Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Đọc văn: Đất nước

*/ Đọc 12 dòng thơ đầu, sự xuất hiện của nhân vật Tôi:

 + “Tôi nhớ những ngày thu đã xa”

 + “Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi”

 Gợi mở cho chúng ta hướng cảm thụ:

Mạch thơ từ hiện tại -trở về quá khứ- trở về hiện tại

Tác giả đã lấy bản thân ra làm đối tượng để phân tích, trực tiếp thể hiện những chuyển biến trong tình cảm của mình.

 

ppt31 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết: Đọc văn: Đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Mời các bạn đón xem một số hình ảnh	Về cuộc kháng chiến chống thực dân 	 	Pháp của nhân dân ta 1946-1955Về cuộc kháng chiến chống thực dân 	 	Pháp của nhân dân ta	Tại Pắc Bó , Hồ chủ Tịch trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, nơi đây cũng là một trong những căn cứ địa vững chắc của cuôc kháng chiến chống Pháp Ngày19-12-1946, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Hà Nội Ngày 20-12-1946, Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi Toàn quốc 	kháng chiến “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”	Bác Hồ tự mình nêu gương và kêu gọi toàn dân 	 tự túc sản xuất để kháng chiến lâu dàiHàng ngàn làng chiến đấu được xây dựngHậu phương hăng hái tiếp lửa cho tiền tuyến giết giặcVới các chiến sĩ gang thép như thế này, Quân đội nhân dân Việt Nam càng đánh càng mạnhChiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 Bác Hồ với chiến dịch Biên giới thu đông 	1950 Chiến thắng Biên giới thu đông1950Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toànĐọc văn: ĐẤT NƯỚC Nguyễn Đình ThiA/ Tìm hiểu chung:1- Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1922-2003) quê Hà Nội. -Giữ nhiều trọng trách lớn trong Hội nhà văn Việt Nam. - Đa tài trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, phê bình. 2- Tác phẩm: - Sáng tác trong khoảng thời gian dài: Từ 1948- 1955. */ Đọc 12 dòng thơ đầu và nhận xét về cách xưng hô của chủ thể trữ tình, so sánh hình ảnh mùa thu Hà Nội với hình ảnh mùa thu trong kháng chiến có gì khác nhau, qua đó xác định những chuyển biến trong tình cảm của tác giả? B/ Hướng dẫn đọc bài */ Đọc 8 dòng thơ tiếp theo và nhận xét về cách xưng hô của chủ thể trữ tình có gì khác với cách xưng hô ở 12 dòng thơ trên? Em nhận thấy gì đằng sau cách xưng hô đó?- Ở khổ 5, một số từ được lặp lại, các hình ảnh nối tiếp các hình ảnh có tác dụng tạo nhịp điệu của câu thơ như thế nào? Em thấy gì sau nhịp điệu ấy?-Ở khổ 6 sự phối hợp câu thơ ngắn với câu thơ dài tạo cho giọng điệu câu thơ như thế nào? Hãy nêu tác dụng của cách viết như vậy?*/ 4 khổ thơ tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ nào để thể hiện đât nước đau thương trong chiến tranh và gương mặt con người kiên cường bất khất? */ 3 khổ cuối những hình ảnh thơ nào đã thể hiện đất nước gian lao trong kháng chiến và chói ngời trong chiến thắng Định hướng bài học như sau: + bài thơ được giới thiệu trong hai tiết ( 32+ 33). Tiết 1: Dừng lại ở “ những buổi 	 ngày xưa vọng nói về”. Tiết 2: Học tiếp phần còn lạiC/ Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ*/ Đọc 12 dòng thơ đầu, sự xuất hiện của nhân vật Tôi: + “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” + “Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi” Gợi mở cho chúng ta hướng cảm thụ:+ Mạch thơ từ hiện tại -trở về quá khứ- trở về hiện tại + Tác giả đã lấy bản thân ra làm đối tượng để phân tích, trực tiếp thể hiện những chuyển biến trong tình cảm của mình. . */ Lí do khiến nhà thơ “nhớ những ngày thu đã xa”: sáng mùa thu năm nay giống sáng mùa thu năm xưa, có gió mùa thu nhẹ thổi , trời mùa thu trong xanh, hương cốm mùa thu ngọt lành */ Đó là những ngày thu Hà Nội bắt đầu tham gia kháng chiến:a/ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa.” - Các cụm từ: “ Chớm lạnh” “ Xao xác hơi may”Gợi tả buổi sáng mùa thu có khí thu se lạnh, gió thu nhẹ thổi, trời thu thanh cao trong sáng . Kết hợp các cụm từ chỉ không gian “Trong