Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết dạy số: 23, 24: Tây tiến

III/ Phân tích :

1. Nhớ con đường hành quân gian khổ:

 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

* Mở đầu bài thơ là một câu cảm cùng với cụm từ “nhớ chơi vơi” – ( một nỗi nhớ không hình, không ảnh, không cân đong đo đếm được; nó lâng lâng mà sâu nặng vô cùng)

 Hai câu thơ là một nỗi nhớ thiết tha, mênh mang, rợn ngợp trong tâm hồn nhà thơ về mảnh đất và con người Tây Bắc.

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết dạy số: 23, 24: Tây tiến, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÂY TIẾN ( Quang Dũng )Tiết 23-24- Gỉang văn	Quang Dũng  và đồng đội-Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.-Quê ở Đan Phượng, Hà Tây.-Quang Dũng tham gia quân đội từ năm 1947 và là đại đội Trưởng của đoàn quân Tây Tiến.Quang Dũng là một nhà thơ đa tài,( làm thơ, viết văn, vẽ tranh).-Tác phẩm tiêu biểu:Rừng biển quê hương( 1957)Đường lên Châu Thuận (1964)Mây đầu ô.(1986 )A/ Tác giảQuang Dũng( 1921-1988)I/Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác :1. Xuất xứ : - “Tây Tiến” là một bài thơ in trong tập thơ “Mây đầu ô” của Quang Dũng xuất bản năm 1986.B/ Tác phẩm 2. Hoàn cảnh sáng tác : -Tây Tiến là đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt –Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.- Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng ( từ vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam đến Thượng Lào) .-Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ : thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội.Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.-Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52.Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng viết ở Phù Lưu Chanh khi ông nhớ về đơn vị cũ. II/ Bố cục: Có thể chia bài thơ làm 4 phần:- Phần 1: Nhớ con đường hành quân gian khổ.- Phần 2: Nhớ những kỷ niệm khó quên.- Phần 3: Nhớ về đoàn quân Tây Tiến.- Phần 4 : Kết lại một nỗi nhớ . III/ Phân tích : 1. Nhớ con đường hành quân gian khổ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.* Mở đầu bài thơ là một câu cảm cùng với cụm từ “nhớ chơi vơi” – ( một nỗi nhớ không hình, không ảnh, không cân đong đo đếm được; nó lâng lâng mà sâu nặng vô cùng) Hai câu thơ là một nỗi nhớ thiết tha, mênh mang, rợn ngợp trong tâm hồn nhà thơ về mảnh đất và con người Tây Bắc. SÔNG MÃ XA RỒI * Nỗi nhớ “Tây Tiến” của nhà thơ gắn liền với nỗi nhớ về núi rừng trùng điệp, bạt ngàn, hoang vu, khắc nghiệt và dữ dội nơi biên giới với những :- Tên làng, tên bản cùng với những địa danh của một vùng đất vừa xa lạ- vừ gần gũi và khó quên: Sài Khao, Mường Lát; Mường Hịch, Pha Luông, Mai Châu- Những con đường từng ghi dấu chân của chiến sĩ Tây Tiến với: + “ dốc lên khúc khuỷuthăm thẳm” + “Heo hút cồn mây” + “Ngàn thước lên caoxuống”Con đường hành quân của người lính Tây Tiến*Bằng cách dùng nghệ thuật liệt kê ( liệt kê một loạt địa danh), kết hợp với cách dùng nhiều từ láy gợi hình ( khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), nghệ thuật phối thanh độc đáo ( tần số thanh trắc xuất hiện nhiều  gợi sự khúc khuỷu, gập gềnh của con đường hành quân)=> Đoạn thơ là những cảm xúc chân thành và gắn bó của nhà thơ về một miền rừng núi hùng vĩ, nên thơ nhưng dữ dội - hiểm trở .Chiều chiều oai linh thác gầm thét2. Nhớ những kỷ niệm khó quên (8 câu tiếp)Cạnh nét phác hoạ gân guốc về một Tây Bắc hùng vĩ là những nét mềm về một Tây Bắc thơ mộng.-Cái thực và cái ảo đan cài, dệt nên đêm liên hoan lửa trại đầy cuốn hút chốn biên cương: + hội đuốc hoa +em xiêm áo  +Khèn lên ..e ấp  Tình cảm gắn bó giữa bộ đội và nhân dân trong những lần dừng chân nghỉ lại giữa chặng đường hành quân - chiến đấuHình ảnh, âm thanh đẹp, chan hoà, tình tứ-Từ đêm lửa trại, nhà thơ đột ngột chuyển cảnh về một miền sông nước Tây Bắc đầy chất thơ : Châu mộc chiều sương hồn lau nẻo bến bờ dáng ngườiđộc mộc hoa đong đưaBằng bút pháp chấm phá tinh tế  cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc như được phủ lên một màn sương huyền thoại đầy chất hoạ và chất thơ. 3. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến ( 8 câu tiếp )Trên cái nề hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc, người lính xuất hiện với một tầm vóc bi tráng khác thường : - Về diện mạo: + không mọc tóc+ Quân xanh màu lá.. gợi tả sự tột cùng cơ cực, lại vừa lẫm liệt kiêu hùng ( dữ oai hùm) Ngôn ngữ tạo hình-Về chí khí phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Lý tưởng của thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” .-Về tâm hồn : hào hoa, lãng mạn với “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” .- Sự hy sinh của những người lính đau thương nhưng tôn nghiêm ,hùng tráng:+Áo bào thay chiếu/ cách dùng từ Hán Việt để nói đến sự hy sinh của đồng đội bằng một tình cảm yêu thương, tôn vinh, trân trọng.+ “Sông Mã gầm lên”/ sự hy sinh của người lính được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng –âm thanh của dòng sông như một khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ dữ dội, bi hùng giữa thiên nhiên bát ngát.* Tóm lại, tám câu thơ là một nỗi nhớ da diết , sâu lắng của nhà thơ về chân dung của một đoàn quân Tây Tiến : gian khổ- đau thương nhưng hào hùng và lãng mạn, đậm chất anh hùng ca. 4. Lời thề son sắt : (4 câu cuối)-Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ và kết lại như một nốt láy của nỗi nhớ - một điệp khúc nhớ thương của nhà thơ.+ Cách đối lập giữa khoảng cách của không gian với sự gắn bó khăng khít của lòng người (đường lên thăm thẳm><hồn về Sầm Nứa ).+ Âm điệu đoạn thơ vừa tha thiết vừa mạnh mẽ vang lên như lời thề khẳng định tình cảm- tấm lòng – ý chí của nhà thơ và cũng là của chiến sĩ Tây Tiến.III/ Tổng kết -Cảm hứng lãng mạng và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi của bài thơ.-Bài thơ như một bức tranh, một bản nhạc về khung cảnh hùng vĩ - mỹ lệ của núi rừng Tây Bắc.- Đồng thời bằng nỗi nhớ của mình, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài về hình ảnh của những người chiến sĩ một thời “Quyết tử cho Tổ quốc sinh”. 

File đính kèm:

  • pptTay_tien_Quang_Dung.ppt