Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 19, 20: Tây tiến

- Buổi đầu chống Pháp: thiếu thốn, gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.

- Lính Tây Tiến: học sinh, sinh viên Hà Nội trẻ trung, hào hoa, lãng mạn, thích phiêu lưu, giàu mơ ước.

c. Nét đặc sắc chung:

 - Tính sử thi.

 - Cảm hứng lãng mạn.

 - Chất bi tráng.

d. Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ.

 

 

ppt33 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 19, 20: Tây tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chào mừng quý thầy cô đến với tiết dạy tốt – học tốt !Chào mừng quý thầy cô đến với tiết dạy tốt – học tốt ! 12 A1 - A2 – A3 Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về CÔ-PHI-AN-NAN - tác giả bài viết “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003” ?* Kiểm tra bài cũ:* Đáp án:- Cô - phi An - nan sinh ngày 8 tháng 4 năm 1938 ở nước cộng hòa Ga-na châu Phi.- Tổng thư kí Liên hợp quốc phụ trách gìn giữ hòa bình, nhận Giải thưởng Nô-ben hòa bình năm 2001.Yêu hòa bình, có tài năng và phẩm chất ưu tú, là người làm rạng danh cho đất nước Ga-na. Đóng góp to lớn của ông cho nhân loại là viết Lời kêu gọi hành động chống đại dịch HIV/AIDS và thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4/2001. TIẾT 19 – 20: 	 TÂY TIẾN  - Quang Dũng -I. Đọc và tìm hiểu chung: Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng?(1921 - 1988) 1. Tác giả:1. TÁC GIẢ:- Quang Dũng (1921-1988), tên thật là Bùi Đình Dậu (Diệm), – Quê Hà Tây. - Thời đại: trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bản thân: trí thức Hà Nội, tài hoa (vẽ tranh, làm thơ, ), có tâm hồn lãng mạn.Tranh Quang DũngBút tích bài Tây TiếnVợ và con trai nhà thơ – Quang Vĩnh2. BÀI THƠ:a. Hoàn cảnh sáng tác: - 1948 – Phù Lưu Chanh, khi tác giả rời xa đơn vị cũ, nhớ đồng đội, nhớ những kỷ niệm một thời gắn bó – xúc động viết bài thơ này. - Bài thơ lúc đầu có nhan đề “Nhớ Tây Tiến” .b. Cơ sở hiện thực: - Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng, địa bàn hoạt động rộng lớn: vùng rừng núi Tây Bắc - Lào.Bài thơ được tác giả viết dựa trên cơ sở hiện thực nào ? Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm xúc gì ? Buổi đầu chống Pháp: thiếu thốn, gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.- Lính Tây Tiến: học sinh, sinh viên Hà Nội trẻ trung, hào hoa, lãng mạn, thích phiêu lưu, giàu mơ ước. c. Nét đặc sắc chung: - Tính sử thi. - Cảm hứng lãng mạn. - Chất bi tráng.d. Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ.TÂY TIẾNSông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời !Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi *Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơNgười đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa *Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành *Tây Tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Phù Lưu Chanh, 1948II. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.Nỗi nhớ của nhà thơ thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu?II. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ: 1. Hai câu đầu:- Sông Mã xa rồibản lềMở ra dòng cảm xúc dạt dàoKhép lại giai đoạn đã qua- Tây Tiến ơi ! - Nhớ (điệp từ)Rừng núiChơi vơiHình tượng hóa nỗi nhớ (hình dáng, màu sắc, độ cao, dài, rộng )Sự luyến tiếcNỗi nhớ cháy bỏng, da diết, lửng lơ, mong manh, trải dài trong không gian, thời gian dạt dào kỉ niệm.So sánh: Ca dao Xuân Quỳnh Cách thể hiện nỗi nhớ Tố Hữu của Quang Dũng có gì khác? Xuân Diệu 2. Nhớ cảnh núi rừng Tây Bắc: Cảnh núi rừng Tây Bắc hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của nhà thơ ? Nhóm 1: Vẻ đẹp hùng vĩ ?Nhóm 2: Vẻ đẹp thơ mộng? Thảo luận nhóm – 5 phútĐọc đoạn thơ tiếp.2. Nhớ cảnh núi rừng Tây Bắc:a. Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội: Hình ảnh: + Dốc + Cồn mây + Thác gầm thét + Cọp trêu người Cảnh khác thường và con người đi trong khung cảnh ấy thật phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến – những người lính ra đi từ góc phố thủ đô Hà Nội.Liệt kê, nhân hóa, đối lập, từ láy, tả thực, Con đường hành quân của doàn quân Tây Tiến đi qua: gian khổ, nguy hiểm, MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIÊN NHIÊN TÂY BẮC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI TÂY BẮC2. Nhớ cảnh núi rừng Tây Bắc:b. Ấm áp, đầy ánh sáng và giàu chất thơ: Chi tiết, hình ảnh:+ Cơm lên khói, thơm nếp xôi+ Hội đuốc hoa (đêm liên hoan ở doanh trại)+ Kìa em xiêm áo+ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưaNhớ hương vị cuộc sống bình dị làm ấm lòng chiến sĩ.Kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết.Hình ảnh người Tây Bắc đáng yêu trong cảm nhận của người trai Hà Nội.Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng hòa vào vẻ đẹp con người Tây Bắc tài hoa – họ là những hoa tiêu trên sông nước. Cảnh sinh hoạt vui tươi hào hùng, cảnh sông nước thơ mộng, làm quyến rũ lòng người. Những gian khổ, những niềm vui của Tây Bắc đong đầy trong nỗi nhớ của nhà thơ. Những vần thơ độc đáo, đặc sắc, giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa tạo nên những bức tranh thơ mộng, vui tươi, dữ dội, khắc nghiệt về đất và người Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy không thể nào phai trong nỗi nhớ của người trong cuộc. 3. Nhớ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến: Đọc đoạn thơ tiếp. Nghệ thuật khắc họa chân dung người lính Tây Tiến của nhà thơ có gì độc đáo?Thảo luận nhóm – 5 phútMỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN3. Nhớ hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:Chi tiết tả thực: + đoàn binh không mọc tóc + quân xanh màu lá, dữ oai hùm- Đối lập: + Ngoại hình > bỏ quên đời, anh về đất, mồ viễn xứ -> bình thường hóa cái chết -> tô đậm hiện thực khó khăn, thể hiện niềm trân trọng đồng đội, ca ngợi sự hy sinh cao cả của người lính.Từ Hán – Việt: áo bào, mồ viễn xứ, khúc độc hành -> bình dị nhưng cao cả, vĩ đại. Nói đến cái chết một cách thản nhiên để tô đậm nỗi mất mát đau thương và vẻ đẹp hào hùng hiên ngang của người lính trong buổi đầu chống Pháp. III. TỔNG KẾT:Câu hỏi 1: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ ?Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính chống Pháp trong bài thơ này ?Với cảm hứng lãng mạn – bi tráng, bài thơ đã khắc họa thành công bức tượng đài bất tử về người lính vô danh trong buổi đầu chống Pháp.* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 90.IV. Luyện tập: Từ bức chân dung người lính Tây Tiến, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc sống hôm nay? V. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ. Tập phân tích bài thơ bằng lời văn của mình.  Làm các bài tập trang 90 - Sgk.  Soạn bài: “Việt Bắc” của Tố Hữu. Cảm ơn quý thầy cô và các em đã theo dõi bài giảng này !Trường THPT Vân Canh – Giáo viên: Hà Huyền Hoài Hà – Năm học 2010- 2011

File đính kèm:

  • pptTAY_TIEN.ppt
Bài giảng liên quan