Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 17, 18: Việt bắc

Phần 1: Tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.

Phần 2: Nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước, ngợi ca công ơn Bác Hồ, Đảng đối với dân tộc.

 

ppt6 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 17, 18: Việt bắc, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
việt bắcTố HữuTiết 17- 18Việt bắci. Tìm hiểu chung:1. Hoàn cảnh ra đời:Hãy đọc phần tiểu dẫn và qua hiểu biết của mình, cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tháng 7- 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương được kí kết. Miền Bắc được giải phóng, một trang sử mới được mở ra. Tháng 10- 1954, những người kháng chiến ( trong đó có Tố Hữu) từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, cơ quan TW của Đảng và Chính phủ về lại thủ đô.=> Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó, vì thế nó tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động, bâng khuâng. Đây được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, là tác tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời chống Pháp.i. Tìm hiểu chung:1. Hoàn cảnh ra đời:2. Bố cục bài thơ:Theo em, bố cục bài thơ nên chia như thế nào là hợp lý?* Chia làm 2 phần:Phần 1: Tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.Phần 2: Nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước, ngợi ca công ơn Bác Hồ, Đảng đối với dân tộc.ii. đọc hiểu văn bản:1. Kết cấu đoạn trích:Hãy đọc phần đầu đoạn trích và cho biết chúng có kết cấu gì đặc biệt?- Kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao- dân ca: “Mình- Ta”Hãy tìm một vài câu ca dao, dân ca có sử dụng lối đối đáp này và so sánh với kết cấu của đọan trích?Kết cấu Việt Bắc: “Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” “Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người”Kết cấu trong ca dao: “Mình về có nhớ ta chăngTa về ta nhớ hàm răng mình cười” “Qua đình ngả nón trông đìnhĐình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”=> “Mình- Ta” trong ca dao để bày tỏ tình yêu đôi lứa, Tố Hữu vận dụng sáng tạo để khẳng định: Nghĩa tình cách mạng, kháng chiến đã đến với lòng người bằng con đường của tình yêu.ii. đọc hiểu văn bản:1. Kết cấu đoạn trích:- Kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao- dân ca: “Mình- Ta”=> “Mình- Ta” trong ca dao để bày tỏ tình yêu đôi lứa, Tố Hữu vận dụng sáng tạo để khẳng định: Nghĩa tình cách mạng, kháng chiến đã đến với lòng người bằng con đường của tình yêu.Hai đại từ “mình”, “ta” có phải lúc nào cũng xác định được là kẻ ở hay người đi không? Mình đi, mình có nhớ mìnhVà:- Mình đi, mình lại nhớ mình Đối đáp chỉ là cách kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu chính là sự thống nhất của tình cảm, cảm xúc trong một tiếng nói chung. => “Mình”, “ta” thực chất chỉ là sự phân thân của cái tôi trữ tình thống nhất.

File đính kèm:

  • pptThuat_hoai_Thi_GVG.ppt