Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 78: Làm văn: Rèn luyện kỹ năng mở bài - Kết bài trong bài văn nghị luận

• Cách viết phần mở bài.

 Tìm hiểu các phần mở bài sau đây và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giaỉ thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh (chị) ?

Đề bài:

 Bình luận ý kiến sau đây của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận . Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy’’

 

 

ppt28 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 78: Làm văn: Rèn luyện kỹ năng mở bài - Kết bài trong bài văn nghị luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Tiết 78. Làm vănRèn luyện kỹ năng mở bài - kết bài trong bài văn nghị luậnI. Ôn tập và củng cố kiến thức Mở bài và kết bài có vai trò, nhiệm vụ như thế nào trong bài văn nghị luận? Giới thiệu vấn đề Giới hạn vấn đề Tạo tâm thế cảm xúc Vai trò quyết định thành công của bài văn.Mở bàiTổng kết nâng caoGợi mở hướng nghiên cứu tiếpLà điểm nhấn, tạo cảm xúc, dư âm Kết bàiVậy có những cách mở bài và kết bài như thế nào?Trực tiếpGián tiếp Mở bài Kết bàiTóm tắt và nhận xét nội dung phần trướcKhái quátnội dung và kêu gọihành độngKhái quát nội dungvà đặtcâu hỏigợi suy nghĩ Tình cảmKhái quátnội dungmở rộng và nâng caovấn đềII. Luyện tập Cách viết phần mở bài. Tìm hiểu các phần mở bài sau đây và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Giaỉ thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh (chị) ?Đề bài: Bình luận ý kiến sau đây của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận . Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy’’ Mở bài1. Thời thanh niên, Bác Hồ rất thích câu “ Lập thân tối hạ thị văn chương” Cứu dân, cứu nước là mục đích cao cả một đời của Bác nên Bác dành hết tâm huyết vào đó. Người không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Tuy vậy,Bác lại hiểu rất sâu sắc về vai trò văn chương đối với xã hội lịch sử. Người đánh giá công cụ của nó như một thứ vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù và là phương tiện có nhiều lợi thế để tuyên truyền cách mạng. Trong bức thư gửi cho các hoạ sỹ(1951) Bác khẳng định: “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận . Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Câu nói trên đây đã thâu tóm đầy đủ bản chất xã hội , vai trò của văn học nghệ thuật, đồng thời chỉ ra chỗ đứng của văn nghệ sỹ trong thời đại mới. (Gs. Lê Trí Viễn) Mở bài 2: Chủ tich Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình yêu nước, quê ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình cách mạng, do nhiệm vụ yêu cầu cùng với tài năng nghệ thuật sẵn có, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loaị khác nhau như văn chính luận, truyện và ký, thơ ca ngoài ra Người còn viết nhiều loại thư gửi như: Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường (1945), Thư trung thu gửi các cháu nhi đồng (Tháng 9-1951). Đặc biệt bức thư Bác gửi cho các hoạ sỹ năm 1951 ở đó Bác khẳng định “ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Bài làm của học sinh) Nhận xét: + Vấn đề nghị luận: “Vai trò nhiệm vụ của văn học nghệ thuật và chỗ đứng của văn nghệ sỹ trong thời đại mới” + Cách mở bài(1), phù hợp với yêu cầu của đề bài vì nêu bật được vấn đề nghị luận. Dẫn dắt tự nhiên tạo được sự hấp dẫn.Cách mở bài (2) chưa đạt yêu cầu vì còn mắc lỗi: + Thông tin thừa + Bắt đầu từ phạm vi quá rộng + Không nêu rõ được vấn đề cần trình bàyBài tập số 2 Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận ở các mở bài dưới đây? cho biết tính hấp dẫn của chúng? + Mở bài 1( SGK)-Tr 113.