Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 73: Tiếng Việt: Thực hành về hàm ý

 a. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

- Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

- Lời đáp đó thừa thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

- Cách trả lời của A phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

b. Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, thì đoạn trích trên, A Phủ đã chú ý vi phạm phương châm về lượng( lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?

 

ppt18 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 73: Tiếng Việt: Thực hành về hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GIÁO VIÊN : PHAN VĂN THẮNG CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CƠ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP!TỔ VĂN- SỬ- GDCDTRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊMTIẾNG VIỆT, TIẾT 73THỰC HÀNH VỀ HÀM ÝNgữ Văn 12MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Củng cố và nâng cao những kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ2. Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý, kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM HÀM Ý II. THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý1. Ngữ liệu 12. Ngữ liệu 23. Ngữ liệu 34. Ngữ liệu 4 III. CỦNG CỐ, DẶN DÒI. ÔN LẠI KHÁI NIỆM HÀM ÝHàm ý là gì? Để hiểu được hàm ý ta cần dựa vào các yếu tố nào?1. Hàm ý là nội dung ý nghĩ mà người nói muốn truyền đến người nghe nhưng không trực tiếp nói ra.2. Muốn hiểu được nghĩa hàm ý, ta phải căn cứ vào các yếu tố:+ Ngữ cảnh.+ Nghĩa tường minh.+ Phương châm hội thoại.II. THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý- 4 tổ thực hành xét bốn ngữ liệu sau:+ Tổ 1: Ngữ liệu 1+ Tổ 2: Ngữ liệu 2+ Tổ 3: Ngữ liệu 3+ Tổ 4: Ngữ liệu 41. Ngữ liệu 1 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. ( Ca dao)TỔLời nói của nhân vật trữ tình trong bài ca dao chủ ý vi phạm điều gì trong giao tiếp? Hàm ý của câu ca dao trên là gì? 2. Ngữ liệu 2 Xem ví dụ 1 trong SGK (trang 79) và trả lời các câu hỏi sau: a. Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì: Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi? Lời đáp đó thừa thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi? Cách trả lời của A phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?b. Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở THCS, thì đoạn trích trên, A Phủ đã chú ý vi phạm phương châm về lượng( lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?TỔTỔ3. Ngữ liệu 3Xem ví dụ 2 trong SGK (trang 80), xem thêm đoạn phim sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:TỔa. Câu nói của Bá Kiến “ Tôi không phải là cái kho” có hàm ý gì? Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức( cần nói rõ ràng rành mạch) không?c. Ơû lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa ( được nói rõ) ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào?b. Ơû lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những dạng câu hỏi. Những câu đó thực hiện hành động gì? Chúng có hàm ý như thế nào?Để nói một câu có hàm ý, người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất CSử dụng các hành động nói gián tiếp .AChủ ý vi phạm phương châm về lượng giao tiếp ( nói thừa lượng tin cần thiết hoặc nói thiếu lượng thông tin so với yêu cầu của cuộc giao tiếp). BChủ ý vi phạm phương châm cách thức ( nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch). DTuỳ ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.TỔ4. Ngữ liệu 41. Ngữ liệu 1 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. ( Ca dao) Giả sử : A = Chạch đẻ ngọn đaSáo đẻ dưới nước B = Ta lấy mìnhTheo ngữ liệu 1, ta có : A bao giờ BNếu điều kiện A xảy ra thì điều kiện B cũng sẽ xảy ra, ngược lại nếu điều kiện A không xảy ra, không tồn tại thì điều kiện B cũng không xảy ra, không tồn tại.Nhân vật trữ tình chủ ý vi phạm:- Phương châm về lượng:+ Thừa thông tin: Chạch đẻ ngọn đa; Sáo đẻ dưới nước.+ Thiếu thông tin cần thiết tại thời điểm nói.- Phương châm cách thức: không nói rõ ràng, rành mạch mà vòng vo, mập mờ.- Hàm ý: 1. Ngữ liệu 1 Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. ( Ca dao)+ Lý thuyết: A có thể xảy ra B xảy ra( Ta sẽ lấy được mình).+ Thực tế: các điều kiện của A ( Chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước) là nghịch lý, không thuận lẽ tự nhiên , điều đó có nghĩa là A không thể xảy ra, không tồn tại B sẽ không xảy ra, không tồn tại ( Ta sẽ không bao giờ lấy được mình ). - Bài ca dao là lời than thân trách phận của nhân vật trữ tình  đây là bi kịch của tình yêu đôi lứa. 2. Ngữ liệu 2 Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:- Lời của A Phủ thiếu thông tin về lượng: + Thiếu : Mấy con  đáng lẽ phải trả lời mất một con bò+ Thừa : Về lấy súng bắn hổ, hổ này to lắm  không hỏi về hổ+ Hàm ý:  Công nhận bò mất ( nhận lỗi)  Yù định lấy công chuộc tội  Con hổ có giá trị hơn con bòb. Lời A Phủ vi phạm phương châm về lượng tin: thiếu lượng thông tin cần thiết, thừa lượng tin so với yêu cầu trong câu hỏi Pá Tra ( Công nhận việc mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội).3. Ngữ liệu 3 a. Câu nói của Bá Kiến “ Tôi không phải là cái kho” có hàm ý là: “Tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh- Chí Phèo”  Đây là hàm ý nên không rõ ràng, rành mạch.b. Ơû lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những dạng câu hỏi: “Chí phèo đấy hở?”; “Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm gì mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?” Câu hỏi của Bá Kiến không nhằm mục đích hỏi mà:+ Hô gọi, hướng đến người nghe ( Lượt lời 1)+ Cảnh báo, sai khiến ( Lượt lời 2)  đuổi và khẳng định phải làm lấy mà sống, không được bám lấy người ta mãi thế ( hàm ý).3. Ngữ liệu 3 c. Ơû lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình ( “Tao không đến đây xin năm hào”; “Tao đã bảo là tao không đòi tiền”), Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời thứ 3: “Tao muốn làm người lương thiện”. Lượt 1 và 2, của Chí Phèo không đảm bảo:+ Phương châm về lượng: thiếu lượng tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói.+ Phương châm cách thức: nói không rõ ràng.Để nói một câu có hàm ý, người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất CSử dụng các hành động nói gián tiếp .AChủ ý vi phạm phương châm về lượng giao tiếp ( nói thừa lượng tin cần thiết hoặc nói thiếu lượng thông tin so với yêu cầu của cuộc giao tiếp). BChủ ý vi phạm phương châm cách thức ( nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch). DTuỳ ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.4. Ngữ liệu 4Đáp án DIII. CỦNG CỐ, DẶN DÒ1. CỦNG CỐ Để có một câu hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một ( hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng các hành động nói gián tiếp (chủ ý vi phạm phương châm về lượng: nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phương châm quan hệ: đi chệch đề tài giao tiếp; chủ ý vi phạm cách thức: nói vòng vo không rõ ràng, rành mạch).2. DẶN DÒ Về nhà xem lại nội dung bài học, tìm thêm các ví dụ có chứa hàm ý. Soạn bài mới: Đọc thêm: “Mùa lá rụng trong vườn” ( trích- Ma Văn Kháng); “Một người Hà Nội” ( Nguyễn Khải).XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ TẤT CẢ CÁC EM HỌC SINH XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI

File đính kèm:

  • pptthuc_hanh_ve_ham_y.ppt