lòng Hà Nội”( Sáng chớm lạnh/ trong lòng Hà Nội) - “Những phố dài”( Những phố dài/ Xao xác hơi may)Làm cho bức tranh thu trở nên tĩnh lặng, cái tĩnh lặng thấm sâu vào cảnh vật , vào phố phường và lòng người. Cảm giác thấy rõ nét những chuyển động mơ hồ nhất( chớm lạnh),mong manh nhất( xao xác hơi may) của mùa thu. -Nghệ thuật đảo ngữ “xao xác/ hơi may” **Bức tranh mùa thu đẹp , tĩnh lặng và đượm một nỗi buồn xao xuyến bâng khuâng Gợi tả cảnh thu tuyệt đẹp có màu sắc, đó là màu vàng rất gợi cảm của nắng và của lá mùa thu rơi đầy trên phố vắng.Gợi tả nét thu buồn lặng lẽ, mơ hồ, bâng khuâng trải dài trên phố vắng.- Hình ảnh “nắng, lá rơi đầy”- Hình ảnh “Người ra đi” “Đầu không ngoảnh lại”Tư thế đầy quyết tâm, dứt khoát được bộc lộ trong dáng vẻ bên ngoài Thực chất tâm trạng: đang nén lòng, dằn lòng sợ sự lưu luyến bịn dịn, sợ những tình cảm riêng tư làm chùn bước người đi.- Câu thứ 4 khắc hoạ rõ hơn tâm trạng của người đi: Cảm nhận thấy rõ nét cái xao động của nắng, gió, của lá rơi bên thềm vắng.Nhịp thơ2/2/3 tạo khoảng ngập ngừng cần thiết diễn tả tâm trạng lưu luyến vướng vấn âm thầm của người đi. Dường như nỗi buồn đọng lại trên khoảnh khắc “nắng lá rơi đầy.”** Trong bức tranh thu đẹp có bức chân dung tự hoạ của tác giả: Đó là người thanh niên trí thức Hà Nội dời thủ đô thân yêu để đi kháng chiến nhưng giữa lí trí và tình cảm chưa hoà quyện với nhau. Lí trí thì quyết tâm, dứt khoát nhưng tình cảm đầy lưu luyến bịn dịn bâng khuâng . b/ “Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi” + Khác về không gian, cảnh vật, lòng người. +“đứng vui nghe”- đứng giữa đất trời tự do, lòng tràn ngập niềm vui phấn chấn, xốn xang, lắng nghe mọi âm thanh vui tươi tiếng cười nói thiết tha. + Sử dụng nhiều từ láy, nhiều thanh trắc âm vực cao tạo nhịp thơ sôi nổi, hồ hởiđặc biệt là dùng hình ảnh nhân hoá “trời thu thay áo mới” thể hiện tình cảm và cái nhìn có sự thay đổi, cái tôi của nhà thơ đã hoà đồng và tìm thấy niềm vui giữa mọi người. -Lí do “đứng vui nghe” vì “ Mùa thu nay khác rồi”c/ Trời xanh núi rừng “đây là của chúng ta” */Chủ thể trữ tình: “Tôi” được thay bằng “của chúng ta”, từ cái riêng tư cá nhân, thay thế bằng cái chung, từ cụ thể nâng lên thành khái quát, thể hiện những biến chuyển trong nhận thức của nhà thơ về đất nước.*/ Tự hào vì được làm chủ đất nước- Điệp ngữ :+ Đây là + Của chúng taTạo cho câu thơ có giọng khẳng định rắn chắc, vang lên đĩnh đạc đàng hoàng, thể hiện niềm tự hào của người được làm chủ, được tự do giữa Đất Trời Tạo nhạc điệu rộn ràng, âm hưởng khoáng đạt, lời thơ trải dài( chứ không ngập ngừng lưu luyến như khổ trên), thể hiện niềm vui bất tận của con người được sở hữu tất cả . + NHững cánh đồng thơm mát + Những ngả đường bát ngát + Những dòng sông đỏ nặng phù sa -Các hình ảnh thơ nối tiếp các hình ảnh: * Tự hào về đất nước trong truyền thống lịch sử. -Ba từ : “nước chúng ta’’ ngắt riêng một dòng phối hợp với những câu thơ dài tạo cho giọng điệu câu thơ trầm lắng trang nghiêm, thiêng liêng, đồng thời đây cũng là tiếng nói bên trong, thể hiện những suy tưởng về đất nước trong chièu dài lịch sử.- Niềm tự hào về Nước anh hùng sản sinh những thế hệ người Việt Nam anh hùng.- Niềm tự hào về Đất anh hùng lưu giữ và truyền lại cho muôn đời sau ngọn lửa anh hùng. - Nghệ thuật nhân hoá thể hiện sự suy tưởng, khái quát cao về truyền thống và mối quan hệ giữa truyền thống với hiện tại. Tiếng nói của lịch sử cha ông là điểm tựa cho đất nước hôm nay. **Tóm lại: -Từ việc lấy bản thân làm đối tượng phân tích, trực tiếp thể hiện những biến chuyển trong tình cảm của mình về đất nước trong kháng chiến, đến việc thể hiện về đất nước trong niềm tự hào làm chủ, tự hào về truyền thống lịch sử, nhà thơ thể hiện quá trình nhận đường của người trí thức từ chỗ yêu nước chung chung đến chỗ ý thức rõ ràng, đúng đắn sâu sắc về đất nước. -Mạch thơ có xu hướng đi từ cụ thể nâng lên thành khái quát và suy tưởng về bề rộng và bề sâu đất nước.

File đính kèm:

  • pptBai_giang_Dat_Nuoc_NDT.ppt