khí phách của một tập thể anh hùng , mỗi nhân vật để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắcIII. Tổng kết1/Thành công về nghệ thuật : Cảm hứng sử thi hoành tráng : cách kể trang trọng truyền cho con cháu những trang lịch sử của cộng đồng ..111 - Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng : cây Xà Nu , 10 ngón tay thành mười ngọn đuốc- Chất Tây Nguyên rất đậm nét : rừng Xà Nu vừa hùng vĩ vừa hoang dã cảnh sinh hoạt buôn làng ..2/ Nội dung :Rừng xà nu như một biểu tượng chứng minh sức mạnh đồng khởi giải phóng quê hươngTinh thần đấu tranh , kiên cường bất khuất của tập thể dân làng Xô Man và con đường tất yếu cầm vũ khí đứng lên , Trường THPT Lương Ngọc Quyến Thái NguyênNguyễn Thu DôngCảm ơn các Em đã tích cực tham gia giờ học

File đính kèm:

  • pptRung_Xa_nu.ppt