Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 70: Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa

- ý nghĩa nhan đề:

+ Gợi nhắc về một vẻ đẹp lãng mạn tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, của nghệ thuật.

+ Chiếc thuyền: biểu tượng của hiện thực cuộc sốngnếu nhìn cuộc sống từ xa, sẽ không thấy hết sự thật về cuộc đời.

+ Chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về cuộc sống và số phận con người.

 

 

ppt19 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 70: Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 70: đọc vănchiếc thuyền ngoài xanguyễn minh châui. Tìm hiểu chung1. Tác giả :- Nguyễn Minh Châu: (1930-1989), quê làng Thơi- Quỳnh Hải- Quỳnh Lưu- Nghệ An.- Trước 1975: ông sáng tác về đề tài chiến tranh với cảm hứng sử thi và lãng mạn.- Sau 1975: ông là một trong số những nhà văn đầu tiên đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.- Tâm điểm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là con người trong cuộc mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.- Tác phẩm chính: Cửa sông, Dấu chân người lính (tiểu thuyết); người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn)tác phẩm của nguyễn minh châu2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:- Là tác phẩm in đậm phong cách tự sự- triết lí của Nguyễn Minh Châu, tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.- Xuất xứ: + Truyện được sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập “Bến quê”(1985), sau được lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (1987).- Bố cục: chia làm 2 phần:+ P1: từ đầu chiếc thuyền lưới vó đã biến mất: hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.+ P2: còn lại: câu chuyện của người đàn bà làng chài.- Tóm tắt tác phẩm:Em hãy phân chia bố cục của truyện ngắn?(HS bám sát vào bố cục và tự tóm tắt).- ý nghĩa nhan đề: + Gợi nhắc về một vẻ đẹp lãng mạn tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, của nghệ thuật.+ Chiếc thuyền: biểu tượng của hiện thực cuộc sốngnếu nhìn cuộc sống từ xa, sẽ không thấy hết sự thật về cuộc đời.+ Chỉ ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về cuộc sống và số phận con người.Theo em, nhan đề tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?ii. đọc- hiểu văn bản1. Tình huống truyện:- Tình huống truyện: là hoàn cảnh riêng tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt mà ở đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.- Tình huống của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức.Em hiểu thế nào là tình huống truyện?Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống như thế nào? Nó có ý nghĩa ra sao?- Tình huống trong Chiếc thuyền ngoài xa: + Nghệ sĩ Phùng chứng kiến một cảnh đẹp trời cho. Nhưng ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp ấy là số phận nghiệt ngã của một người đàn bà làng chài.+ Tình huống đó lặp lại lần nữa khi Phùng chứng kiến sự phản ứng của thằng Phác trước cảnh cha nó đánh mẹ.- ý nghĩa: + Có ý nghĩa khám phá hiện thực cuộc sống.+ Tình huống ẩn chứa những nghịch lí để phát hiện ra cách nhìn cuộc sống đích thực của người nghệ sĩ, phát hiện ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.2. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:a. Phát hiện thứ nhất: cảnh chiếc thuyền ngoài xa đầy chất thơ.- Phùng bắt gặp một cảnh đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “toàn bích”, một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.- Khắc hoạ cụ thể:+ Trời đầy mù từ biển bay vào, lác đác mấy hạt mưa.+ Mũi thuyền loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha chút hồng hồng của ánh nắng mặt trời.+ Vài bóng người lớn, trẻ con ngồi im phăng phắc trên mũi thuyền.+ tất cả cảnh vật được nhìn qua mắt lưới của tấm lưới vó.+ ánh sáng, đường nét đều hài hoà.Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì?Hãy cho biết những suy nghĩ của em về phát hiện ấy?Chiếc thuyền ngoài xaChiếc thuyền ngoài xatranh mực tàu- Giá trị của cái đẹp:+ Cái đẹp chính là đạo đức.+ Tâm hồn người nghệ sĩ như được thanh lọc, trở nên trong ngần hơn.=> Cảnh đẹp một cách toàn diện: cả về sự vật và giá trị. Một cái đẹp tuyệt đối, thánh thiện.b. Phát hiện thứ hai: hiện thực đầy nghịch lí xuất hiện từ bên trong chiếc thuyền ngoài xa.- Phùng tận mắt chứng kiến :+ Từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra một cặp vợ chồng: một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một người đàn ông thô kệch dữ dằn.+ Người chồng đánh vợ như một phương cách giải toả những uất ức, khổ đau. Người vợ nhẫn nhục, cam chịu.=> đây là hiện thực nghiệt ngã đằng sau cái đẹp toàn thiện mà người nghệ sĩ vừa chứng kiến.- Phản ứng của người nghệ sĩ: vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới.Phát hiện thứ haicủa người nghệ sĩ là gì?So với phát hiện thứ nhất, phát hiệnthứ hai nói lên điều gì?Phản ứng của người nghệ sĩ đã gợi cho em điều gì?* Hai phát hiện của người nghệ sĩ có ý nghĩa sâu sắc:- Cuộc đời còn nhiều góc khuất, nhiều nghịch lí không phải bao giờ cũng dễ nhận ra, nó rất gần, rất thật mà đôi khi con người phải biết chấp nhận.- Góc nhìn của người nghệ sĩ: nếu nhìn từ xa, từ bên ngoài sẽ không thể hiểu được sự thật về cuộc sống, về thân phận con người. Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc sống trong mối quan hệ đa chiều.- Nghệ thuật chỉ có giá trị khi gắn liền với cuộc sống, đi sâu vào bên trong cuộc sống và cảm thông cùng thân phận con người, đó mới là vẻ đẹp thực sự của nghệ thuật. - Mỗi con người cần có hành động cụ thể và thiết thực để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.xin chân thành cảm ơn thầy cô và các em!

File đính kèm:

  • pptPhong. chiec thuyen ngoai xa.ppt
  • wmvCTNX-2.wmv
  • wmvCTNX-3.wmv
  • wmvVideo NMC.wmv