Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiếng hát con tàu, tác giả Chế Lan Viên

Bài thơ gợi cảm hứng từ phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng Tây Bắc.

Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu sắc của tác giả: khát vọng được trở về với nhân dân như trở về với cội nguồn dân tộc và tìm thấy ngọn nguồn sáng tạo thơ ca.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiếng hát con tàu, tác giả Chế Lan Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiếng Hát Con TàuCHế lan viênVăn Học 12Kiểm tra bài cũI. Tác GiảTrong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên điều gì để lại ấn tượng sâu sắc nhất ? Vì sao?Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên ?I. Tác Giả1920 - 1989Quảng trị Nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1945.Bình Định1. Lai Lịch2. Cuộc ĐờiKháng chiến chống Pháp ông tham gia làm báo và hoạt động văn nghệ ở Liên Khu IVSau 1954, hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. (Đại biểu Quốc hội)1975 sống ở TP. Hồ Chí Minh. 1996 Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.I. Tác Giả3. Sự nghiệp sáng tácĐiêu tànÁnh sáng và phù saHoa ngày thường chim báo bãoHoa trước lăng NgườiHoa trên đáTiểu luận phê bình văn họcNổi bật nhất là chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệII. Tác phẩm1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tácÁng sáng và Phù SaTiếng hát con tàuTập thơ thể hiện sự gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân – đất nướcBài thơ gợi cảm hứng từ phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng Tây Bắc.Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành và sâu sắc của tác giả: khát vọng được trở về với nhân dân như trở về với cội nguồn dân tộc và tìm thấy ngọn nguồn sáng tạo thơ ca.Bố cục bài thơ đã thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình như thế nào ?III. Đọc HiểuIII. Đọc hiểuGiải thích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con tàu và địa danh Tây Bắc ?1. Tâm trạng trăn trở day dứt trước lời mời gọi của Tây Bắc và ý nghĩa nhan đề bài thơTiếng hát con tàu ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng ra điđến với những miền xa xôi, đến với nhân dân đất nước cũng là đến với những ước mơ, cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật.III. Đọc hiểuÝ nghĩa khổ thơ đề từ ?1.1 Khổ thơ đề từ*Tây Bắc, ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất, còn gợi nghĩ đến một miền xa xôi của tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã ghi khắc những kỉ niệm khó quên, nơi đang vẫy gọi đi tới.*Lời giục giã, mời gọi ra đi lên Tây Bắc cũng là lời kêu gọi hãy trở về với chính lòng mình, với những tình cảm sáng trong, với nghĩa tình sâu nặng, và với quê hương đất nước.Bốn câu thơ đề từ mang tính khái quát , vượt lên trên sự việc cụ thểIII. Đọc hiểu1.2 Hai khổ thơ đầuCảm nhận của em về hai khổ thơ đầu ?*Những câu hỏi tu từ bắt đầu lời mời gọi chuyển sang tự chất vấn thể hiện nỗi trăn trở day dứt.*Hình ảnh đối lậpCuộc đời nhỏ hẹpBạn bè ra điCuộc sống đời thườngTổ quốc mênh môngAnh ở lạiÝ thức trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính*Mỗi một hình ảnh là một cảm xúc, một cách lựa chọn nghệ thuật. Câu thơ “Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng là hình ảnh lựa chọn độc đáo”III. Đọc hiểuPhân tích ý nghĩa của những hình ảnh so sánh trong khổ thơ “Con gặp lại nhân dân”2. Kỷ niệm nghĩa tình với nhân dân2.1 Hình ảnh so sánh của hai khổ thơ : “Ơi kháng chiếncánh tay đưa” giàu sức tưởng tượngMỗi một hình ảnh so sánh mang nhiều tầng nghĩa2.2 Cách xưng gọi “Con nhớ  ơn nuôi” thể hiện tình cảm gắn bó với nhân dân Tây Bắc, phát triển, chuyển hóa thành quan hệ thân thuộc huyết thống.Bằng những chi tiết cụ thể gợi cảm tác giả khắc họa hình ảnh con người Tây Bắc hi sinh thầm lặng, lớn lao, cùng tình thương, sự che chở đùm bọc trọn vẹn.Phân tích hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ ?Sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng với nhân dân đã được thể hiện như thế nào ?III.Đọc hiểu 2.3 Ba khổ thơ: “Nhớ bản sươngtâm hồn”Phân tích hiệu quả nghệ thuật của điệp từ nhớ ?Hình ảnh tả thực, liên tưởng mới lạ, lung linh sắc màu “Anh bỗng nhớ em”Hình ảnh quan sát từ đời sốngBản sương giăngĐèo mây phủChim rừng lông trở biếcVắt xôi nuôi quân em dấu giữa rừngIII. Đọc hiểuPhân tích và bình luận hai câu thơ:Khi ta ở chỉ là nơi đất ởKhi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn*Nét đặc sắc của thơ Chế Lan Viên là sự suy tưởng triết lý. Từ những trải nghiệm gắn bó giữa nhân dân và đất nước trong kháng chiến tác giả đã chiêm nghiệm, khái quát về chân lý đời sống trong hai câu thơ.*Câu thơ cô đúc như câu châm ngôn triết lý nhưng không khô khan giáo huấn. Nói về qui luật của tình cảm, của trái tim và được cảm nhận bằng chính trái tim.Hai câu thơ kết hợp vừa cảm xúc vừa suy tưởng. Nâng cảm xúc lên thành những suy ngẫm triết lý là thành công đặc sắc của đoạn thơ và của nhà thơIII. Đọc hiểu3. Khúc hát lên đườngNhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong đoạn thơ*Từ ngữ có cường độ miêu tả cao, diễn tả tâm trạng khao khát rạo rực lên đường *Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống trở thành tiếng gọi tha thiết từ bên trong, thành lời giục giã của chính lòng mình nên không thể chần chừ, không thể cưỡng lại được  Tất cả trở thành nỗi khát khao bồn chồn, cháy bỏng.*Những năm tháng gian khổ, những hi sinh lớn lao nay kết tinh thành “mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào” “mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao” thành vàng của tâm hồn của trái chín đang mời gọi. IV. Tổng kếtHình tượng con tàu có sự biến đổi như thế nào ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài thơ ?*Hình tượng con tàu mang ý nghĩa biểu tượng, âm hưởng sôi nổi, lôi cuốnHình ảnh phong phú, biến hóa sáng tạo.*Những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ viết về tình yêu, về quê hương đất nước. Riêng bài “Tiếng hát con tàu” có thể nói Chế Lan Viên đã rất thành công với tình cảm trong sáng, chân thành, tha thiết được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú và khả năng liên kết, sáng tạo táo bạo, bất ngờ.Củng cố kiến thứcHướng dẫn học bài – soạn bàiKết thúc

File đính kèm:

  • pptTieng_Hat_Con_Tau.ppt