(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập) + Mở bài 2: ( Chất chính luận trong Tuyên ngôn Độc lập) Trong lịch sử văn học Việt Nam, người ta thường nhắc đến hai tác phẩm vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn chương mẫu mực, đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, áng thiên cổ hùng văn của thế kỷ XV và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, bản hùng ca của thế kỷ XX. Nếu Bình Ngô đại cáo là lời tuyên bố độc lập khi đất nước sạch bóng quân thù, khi nền độc lập được mở ra muôn thủa . Thì Tuyên ngôn Độc lập lại ra đời trong hoàn cảnh nền độc lập đang bị đe doạ nghiêm trọng. Chính bối cảnh lịch sử đó đã chi phối cách viết của Hồ Chí Minh: Người đã dành một phần lớn nội dung để đưa ra những lý lẽ, những lập luận để chặn đường quay trở lại của thực dân Pháp. Và điều này cũng giải thích vì sao chất chính luận lại trở thành một đặc điểm quan trọng bậc nhất của Tuyên ngôn Độc lập. ( Thẩm bình tác phẩm ngữ văn 12-NXBGD)Nhận xét các cách mở bài: Mở bài (1) Nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của những bản Tuyên ngôn nổi tiếng) Mở bài( 2) Nêu vấn đề bằng cách so sánh đối chiếu đối tượng đang được trình bày từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày-> Cả 2 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn, và sự chú ý của người đọc vào vấn đề nghị luận. Vậy phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản? Yêu cầu của mở bài Thông báo Ngắn gọn chính xác vấn đề nghị luậnHướng người đọc, (nghe) vào nội dungmột cách tự nhiênGợi hứng thú với vấn đềđược trình bày 2. Cách viết phần kết bài.Bài tập số 1:( H/s chuẩn bị ở nhà) Hãy trình bày những kết bài của anh (Chị) khi “Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh” kết bài đó có phù hợp với vấn đề nghị luận không? Giải thích vắn tắt lý do lựa chọn của anh (chị)?Bài tập số 2: Những phần kết bài sau đây đã nêu được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? + Kết bài 1: Bài tập2 ( phần1)- SGK-tr115 (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập) + Kết bài 2: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Kết thúc bài văn bàn về lòng yêu nước - Tuyển tập văn chính luận Hồ Chí Minh)Nhận xét:Kết bài (1) theo kiểu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày “Nước Việt Nam độc lập’’ liên hệ mở rộng để làm rõ khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: “ Toàn thể ấy”- Kết bài (2) kết theo hướng khái quát nội dung và kêu gọi hành động “ Tinh thần yêu nước như một thứ” kêu gọi “ Bổn phận.đem ra trưng bày”.Hãy cho biết những yêu cầu đối với phần kết bài trong quá trình tạo lập văn bản? yêu cầu kết bàiThông báo kết thúcVấn đềĐánh giá khái quátkhía cạnh nổi bậtGợi liênTưởng rộng hơn, sâu hơnBài tập số 3( Bài tập nhóm) Trình bày cách viết mở bài và kết bài cho đề bài sau đây: Cảm nhận của anh (Chị) về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.Cho biết mở bài và kết bài đó được triển khai theo cách nào? Hiệu quả của nó? III. Hướng dẫn tự học : Hoàn thành sơ đồ sau. Các dạngMở bài Kết bài Trực tiếpGián tiếpTóm tắt nhận xét nội dung phần trướcKhái quát nội dung, kêu gọi hành độngKhái quát nội dung và đặt câu hỏi Khái quát nội dung mở rộng và nâng caoVăn bản Yêu cầuMở bài Thông báo ngắn gọn chính xácVấn đề trìnhBàyHướng ngườiđọc vào nội dung một cách tự nhiênGợi hứng thú Với vấn đề trình bàyThông báoKết thúcVấn đềĐánh giáKhái quátkhía cạnh nổi bậtGợi liên tưởng rộng hơn sâu hơnKết bàiVăn bảnDặn dò: Học bài và làm bài tập số 2( SGK- TR116)Chuẩn bị: Tiêt 80 Chiếc thuyền ngoài xa. (Nguyễn Minh Châu) Xin trân trọng cảm ơn . Nội dung tích hợp:1: Phần cách viết mở bài: * Từ phần mở bài (1) (2) của Bài tập số 1 nhấn mạnh sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của lãnh tụ tới đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.Quan điểm của Bác trong quá trình sáng tác văn học.Kêu gọi tinh thần đấu tranh của người nghệ sỹ. * Từ phần mở bài (1)(2) của Bài tập số 2 ta nhận thức được tầm nhìn xa trông rộng,trí tuệ sáng suốt của Hồ Chí Minh- Văn chính luận của Bác đanh thép hùng hồn văn phong chặt chẽ trong sáng vẻ đẹp trí tuệ , tài năng. Nội dung tích hợp2. Phần cách viết kết bài * Qua 2 kết bài của Bài tập số 1 học sinh chuẩn bị phân tích bài “Chiều tối” thấy được tình yêu cuộc sống, tình nhân ái bao la của Bác với nhân loại cần lao. Chất thép, chất tình luôn toả sáng trong tâm hồn người chiến sỹ- thi sỹ.* Qua 2 kết bài của Bài tập số 2 nhận thấy văn phong của Bác chặt chẽ, cách diễn đạt khéo léo, tinh tế, trí tuệ. Hết lòng vì sự nghiệp của đất nước và nhân dân.

File đính kèm:

  • pptMo_bai.ppt